Hybrid Apps Và Native Apps - Đâu Là Sự Lựa Chọn Phù Hợp?

Chức năng của Hybrid apps vẫn kết hợp các công nghệ như HTML, CSS, JavaScript với công nghệ mới (mobile) để tạo ra sản phẩm giúp giảm thiểu nguồn tài nguyên cho app developers. Khi nhóm phát triển sản phẩm quyết định lựa chọn sẽ tích hợp công nghệ nào thì họ nên cân nhắc đến các vấn đề như kỹ thuật, operating systems,...Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cái nhìn tổng quan về hybrid apps, so sánh ứng dụng này với native apps để bạn có cái nhìn rõ hơn.

Hybrid application được hiểu như thế nào?

Hybrid app sử dụng một mã code duy nhất để ứng dụng tương thích với nhiều thiết bị (mobile hay website) và nền tảng (IOS hoặc Android). Những ứng dụng này sử dụng các ngôn ngữ lập trình, kết hợp với đoạn code để thể hiện nét đặc trưng của thiết bị như cảm biến, dữ liệu,... Tuy nhiên để hiểu hơn về hybrid app thì điều đầu tiên bạn cần nắm đó là native app là gì.

Native apps khác gì với Hybrid apps

Native app là ứng dụng được xây dựng cho thiết bị hoặc hệ điều hành cụ thể. Các điều này cần phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu cũng như API được quy định bởi SDK. Nếu bạn quyết định phát hành mobile app cho thiết bị của Google, sẽ không có bất kỳ đoạn code nào cũng như sử dụng API để chuyển các ứng dụng trên hệ điều hành IOS sang Android. Lý do là vì macOS, iOS cũng như các nền tảng hệ điều hành mà Apple xây dựng điều được thiết lập một cách chuyên biệt. Do đó, việc tạo ra hybrid app để hướng đến đến việc kết nối người dùng trên các hệ điều hành khác nhau.

Một số lợi ích Hybrid app đem lại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn nên xây dựng ứng dụng hybrid hơn là ứng dụng native. Có thể kể đến ưu điểm khi sử dụng hybrid app như:

1. Tốc độ nhanh hơn

Khả năng của hybrid app đó là đem lại một đoạn mã code chia sẻ trên đa dạng nền tảng, mang đến tốc độ phát triển nhanh hơn so với việc xây dựng ứng dụng trên một nền tảng. App developers cũng có thể sử dụng API được xác định rõ ràng để người dùng có thể thực hiện một số tính năng chung như đăng nhập, xác thực tài khoản hay thanh toán,...

2. Chi phí rẻ hơn

Các ứng dụng hybrid không chỉ rẻ hơn vì chúng được sử dụng nhanh, mà còn vì những app này được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình phổ biến. Tìm kiếm nhà phát triển cho native app sẽ khó khăn hơn vì cần lập trình bằng ngôn ngữ riêng, số lượng người có thể thực hiện điều này không nhiều, do đó chi phí sẽ cao hơn. Hybrid app cho phép phát triển ứng dụng dựa trên nhiều nền tảng với mức phí không quá lớn. Tuy nhiên, cần sở hữu một nhóm có kiến thức, chuyên môn tốt, nếu không thì sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong quá trình xây dựng app.

Cần cân nhắc nhiều yếu tố để quyết định lựa chọn Hybrid App hay Native App

Cần cân nhắc nhiều yếu tố để quyết định lựa chọn Hybrid App hay Native App

3. Sử dụng tốt hơn

Hybrid mobile app tốt hơn trong mọi trường hợp vì đôi lúc native app không thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Ví dụ, phiên bản đầu tiên của Instagram chỉ có sẵn trên iOS vì ứng dụng này chỉ tập trung vào tính năng iPhoneography - chụp ảnh bằng iPhone. Nhưng Instagram đã quyết định cung cấp một đoạn mã code chia sẻ để tiếp cận được nhiều người dùng hơn. Ứng dụng Hybrid sử dụng cấu hình và triển khai dưới dạng Progressive Web App (PWA), cho phép app tương thích trên nền tảng Web như Chrome, Safari, Firefox,...

Điểm hạn chế của Hybrid Apps

1. Đồ họa

Việc thực hiện các yếu tố về animations, đồ họa hay UI sẽ trở nên khó khăn hơn nếu bạn muốn chuyển hybrid app thành native app. Tuy ảnh động sẽ được hiển thị trong WebView và tích hợp cùng Hybrid apps, đoạn code ở ứng dụng hybrid sẽ chậm hơn nhiều. Điều này có nghĩa đồ họa và animation sẽ không đảm bảo chất lượng khi người dùng sử dụng. Do đó, có thể thấy vì sao mobile game lại được phát triển theo hướng native app hơn là hybrid app

2. Plugin và bug-in

Plugin giúp ứng dụng hoạt động trơn tru trên nhiều nền tảng thiết bị nhưng lại xảy ra vấn đề về mặt quy trình. Các plugin được tạo ra bởi bên thứ ba nên sẽ có một số tính năng không tương thích với plugin bạn mong muốn. Điều này vô tình tạo ra gánh nặng tài chính nếu app developer không viết lại đoạn code sau khi thay đổi plugin. Plugin tạo điều kiện cho việc sửa lỗi không mong muốn. Tuy nhiên, sẽ khó thực hiện debug hơn vì error codes không nhất quán.

3. Sản xuất bị giới hạn

Hybrid app nhìn chung không đem lại trải nghiệm người dùng tốt như native app. Đoạn code, plugin cần được biên dịch chính xác để các thiết bị hiểu được cách vận hành. Bước này làm chậm đáng kể tốc độ tải ứng dụng. Mặc dù nhược điểm này là bản chất của hybrid app nhưng nhiều người vẫn tìm cách khắc phục điểm hạn chế này. Quay lại ví dụ về Instagram, họ đã tối ưu thời gian tải ảnh một cách khá tốt. Khi người dùng post hình, họ có thể thêm chú thích và gắn tag. Khi hình ảnh sẵn sàng publish, những thông tin đó sẽ xuất hiện ngay lập tức.

Nói tóm lại, nếu doanh nghiệp của bạn quyết định xây dựng hybrid app hay phát triển native app thì nên lưu ý nhiều yếu tố trước khi thay đổi. Quyết định xem sự thay đổi đó có phải là điều tốt nhất hay không, nhưng cho dù bạn lựa chọn như thế nào thì người dùng luôn là yếu tố quan trọng nhất. Theo dõi hành trình user, cách họ tham gia vào ứng dụng cũng như giá trị mà họ đem lại là điều đặt lên hàng đầu.