Làm thế nào để lựa chọn KOL mang lại Performance tốt nhất?

“Mặc dù marketing không phải là tất cả, tuy nhiên, nó sẽ quyết định cách mà doanh nghiệp hoạt động như thế nào”, chính vì thế, vai trò của marketing từ trước đến nay chưa bao giờ bị xem nhẹ.

Chạy chiến dịch marketing với KOL đang là xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp, công ty lựa chọn bởi tính hiệu quả của nó. Vậy làm thế nào để chọn KOL hiệu quả?

1. KOL là gì?

Với nhiều người làm trong lĩnh vực quảng cáo, kinh doanh… thuật ngữ KOL-Key opinion leader không còn quá xa lạ với họ, mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ KOL là gì? Mục đích khi KOL xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo là gì?

KOL là gì? Tất tần tật các dạng KOL 2020

Khái niệm KOL được hiểu nôm na như một người hoặc nhóm người có tầm ảnh hưởng tương đối rộng trên cộng đồng mạng, họ thường được chia thành 3 nhóm chính: VIPs/Celebrities( người nổi tiếng), Professinal Influencer( người có sức ảnh hưởng) và Citizen Influencer( Những người trong cộng đồng mạng thường chia sẻ kinh nghiệm, có lượt like và follow tương đối cao).

Việc KOL xuất hiện trong các clip, video quảng cáo có sự ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và thị hiếu người tiêu dùng, tạo sức lan tỏa cho chính công ty, doanh nghiệp đấy. Những nhóm người này thường được nhiều người biết đến thông qua truyền thông, qua những bài viết có giá trị được chia sẻ trên các trang mạng cộng đồng có liên quan mật thiết đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

2. Chọn KOL gần gũi với khách hàng mục tiêu

Theo một báo cáo cách đây chừng 1 năm, có 3 mục đích chính khi các công ty thường hướng đến ngay khi họ quyết định kí hợp đồng với các KOL: Cải thiện sự ủng hộ của các khách hàng dành cho nhãn hiệu, tăng mức độ phủ song cũng như nhận diện thương hiệu, tiếp cận với khách hàng tiềm năng mới.

5 Chinese KOL Marketing Case Studies from 2018 | Jing Daily

Đây là những mục tiêu đúng đắn, góp phần thúc đẩy doanh thu cũng như củng cố vị thế của doanh nghiệp trong lòng người dùng trong thời đại công nghệ số hiện nay. Mặc dù vậy, không phải công ty nào cũng có thể áp dụng đúng các nguyên tắc khi dùng KOL.

Thách thức lớn nhất đối với các nhà tiếp thị đó là chọn nhân vật phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Nếu bạn dự định đầu tư một chiến dịch mang tầm cỡ, độ phủ sóng cao cũng như thời gian của mình cùng với các nhân vật có tầm ảnh hưởng thì hãy cân nhắc lựa chọn người phù hợp với thời đại kỹ thuật số.

Công ty cần làm một cuộc khảo sát, nghiên cứu khách hàng của mình xem họ đang theo dõi đối tượng nào nhiều nhất, thông qua kênh thông tin nào, họ tương tác với nhãn hiệu và với nhau ra sao… Mối bận tâm về sản phẩm, dịch vụ của họ là gì? Qua đó, doanh nghiệp cũng phần nào hình dung được người mà họ cần sẽ hoạt động trong lĩnh vực nào, mức độ nổi tiếng ra sao.

3. Chọn KOL phù hợp mới mục đích

Tùy thuộc vào mục đích cuối cùng của doanh nghiệp khi chọn KOL cho mà ta có thể cân nhắc giữa 3 đối tượng “Influencer” ở mục trên.

Với người nổi tiếng, họ thường được truyền thông săn đón, nhất cử nhất động của họ đều có tầm ảnh hưởng, những người này sẽ giúp công ty bạn tăng thêm giá trị sản phẩm, dịch vụ thông qua độ phủ sóng và khả năng tác động đến tâm lí người dùng cũng như sự uy tín của bản thân. Đây là những người phù hợp nhất cho vị trí đại sứ thương hiệu. Một lưu ý nhỏ là chi phí công ty phải bỏ ra sẽ tương đối lớn cũng như việc làm việc với họ về lâu dài cũng cần được xem xét.

Đối tượng tiếp theo chính là những người có sức ảnh hưởng, mặc dù độ nổi tiếng của họ không bằng VIPs trên, tuy nhiên họ gần gũi hơn, khả năng thay đổi định kiến, ý kiến tiêu dùng cũng dễ hơn, mức độ tương thích và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng tương đối tốt. Đây là nhóm người thường được nhắm tới khi chiến dịch cần độ liên quan cao.

Nhóm cuối cùng thường được xuất hiện trong các clip, video ở phần đánh giá, trải nghiệm về sản phẩm, khiến chiến dịch quảng cáo có vẻ thực tế, gần gũi, tạo độ liên kết với người dùng cao nhất.

Nổi bật nhất gần đây về KOL chia sẻ kinh nghiệm là các bạn sinh viên có độ nổi tiếng nhất định trong trường hoặc một tổ chức hoạt động hay chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch của mình trên các trang Facebook. Các hãng du lịch và các trang web về lĩnh vực này rất hay mời các nhân vật này để quảng bá cho dịch vụ của mình một cách tự nhiên. Ngoài ra còn đưa họ vào các video trải nghiệm nhằm mang lại hiệu quả truyền thông tốt hơn hẳn

Để đẩy mạnh hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, các nhà tiếp thị cần phải cân nhắc để đưa ra lựa chọn KOL tận dụng tối đa nguồn vốn bỏ ra.

4. Làm sao để đánh giá chất lượng KOL?

Chỉ nói suông thì chúng ta không thể đo lường hiệu quả của các KOL mang lại. Thường các KOL được đánh giá dựa trên 3 nguồn chính RPG:

KOL và nhãn hàng - mối quan hệ cần 'ông bầu' mát tay - TTDN

– Relevant: Đây là chỉ số đo lường độ viral, thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong từng lĩnh vực/ ngành hàng khác nhau. Mỗi Influencer có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn với tần suất hoạt động, chia sẻ thường xuyên sẽ có Relevance Score cao (trên 60%) và được xếp vào bảng xếp hạng của Influencer. Độ phù hợp này được đánh giá trên Audience của KOL và Brand cùng Content KOL xây dựng tại kênh của họ.

– Performance: Đây là chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng dựa trên content mà KOL đã chia sẻ và quảng bá. Một Influencer được coi là có tác động lớn đến khách hàng là những Influencer chia sẻ những nội dung thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đến từ phía doanh nghiệp.

– Growth: Không chỉ gói gọn vào những thông tin có sẵn về sản phẩm, các thương hiệu phải sáng tạo nội dung mới, cập nhật liên tục các xu hướng trên thị trường để có một kế hoạch Influencer Marketing hoàn hảo nhất. Qua đó, họ lựa chọn những KOL phù hợp với sản phẩm, có ảnh hưởng lớn đến đối tượng khách hàng họ nhắm đến để mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo.


5. Bảng xếp hạng KOL giúp ích gì cho doanh nghiệp?

Từ những kết quả trên bảng xếp hạng sẽ cho các doanh nghiệp cũng như KOL thấy được hiệu quả dựa trên nội dung mà họ đã cung cấp trên mạng xã hội.

Được phân chia theo từng lĩnh vực khác nhau, các KOL sẽ tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của họ và sức ảnh hưởng cũng không còn được đánh giá dựa trên số lượng người theo dõi mà dựa trên 3 Keys RPG. Điểm mạnh của bảng xếp hạng này là chúng ta có thể tập trung đánh giá KOL theo số liệu thông qua lĩnh vực họ quảng cáo. KOL nào có Performance (P) và Growth (G) càng cao, họ càng có cơ hội quảng bá lớn sánh ngang cùng Celeb về độ Viral. Từ đó, các doanh nghiệp cũng có cái nhìn khách quan hơn để chọn KOL phù hợp với sản phẩm, nâng cao thương hiệu và tăng trưởng bền vững.

Hơn nữa, đây là một bộ lọc trực quan nhất cho phía nhà cung cấp trong các chiến dịch Influencer Marketing. Bảng xếp hạng này sẽ được lấy từ Data của ACCESSTRADE khi KOL tham dự và chạy chiến dịch Affiliate – Đo đếm tracking độ hiệu quả khách quan nhất.

Khi một doanh nghiệp tham gia chương trình Influencer Marketing với ACCESSTRADE, doanh nghiệp sẽ có một nơi để lựa chọn các KOL chạy chiến dịch cho mình với những con số cụ thể nhất bao gồm các dữ liệu chi tiết ngắn hạn như launching sản phẩm mới, renew sản phẩm cũ,… và dài hạn như branding thương hiệu, nhắc nhở khách hàng nhớ tới thương hiệu.

Tổng kết

Một video clip giới thiệu về công ty cùng sự góp mặt diễn xuất của KOL quả thực rất lợi thế, tuy nhiên, làm sao để tối ưu nhất hiệu quả của nó cũng như xứng đáng với chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra thì lại là một bài toán không phải ai cũng có thể giải một cách dễ dàng.

Nguồn: ACCESSTRADE