Marketer SR Fashion Business School
SR Fashion Business School

Style Republik Fashion Media and Education Company

Fashion marketing: 8 cách sử dụng các công cụ số để gia tăng doanh số bán hàng

Trong thị trường kinh doanh thời trang nhộn nhịp như hiện nay, làm sao để khách hàng chọn mua sản phẩm từ thương hiệu của bạn là một bài toán khó. Một trong những cách phổ biến nhất để gia tăng nhận diện thương hiệu, cũng như thúc đẩy doanh số, khiến thương hiệu được yêu thích là quảng bá trên mạng xã hội. Một chiến lược tiếp thị hiệu quả của người làm fashion marketing sẽ giúp thương hiệu của bạn được yêu thích hơn.

Tiếp thị kỹ thuật số trong ngành thời trang giúp cho sản phẩm của bạn tiếp cận được khách hàng, giúp họ nhận thức được thương hiệu, sẵn sàng mua sắm và thậm chí họ còn giới thiệu với bạn bè, người thân sản phẩm của bạn. Sau đây là 8 cách sử dụng công cụ digital để tiếp thị trong lĩnh vực thời trang mà những ai làm fashion marketing cũng cần phải biết.

1. Định vị lại đối tượng khách hàng trong Facebook ads để tăng tỉ lệ chuyển đổi trò chuyện

Nhiều khách hàng không sẵn lòng mua sản phẩm ở lần đầu tiên khi thấy quảng hiện hay khi họ truy cập vào website mua sắm. Việc thiết lập quảng cáo hiển thị lại với những đối tượng này, trong lúc họ đang phân vân sẽ giúp mang lại hiệu quả bán hàng cao hơn.

Với Facebook, bạn có thể vào mục Custom Audiences, chọn Lookalike Audiences để tùy chỉnh. Nếu họ còn đang cân nhắc, thì thời điểm thích hợp nhất để “nhắc” họ, là khoản một tuần sau, bạn có thể chỉnh quảng cáo đi kèm một mức giảm giá để thúc đẩy hành vi mua sắm. Thêm vào đó, đối tượng đang phân vân chưa thanh toán hàng trong giỏ cũng là khách hàng tiềm năng, hãy gửi họ một email kèm hình thức ưu đãi họ để thúc đẩy họ nhanh chóng “chốt đơn” nhé! Để khuyến khích khách hàng chủ động để lại email, Topshop giảm giá 10% đơn hàng đầu tiên trên website khi đăng kí nhận bản tin (newsletter) của họ.

2. Chạy khuyến mãi trong dịp lễ để tăng doanh số và thu hút sự chú ý của khách hàng

Tùy vào thời điểm trong năm, bạn có thể tạo nên nhiều chương trình ưu đãi cho khách. Như vào mùa Giáng sinh, hãy bổ sung vào chiến lược fashion marketing của bạn email marketing với tiêu đề nhấn mạnh ưu đãi hấp dẫn. Ví dụ, tạo nên email nhắc khách hàng rằng trong vòng 12 ngày tới sẽ có ưu đãi với một số sản phẩm nhất định. Ngày một là ưu đãi cho giày dép, ngày hai cho váy áo, v.v… Để khuyến khích khách hàng “rủ rê” thêm bạn bè, người thân, bạn có thể thêm hình thức ưu đãi khi mua chung hay mua nhiều sản phẩm cùng lúc.

Dịp cuối năm cũng là lúc hay diễn ra tiệc tùng, phái đẹp có nhiều cơ hội hơn để diện những bộ đầm lộng lẫy, bạn có thể làm chương trình giới thiệu những chiếc váy với mức giá “dễ chịu” dành cho các quý cô.

Vào mùa Hè, trang phục đi biển là không thể thiếu. Bạn có thể tạo chương trình ưu đãi hay quà tặng kèm, quà tặng có thể là kính mát, dép đi biển, mũ nón, túi cói hay kem chống nắng, khăn choàng… hoặc quà tặng đặc biệt cho đơn hàng trên 1 triệu. Khách hàng thường hạnh phúc khi nhận được quà tặng và mỗi khi sử dụng họ thường nghĩ tới thương hiệu. Đặc biệt, các chương trình fashion marketing này nên được đăng tải trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram và website của bạn.

3. Cho những lời khuyên về cách mặc hay cách phối đồ của thương hiệu bạn

Đừng chỉ chăm chăm bán sản phẩm, đưa ra những lời khuyên về cách phối trang phục sao cho độc đáo cũng giúp khách hàng thường xuyên tương tác với các trang của bạn nhiều hơn. Lâu dần, điều này giúp thương hiệu được nhớ đến nếu bạn xây dựng nội dung đặc sắc, hấp dẫn và có cá tính riêng. Đặc biệt, việc tư vấn ăn mặc với trang phục của bạn còn giúp khách hàng đỡ bối rối trong việc chọn lựa. Một số khách có thể phân vân không biết món đồ này nên phối thế nào, nên diện ra sao khi mua sản phẩm. Việc nhìn thấy mẫu diện trang phục giúp “thuyết phục” họ tốt hơn.

Cùng một món đồ “đinh” của thương hiệu, bạn có thể hướng dẫn cách diện vào 4 mùa, cách diện vào những dịp đặc biệt hay là trong các chuyến đi. Đừng quên áp dụng cách kể chuyện thật “lôi cuốn” trên website của bạn để khách hàng nhớ đến.

4. Áp dụng chương trình giveaway để lan tỏa thương hiệu

Một trong những cách “kích thích” tương tác trên mạng xã hội được áp dụng nhiều nhất là chương trình “giveaway”. Hãy chọn một món hàng thật hấp dẫn của thương hiệu bạn, tặng cho những ai tương tác như like, share, tag bạn bè để được nhận quà. Đừng quên chọn hashtag thật thú vị để lan tỏa chương trình. Đây là cách dễ gia tăng lượng người follow nhất!

5. Làm việc với các influencers để tiếp cận khách hàng mới

Thông qua các influencers/ vlogger/ blogger, thương hiệu của bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần làm việc với influencers để tạo nên nội dung phù hợp với campaign quảng cáo của thương hiệu. Với influencers được yêu mến nhiều về phong cách, việc họ diện trang phục của thương hiệu bạn có thể thúc đẩy doanh số nhiều hơn.

Tuy nhiên, việc chọn đúng influencers phù hợp với hình ảnh thương hiệu cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, nếu influencers bạn chọn xảy ra scandal hình ảnh thương hiệu bạn cũng có thể bị ảnh hưởng theo. Sâu hơn nữa, thương hiệu có thể chọn hợp tác với các nhân vật có ảnh hưởng trong giới thời trang/ nghệ thuật để ra mắt bộ sưu tập hợp tác. Tuy nhiên, để quá trình hợp tác được diễn ra suôn sẻ cũng như mang tính chuyên nghiệp, đôi bên cần có hợp đồng với khoản thỏa thuận thật cụ thể, nhất là với vấn đề sử dụng hình ảnh của influencers cho việc quảng bá.

Tham khảo: Thiết lập nội dung quảng cáo hiệu quả với influencer marketing

6. Tạo nên các gợi ý mua sắm quà tặng

Đôi khi khách hàng cần lý do để mua sắm và các dịp lễ trong năm như Ngày của Mẹ, Ngày của Cha, Lễ tình yêu, Kỷ niệm ngày cưới… là những dịp thích hợp. Bạn có thể tạo nên các combo quà tặng thích hợp, kèm theo tấm thiệp xinh xắn. Tốt nhất là nên có một mục quà tặng trên website của bạn. Và để quảng bá cho các chương trình, đừng quên email marketing và quảng cáo trên Facebook cùng Instagram.

7. Tạo ra một cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn

Khuyến khích khán giả chia sẻ nội dung dựa trên các giá trị thương hiệu của bạn để thúc đẩy sự tương tác và củng cố những giá trị đó.

Ví dụ: bạn có thể tổ chức một cuộc thi trên Facebook và Instagram, nơi bạn yêu cầu cộng đồng của mình chia sẻ ảnh về điều gì đó mà thương hiệu của bạn tin tưởng. Under Armour gần đây đã chạy một chiến dịch với Gisele Bündchen (và những phụ nữ khác), nơi họ sử dụng hashtag bắt đầu bằng #IWILLWHATIWANT để chia sẻ điều mà thương hiệu tin tưởng và cộng đồng của họ cũng có thể tham gia.

8. Gửi lời chúc mừng nhân dịp sinh nhật để gia tăng lòng trung thành

Nhiều thương hiệu tìm cách để gia tăng khách hàng mới, nhưng lại quên “chăm sóc” cho khách hàng cũ để gia tăng lòng trung thành với thương hiệu. Khách hàng sẽ thích thú nếu họ nhận được card sinh nhật kèm theo mã giảm giá trong ngày sinh của mình.

Bạn cũng có thể email thông báo/ inbox thông báo cho khách khi chương trình sale sắp diễn ra hay thương hiệu ra mắt sản phẩm mới với ưu đãi dành riêng cho khách. Hãy để kênh bán hàng online và offline có thể hỗ trợ cho nhau, như sử dụng mạng xã hội để gia tăng lượng khách đến với cửa hàng.

Trên đây là 8 cách mà người làm fashion marketing có thể áp dụng cho thương hiệu của mình. Bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị thời trang, tham khảo khóa học Fashion Marketing & Communications – Trở Thành Chiến Lược Gia Thời Trang tại SRFBS.

Khóa học với giáo trình chuyên sâu, tập trung vào tất cả những kiến thức và kỹ năng cần có, từ hiểu biết tổng quan về fashion marketing, nghiên cứu & dự đoán xu hướng thời trang, quản lý và tổ chức sự kiện thời trang, các phương thức quảng bá & truyền thông thời trang (mạng xã hội, thương mại điện tử, báo chí, influencers, dự án hợp tác với những ngành CN khác như phim ảnh, giải trí, làm đẹp…). Sau khóa học, học viên có khả năng thực hiện một chiến dịch quảng bá thời trang đồng bộ, nhất quán từ ý tưởng đến cách triển khai, giúp hình ảnh thương hiệu phủ sóng rộng rãi và để lại ấn tượng sâu sắc đến khách hàng thời trang tiềm năng.