Zalo Và Hành Trình Giữ Vững Vị Trí Siêu Ứng Dụng Của Người Việt

Sau 8 năm kể từ ngày ra mắt bảng Beta đầu tiên (8/2012), Zalo đã từng bước trở thành một trong những Mạng Xã Hội đầu tiên của Made In Vietnam, đủ tầm và lực để đấu chọi với hàng trăm Siêu ứng dụng nước ngoài khác. Hành trình Zalo trong thị trường Việt Nam đã và đang để lại nhiều bài học đắt giá cho App Marketers ngày này. Hôm nay mình xin chia sẻ tìm hiểu về Zalo App, siêu ứng dụng Made in Vietnam.

Zalo và hành trình 8 năm trong thị trường OTT Việt Nam

Zalo ra mắt công chúng phiên bản Open Beta vào tháng 8/2012. Sau 4 tháng thử nghiệm Zalo đã đưa ra phiên bản chính thức. Zalo được VNG đăng ký hoạt động trên hình thức ứng dụng OTT – ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí ( trước đó đã có sự góp mặt của Viber, Line,…).

Tháng 1/2014, VNG công bố đạt 7 triệu người dùng chỉ xếp thứ 2 tại thị trường trong nước, sau Viber – tốc độ phát triển được xem là khá ấn tượng vào thời điểm đó với một sản phẩm công nghệ made Việt Nam.

Dù sanh sau đẻ muộn nhưng Zalo lại thực sự không có nhiều điểm nổi bật so với các ứng dụng OTT cùng thời, thậm chí còn thua xa ở nhiều mặt. Mặc dù vậy, sự ổn định chính là ưu điểm của Zalo. 3G ở thị trường Việt vẫn chưa đạt được mức sử dụng 1 cách tối ưu vì thế nhu cầu về 1 ứng dụng nhắn tin ổn mà không đòi hỏi đường truyền cao là rất cần thiết. Cũng từ đó mà Zalo nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng.

Thừa thắng xông lên, Zalo liên tục làm mới mình, các bản cập nhật xuất hiện cải thiện hiệu năng, bổ sung tính năng mới, cùng với đó là sự tìm tòi học hỏi và lắng nghe người dùng của nhà phát hành với tiêu chí đưa Zalo trở thành ứng dụng OTT thuần Việt tốt nhất dành cho người Việt.

Thành công sau 8 năm nỗ lực

Theo những số liệu do chính VNG công bố, ứng dụng nhắn tin, nghe gọi miễn phí Zalo hiện vượt mốc 30 triệu người dùng và có hơn 400 triệu tin nhắn. Và hiện tại Zalo đã trở thành Mạng xã hội phổ biến thứ 2 tại Việt Nam.

Đến Nay, theo công bố của VNG hiện ứng dụng đã đạt trên 100 triệu người dùng tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc,… Zalo đang là “mạng Xã hội” phổ biến thứ 2 tại Việt Nam sau facebook ( theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông).

Việc một sản phẩm công nghệ Việt giữ vững được phong độ và phát triển mạnh mẽ là cả một quá trình nỗ lực không ngừng. Quyết tâm và sự đầu tư chất xám của đội ngũ quản lý VNG trước sự đổ bộ của hàng loạt ứng dụng thuộc sở hữu của các ông lớn trong ngành như Viber, facebook, youtube,… Khi mà hàng chục đối thủ OTT trong nước đang dần biến mất hoặc “sống thoi thóp” thì Zalo vẫn hiển nhiên sống tốt hay thậm chí phát triển vượt bậc.

Ứng dụng Zalo của người Việt

Ứng dụng Zalo của người Việt

Zalo và tầm nhìn vươn tới trở thành Siêu Ứng Dụng.

Zalo giờ đây dường như còn đang mon men ấp ủ giất mơ trở thành “siêu ứng dụng” như những Grab, Go-jek hay Now. Nơi mà chỉ cần trên 1 ứng dụng bạn cả có thể làm mọi thứ như mua sắm, đặc thức ăn, thanh toán, tra cứu thông tin, thậm chí là chuyển tiền hay tạo gian hàng và bán hàng online,…

Mặc dù tham vọng “siêu ứng dụng” Zalo phát triển mạnh mẽ gần như là cả một hệ sinh thái đa dạng, nhưng trong các công bố hay chia sẻ trước truyền thông, lãnh đạo VNG luôn khẳn định Zalo là một OTT. Từ khi ra đời đến nay, Zalo vẫn là một OTT và sẻ luôn đi theo mô hình OTT. Theo một số tìm hiểu vì hiện tại Việt Nam vẫn có chính sách quản lý đối với OTT nên việc phát triển, sáng tạo trên Zalo do đó cũng tự do và thoải mái hơn.

Bằng cách tích hợp các thế mạnh về game của mình trước khi chuyển đổi thành siêu ứng dụng Zalo, hay cụ thể là nhà phát hành VNG tinh tế lôi kéo được rất nhiều người dùng mới dán mác game thủ để chuẩn bị tung ra các tính năng như Zalo pay, Zalo shop và gần đây là Zalo food.

Một siêu ứng dụng được xem là ứng dụng mạnh mẽ, tích hợp nhiều chức năng và tính năng, từ mạng xã hội, thương mại điện tử đến giao hàng, dịch vụ tài chính. Tất cả những yếu tố trên đều hiện diện trên Zalo đặt biệt là ví điện từ Zalo Pay đang là lợi thế rất lớn của Zalo do được rất người người dùng ủng hộ.

Sức mạnh của Zalo không đến từ khả năng gọi vốn”thần thánh” như Grab hay chiến lược truyền thông mạnh mẽ như Go-jek. Nó là một “ván bài” đến từ sự tin tưởng của cộng đồng người dùng mà “mạng xã hội” này có được sau 7 năm hoạt động.

Thách thức của Zalo khi chuyển mình trở thành Publishers như Facebook, Google đã làm

Được một số chuyên gia trong ngành Marketing nhận định Zalo hiện là một mảnh đất tiềm năng trong mảng Digital về một số ngành hàng nhất định. Tuy nhiên, một điểm yếu chí mạng của Zalo là giao diện người dùng không thể tối ưu hóa được trải nghiệm khách hàng nên vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư chú ý. Việc nộp đơn xin cấp phép chính thức thở thành mạng xã hội của Zalo mở ra cơ hội lớn cho những người làm marketing khi mà ứng dụng có khả năng sẻ hoạt động trên đa nền hay cụ thể là trên nền tảng website.

Tuy nhiên, câu chuyện cổ tích của làng công nghệ Việt được viết lên từ Zalo. Thành công hôm nay của Zalo cho mọi người biết rằng, ứng dụng Việt không thua kém gì so với các sản phẩm ngoại quốc. Thậm chí Zalo còn tốt hơn, phù hợp với người Việt hơn và hoàn toàn miễn phí các tính năng. Người dùng hiện không còn xem việc tải ứng dụng của nhà phát triển trong nước chỉ mang tính chất ủng hộ, mà với Zalo nó thực sự là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của số động người dùng smartphone Việt.