10 Sai lầm các CEO thường mắc phải trong cách quản lý nhân sự

Nhà quản lý tài năng là người có tài năng lãnh đạo và được cấp dưới, nhân viên của mình tôn trọng, yêu mến. Những sai lầm trong quá trình quản lý có thể dẫn đến mất đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp cũng như làm giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến vận hàng của đơn vị. Để tránh những sai lầm trong cách quản lý nhân sự, nhà lãnh đạo cần chú ý tránh những lỗi sau đây.

1. Thiếu thời gian thấu hiểu nhân viên

Một trong những sai lầm trong cách quản lý nhân sự mà lãnh đạo thường gặp phải chính là không thấu hiểu nhân viên, cấp dưới của mình. Nhà quản lý không thể trở thành nhà tư tấn, nhà trị liệu hay bác sĩ tâm lý cho nhân viên của mình. Tuy nhiên bạn nên dành chút thời gian quan sát tới những thay đổi, mỏi mệt của nhân viên. Từ đó, nhà quản trị kịp thời trao đổi, chia sẻ và thúc đẩy nhân viên dù là lý do công việc chung hay cá nhân.

Nhà quản trị thường không dành thời gian quan tâm, thấu hiểu nhân viên của mình

Nhà quản trị thường không dành thời gian quan tâm, thấu hiểu nhân viên của mình

Đây chính là cách để rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên với cấp dưới, tạo ra môi trường làm việc cởi mở và thoải mái trong doanh nghiệp. Từ đó, người nhân viên cảm thấy được trân trọng, quan tâm và muốn cống hiến dài lâu với doanh nghiệp. Chia sẻ và thấu hiểu những suy nghĩ của nhân viên còn giúp nhà quản lý phát hiện ra nhân viên của mình đang gặp vấn đề ở đâu, có khó khăn gì.

2. Không đưa ra định hướng rõ ràng

Không đưa ra định hướng cũng là sai lầm thường thấy trong cách quản lý nhân sự của nhiều lãnh đạo. Nhà quản lý cần đặt ra các mục tiêu, định hướng và chiến lược công việc cụ thể cho nhân viên và cấp dưới của mình. Công việc cần được triển khai theo quy trình và lộ trình nhất định nhằm tối ưu thời gian làm việctăng năng suất nhân viên. Nhà quản lý có thể giao việc cho nhân viên của mình theo ngày, tuần, tháng hoặc theo quý và giám sát để đảm bảo họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Ngoài ra, khi mọi nhiệm vụ đều được đặt ngang hàng nhau, nhân viên sẽ không biết nên thực hiện dự án hay công việc nào trước. Điều này cũng dẫn đến việc nhân viên không tìm ra được mục tiêu và động lực làm việc. Nhà lãnh đạo cần đặt ra các nhiệm vụ, chỉ tiêu KPI cụ thể dựa trên năng lực thực tế của nhân viên và giám sát chúng đi đúng hướng.

Tuy nhiên, trong phạm vi kỳ vọng, nếu bạn quá cứng nhắc hoặc quá linh hoạt, nhân viên sẽ thiếu phương hướng khi báo cáo. Bạn cần cân bằng khi dẫn dắt nhân viên. Từ đó, bạn định hướng mà không ra lệnh, phủ định hoặc loại bỏ việc trao quyền cho nhân viên. Đây mới là cách quản lý nhân sự phù hợp với thời đại hiện nay.

3. Không tin tưởng nhân viên của mình

Tín nhiệm chính là yếu tố quan trọng mà lãnh đạo cần đặt vào nhân viên cấp dưới của mình. Có rất nhiều chủ doanh nghiệp thất bại trong cách quản lý nhân sự chỉ vì không tin tưởng và đội ngũ nhân viên của mình. Nhà lãnh đạo cần đặt niềm tin và biểu thị cho nhân viên của mình thấy được sự kỳ vọng của bạn vào nhân viên. Không động lực nào to lớn hơn được cấp trên tin tưởng, giao phó công việc, niềm tin tạo nên sức mạnh. Chúng chính là đòn bẩy để nhân viên nỗ lực và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4. Không lắng nghe và coi trọng ý kiến của nhân viên

Cách quản lý nhân sự thiếu hiệu quả là không lắng nghe ý kiến của họ

Cách quản lý nhân sự thiếu hiệu quả là không lắng nghe ý kiến của họ

Một trong những kỹ năng mà nhà điều hành doanh nghiệp cần có chính là lắng nghe và thấu hiểu. Đây cũng là một trong những sai lầm thường gặp trong cách quản lý nhân sự tại nhiều đơn vị. Hay lắng nghe thật công tâm ý kiến, đóng góp từ phía nhân viên. Dù ý kiến đó chưa phù hợp thì nó cũng thể hiện thành ý của nhân viên về việc muốn nâng cao chất lượng.

Khi nhân viên mắc sai làm, thay vì nổi nóng hay chê trách bạn nên chỉ ra các điểm thiếu sót trong sáng kiến hoặc hành động đó. Hãy cho họ thêm hướng giải quyết và khắc phục vấn đề.

Việc lắng nghe thể hiện nhà quản lý quan tâm và tôn trọng ý kiến từ nhân viên, đây cũng là cách để cấp trên công nhận những giá trị mà nhân viên đó mang đến. Chỉ khi nhân viên cảm thấy mình được lắng nghe và tôn trọng họ mới sẵn sàng đóng góp ý kiến cho những dự án tiếp theo. Không những thế việc lắng nghe cũng giúp bạn nhận ra cấp dưới của mình đang gặp vấn đề ở đâu, họ có thực sự hiểu vấn đề hay đủ năng lực để tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp hay không.

5. Phủ nhận sáng kiến của nhân viên

Phủ nhận sáng kiến của nhân viên không phải là cách quản lý nhân sự khôn khéo. Có rất nhiều quản lý vì lo ngại sáng kiến của nhân viên sẽ được ban lãnh đạo đánh giá cao nên ra sức phủ nhận chúng. Họ lo ngại nhân viên đó sẽ ảnh hưởng và cạnh tranh đến chiếc ghế, vị trí mà họ đang ngồi. Điều này chỉ khiến hình ảnh nhà quản lý của bạn trở nên méo mó và xấu xí trong mắt các nhân viên cấp dưới. Thay vào đó nhà quản lý phải là người phát hiện và nâng đỡ để cấp dưới của mình, phát triển và thăng tiến, hướng tới lợi ích chung của doanh nghiệp.

6. Cho rằng các vấn đề sẽ tự biến mất

 Cho rằng các vấn đề sẽ tự biến mất

Cho rằng các vấn đề sẽ tự biến mất

Các nhà quản lý có thói quen hy vọng rằng một vấn đề không thoải mái, xung đột hoặc bất đồng của nhân viên sẽ tự biến mất. Chỉ cần họ không kích động hoặc cố gắng giải quyết nó. Bạn có tin không? Đây chính là lầm tưởng lớn trong cách quản lý nhân sự đấy!

Các vấn đề, đặc biệt là giữa mọi người, sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nó sẽ được giải quyết khi có một yếu tố nào đó trong mối quan hệ đó thay đổi. Người quản lý cần chủ động can thiệp hoặc đảm bảo đã đào tạo họ kỹ năng cần thiết giải quyết vấn đề. Các xung đột giữa nhân viên sẽ tác động xấu tới không khi làm việc chung và giảm năng suất.

7. Trở thành bạn bè với đội ngũ nhân viên

Có nhiều nhà quản lý lựa chọn trở thành bạn bè với nhân viên trong cách quản lý nhân sự của mình. Tuy nhiên bạn cần suy nghĩ thật kỹ. Bạn hoàn toàn có thể phát triển mối quan hệ gần gũi, ấm áp, thân tình với nhân viên. Nhưng khi tách bạch mối quan hệ bạn bè với quan hệ công việc thì thực sự khó khăn đó.

Bạn bè gặp gỡ nhau, trò chuyện, phàn nàn về công việc, về sếp. Chắc chắn, không có chỗ cho nhà quản lý trong những câu chuyện như thế này rồi phải không?

8. Thiếu minh bạch khi truyền tải thông tin

Giao tiếp tốt nhất là giao tiếp minh bạch. Chắc chắn, trong doanh nghiệp có nhiều thông tin bí mật không được công bố rộng rãi. Ở vị trí quản lý, có thể bạn được yêu cầu giữ kín thông tin nhất định trong một thời gian. Đó có thể là thời điểm trước khi ra mắt sản phẩm mới hay tung ra thị trường một chiến dịch đặc biệt. Nhưng ngoài những dịp hiếm hoi này, hãy chia sẻ những gì bạn biết.

Cảm giác được trở thành thành viên của công ty là mục tiêu của hầu hết nhân viên. Việc biết đầy đủ thông tin về các hoạt động của công ty mang đến cho học cảm giác an toàn và được tin tưởng.

Ngoài ra, khi nhân viên có bất kỳ phản hồi, đề xuất về công việc, hãy xem xét và thực hiện. Nếu đề xuất chưa thực sự hợp lý, hãy thẳng thắn trao đổi, cho họ biết rõ lý do và cho họ cơ hội điều chỉnh, thực hiện ý tưởng của mình. Trong cách quản lý nhân sự, nhà quản trị tuyệt đối không nên lờ đi bất kỳ ý kiến nào của nhân viên vì cho rằng họ đang không hiểu gì về định hướng của công ty.

9. Không công bằng với tất cả các nhân viên

Thiếu công bằng với đội ngũ nhân viên của mình

Thiếu công bằng với đội ngũ nhân viên của mình

Nhà quản lý có thể không cần đối xử với tất cả các nhân viên với thái độ niềm nở hay thân thiết như nhau. Trên thực tế có nhiều nhân viên làm tốt công việc hoặc hợp “gu” thường thân thiết hơn với cấp trên. Đối với các nhân viên mà mình cảm thấy ưng ý bạn có thể ưu ái và dùng thái độ tùy theo cảm xúc của bạn. Tuy nhiên nhà quản lý tuyệt đối không được thiên vị hay dùng thái độ thù ghét với nhân viên. Đây là một sai lầm khá phổ biến trong cách quản lý nhân sự mà nhiều lãnh đạo gặp phải. Điều này sẽ gây nên mất đoàn kết nội bộ, khiến nhân viên khó xử ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung.

10. Đổ lỗi cho nhân viên

Sai lầm cuối cùng nhà lãnh đạo thường gặp phải chính là đổ lỗi cho nhân viên của mình. Thay vì đứng ra chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo, nhiều quản lý gạt hết mọi lỗi lầm lên nhân viên hay cấp dưới của mình. Lúc này, hình ảnh của bạn thực sự xấu xí trong mắt nhân viên.

Trên thực tế dù nhân viên mắc sai lầm thì một phần lỗi vẫn ở cách quản lý của cấp trên. Chính vì vậy vào lúc này, đầu tiên nhà quản lý cần đứng ra nhận trách nhiệm sau đó mới họp bộ phận để cải thiện tình hình. Cách quản lý nhân sự cũng thể hiện năng lực dùng người, kỹ năng quản lý và phát triển nguồn nhân lực của nhà quản trị. Ngày nay, để nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự, tăng mức độ hài lòng và thời gian gắn bó của nhân viên, nhà quản trị có thể áp dụng công nghệ. Các giải pháp quản lý nhân sự hoặc các phần mềm quản lý đánh giá nhân viên sẽ giúp hoạt động nhân sự hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Chúc các nhà quản trị ngày càng nâng cao năng lực quản lý để trở thành người thuyền trưởng mạnh mẽ được tin tưởng và yêu mến.

* Nguồn: Fastwork.vn