Interactive Event – Bước tiến mới cho sự kiện quảng cáo thương hiệu

Theo nghiên cứu của Bizzabo (2017), 80% marketers khẳng định, sự kiện offline là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thành công của một chiến dịch quảng bá thương hiệu.

Thế nhưng, vấn đề chung của những người làm tổ chức sự kiện là làm sao để nghĩ ra được một concept sự kiện sáng tạo, khác lạ. Vào các dịp cao điểm như cuối năm, các sự kiện truyền thống thông thường sẽ nhanh chóng bị nhấn chìm, đặc biệt đối với những thương hiệu chưa đủ ngân sách cho những sự kiện quy mô lớn.

Đã đến lúc, marketers cần tìm kiếm những ý tưởng sự kiện mới mẻ để hoạt động quảng bá của thương hiệu trở nên nổi bật, độc nhất và thu hút nhiều sự chú ý. Tại Việt Nam, trong thời gian vừa rồi, một số thương hiệu đã đón đầu một xu hướng hoàn toàn mới mẻ và sáng tạo – Interactive Event

Interactive event outdoor – hình thức marketing mới lạ, độc đáo

Hiểu một cách đơn giản, interactive event là sự kiện có sử dụng công nghệ interactive (tương tác trực tiếp) để kết nối cảm xúc, tạo sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu, từ đó thúc đẩy hoạt động bán hàng.

Trên thế giới, đây là hình thức marketing sản phẩm và thương hiệu được rất nhiều nhãn hàng ưu chuộng. Từ những năm 2014, những ý tưởng interactive event đầu tiên đã xuất hiện trên thế giới. Sport Chek, đơn vị bán lẻ thiết bị thể thao lớn nhất Canada, đã dựng các billboard tích hợp ứng dụng công nghệ AI nhận diện và phân tích hành động người dùng tại điểm bán. Khi người dùng tương tác trực tiếp với billboard qua hành động cơ thể, hệ thống sẽ nhanh chóng gợi ý những sản phẩm thể thao hợp lý và tối ưu nhất. Theo báo cáo tài chính của nhãn hàng, doanh số tại hệ thống cửa hàng đã tăng hơn 50% sau 3 tháng chạy chiến dịch.

Còn tại Việt Nam, hành trình của interactive event cũng đã có những bước đi đầu tiên đầy ấn tượng. Hãng thời trang cho giới trẻ Bò sữa by BOO cũng từng “náo loạn” một góc phố đi bộ với trò chơi tương tác Bu Tưng Tưng.

Lotte cũng gây ấn tượng với Lotte Perfect Kick – trò chơi mà người tham gia có thể tương tác trực tiếp với trái bóng trên màn hình billboard, sau đó nhận voucher để tham gia chương trình sales. Trong dịp Trung thu 2020 vừa rồi, trò chơi tương tác tại sự kiện Điểm nhấn Trung thu Vincom cũng đã thu hút hơn 7000 lượt chơi, toàn bộ người chơi đều được nhận quà và voucher tương ứng với các mốc điểm cố định..

Ngoài ra, nhiều đơn vị cũng đầu tư vào các interactive historical wall (bức tường lịch sử tương tác) tại các sự kiện lớn, để tái hiện tại hành trình phát triển hoặc mô phỏng không gian với hình thức vô cùng bắt mắt, hiện đại. Ví dụ như interactive wall về lịch sử 10 năm phát triển của Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV).

Interactive event tại Việt Nam dù mới bước những bước đi đầu tiên, nhưng có thể khẳng định, đó là những bước đi đủ chắc chắn để các thương hiệu khác có thể tin tưởng và mạnh dạn thử nghiệm.

Có 3 lý do chính để ngay từ bây giờ, các marketers nên bắt đầu suy nghĩ về việc sử dụng interactive event cho các hoạt động quảng bá thương hiệu:

  • Trước tiên, nhãn hàng sẽ tự khẳng định vị thế tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động marketing.
  • Đây là hình thức mới để tối đa hóa trải nghiệm khách hàng, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi, thúc đẩy hoạt động bán hàng.
  • Các interactive event đều đã chứng tỏ hiệu quả đang ngạc nhiên trên tất cả các khía cạnh: tăng nhận diện thương hiệu, tăng gắn kết khách hàng, tăng hiệu quả bán hàng…

Bu Tưng Tưng – Một interactive event thành công vang dội

Hãy cùng nhìn vào một chiến dịch interactive cụ thể để hiểu rõ hơn về cách triển khai và những kết quả đạt được sau chiến dịch.

Bu Tưng Tưng là sự kiện hỗ trợ chiến dịch promotion cho hãng thời trang Bò sữa by BOO trong đợt ra mắt bộ sưu tập mới mang tên Busticker.

Điểm nổi bật nhất tại sự kiện là trò chơi tương tác có tên “Bu Tưng Tưng”. Người tham gia sẽ tương tác trực tiếp với màn hình điện tử bằng hành động của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Người chơi bước vào trước màn hình scan nhận diện khuôn mặt để khớp với nhân vật.
  • Sau đó, người chơi nhập vai nhân vật Bu Nhọ - dùng động tác “cúi và nhảy” để vượt qua các chướng ngại vật trên màn hình.
  • Người chơi sẽ được nhận voucher và các phần quà đến từ nhãn hàng Boo cho từng mốc high score.

Trên bề mặt, nhiều người sẽ nghĩ đây đơn thuần là một trò chơi tương tác thử thách vui vẻ. Nhưng các yếu tố liên quan đến nhãn hàng đã được gắn vào trò chơi một cách tinh tế để thực hiện mục đích cuối cùng là thúc đẩy hoạt động promotion. Nhân vật chính của trò chơi tương tác là Bu Nhọ, Bu Lỳ, và em gái Bu, đây cũng chính là hình minh họa của bộ sưu tập Busticker. Bằng cách này, người tham gia sẽ nhanh chóng quen thuộc với hình ảnh mới trên sản phẩm, từ đó khơi gợi niềm mong muốn được sở hữu trang phục có những nhân vật đó. Hơn nữa, qua việc tặng voucher và các phần quà cho người tham dự, trò chơi là một cách hiệu quả để điều hướng người tham gia đến cửa hàng chính, thúc đẩy hoạt động sales tại cửa hàng.

Là agency trực tiếp triển khai chiến dịch Bu Tưng Tưng, Bread N’ Tea đã hé lộ những kết quả rất đang chú ý sau chiến dịch. Chỉ trong 2 ngày, sự kiện thu hút 12000 người quan tâm, hơn 2000 người tham gia, chi phí trung bình cho mỗi lượt người tương tác chỉ bằng 1/7 so với các sự kiện promotion thông thường. Ấn tượng hơn, theo báo cáo của nhãn hàng, doanh thu tại cửa hàng đã tăng 250% chỉ sau 2 ngày diễn ra sự kiện.

Thành công của Interactive event đến từ đâu?

Các marketers sẽ đặt câu hỏi rằng: ý tưởng cho interactive event thú vị xuất phát từ đâu, và làm thế nào để đảm bảo sự thành công cho các chiến dịch như vậy.

Thứ nhất, một chiến dịch interactive event thành công sẽ đến từ sự thấu hiểu tâm lý và hành trình trải nghiệm của khách hàng. Ví dụ, các trò chơi tương tác như Bu Tưng Tưng thành công đến vậy dựa trên tâm lý thích trải nghiệm công nghệ mới, thích chinh phục các mức điểm cao hơn của giới trẻ. Trong quá trình nghiên cứu để thấu hiểu khách hàng, nhãn hàng cần trả lời được những câu hỏi:

  • Đối tượng hướng tới của sự kiện là ai? Nếu là người trung niên, cao tuổi, họ sẽ phù hợp với những hình thức interactive đơn giản, nhẹ nhàng, không yêu cầu tốc độ. Còn với giới trẻ, họ sẽ mong muốn được trải nghiệm những hình thức interactive dưới dạng trò chơi, có các mức điểm hoặc những phần quà để chinh phục…
  • Hành trình khách hàng tại sự kiện như thế nào? Marketers cần tưởng tượng rõ ràng lộ trình từ khi khách hàng nhìn thấy và bị thu hút bởi sự kiện, trực tiếp tham gia cho đến khi họ đã trải nghiệm xong. Việc hiểu rõ hành trình khách hàng sẽ giúp marketers tối đa hóa hiệu quả của từng điểm chạm khách hàng, từ đó tăng cường hiệu quả của các hoạt động promotion.

Thứ hai, với các interactive event, marketers cũng cần chú ý đến việc xây dựng và sắp xếp công nghệ interactive. Về mặt kỹ thuật, sau khá nhiều chiến dịch, Bread N’ Tea đã rút ra kinh nghiệm rằng, quá trình thử nghiệm công nghệ, phát hiện lỗi và chỉnh sửa càng dư dả thì hiệu quả của công nghệ interactive sẽ càng cao. Ngoài yếu tố kỹ thuật, nhãn hàng cũng cần chú ý đến việc xây dựng concept cho sự kiện. Concept cần đủ sáng tạo để nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người từ cái nhìn đầu tiên, vừa gắn liền với hình ảnh thương hiệu và phù hợp với thị hiếu của khách hàng mục tiêu.

Tóm lại, interactive event đã có những bước đi đầu tiên đầy ấn tượng tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ là xu hướng sự kiện quảng bá thương hiệu của tương lai. Đây sẽ là thời điểm vàng để các marketers nghiên cứu, bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức với những ý tưởng marketing đột phá mới.

Bread N’ Tea là agency tiên phong trong việc kết hợp công việc tương tác vào các sự kiện quảng cáo thương hiệu. Tham khảo thêm các ý tưởng sự kiện mới mẻ khác tại: https://event.breadntea.vn/