Chiến thuật Digital marketing - Bước đi quyết định cho chiến lược thương hiệu

Chiến thuật Digital marketing – Ngày nay khi ranh giới giữa Internet và cuộc sống thường nhật ngày càng xoá mờ, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến, đó cũng là thời điểm Digital Marketing lên ngôi.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing (hay còn được gọi là Tiếp thị kỹ thuật số) trong chiến lược thương hiệu là hình thức tiếp cận khách hàng mới trong thời đại 4.0 như hiện nay. Thay vì sử dụng các phương thức truyền thống như: tờ rơi, biển quảng cáo, standee… thì thương hiệu đang thích nghi với xu hướng mới thông qua mạng xã hội, thiết bị điện tử, kênh truyền thông trực tuyến.

Chiến thuật Digital marketing

Digital Marketing bao gồm các phương pháp phổ biến như: người có tầm ảnh hưởng (KOLs, Influencers), mạng xã hội (Social Media), phần mềm trí tuệ nhân tạo (Chatbots), Video Marketing, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), Blog Website…

Chiến thuật Digital Marketing đóng vai trò như thế nào trong chiến lược thương hiệu?

Có thể thấy, so với vài năm trước đây, khách hàng chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, giá thành thì hiện giờ, khách hàng lại yêu cầu nhiều hơn về giá trị tinh thần, cảm xúc. Dựa vào đó, quyết định chi trả sản phẩm cũng như trung thành cùng thương hiệu được đưa ra nhanh chóng, dứt khoát hơn. Digital Marketing ra đời để giải quyết vấn đề này.

Không chỉ chú trọng về gia tăng doanh số bán hàng, quảng cáo sản phẩm mà Digital Marketing hỗ trợ thương hiệu tuyệt đối về mặt truyền thông: cải thiện hình ảnh thương hiệu, định vị thương hiệu, mở rộng phương pháp tiếp cận khách hàng và đa dạng hoá nội dung cho thương hiệu.

Sau đây là một số lợi ích cụ thể mà Digital Marketing đem lại cho chiến lược thương hiệu:

1. Rút gọn khoảng cách thương hiệu và khách hàng

Chúng ta không thể bàn cãi về tốc độ lan truyền thông tin chóng mặt ở thời đại số hóa như hiện nay. Và đây cũng là điểm cộng lớn nhất dành cho Digital Marketing.

Nếu ngày trước, bạn phải trả phí rất nhiều cho việc quảng cáo ở các phương tiện truyền thông đại chúng thì giờ đây, mọi thứ dễ dàng và nhanh chóng khi thực hiện trên Internet. Từ việc kết hợp với người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu, quảng cáo nội dung trên Facebook Ads hay thông qua các chiến dịch, tất cả đều hỗ trợ đem thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, cải thiện mối quan hệ và tạo sợi dây liên kết liền mạch cho đôi bên.

2. Khẳng định vai trò của thương hiệu trên thị trường

Trên thị trường hiện nay, có hàng ngàn tên tuổi thương hiệu khác nhau, hoạt động chung một lĩnh vực, phục vụ chung dòng sản phẩm, dịch vụ. Vậy, câu hỏi lúc này là làm thế nào để khách hàng nhớ đến thương hiệu ngay lập tức mà không phải tên tuổi khác?

Theo phản xạ vô điều kiện, khi thương hiệu liên tục được lặp lại nhiều lần, vô hình chung nó sẽ đi sâu vào tiềm thức người tiêu dùng, kể cả khi họ có chủ động tiếp nhận thông tin hay không. Đó là lý do chúng ta cần Digital Marketing cho chiến lược thương hiệu.

Chiến thuật Digital marketing

Digital Marketing cho phép thương hiệu xuất hiện với tần suất vô cùng lớn trên các phương tiện truyền thông. Các quảng cáo liên tục nhắc nhở khách hàng về sự hiện diện của thương hiệu, dòng sản phẩm/dịch vụ thương hiệu cung cấp, tạo nhận thức từ từ và nhanh chóng kích hoạt được nhu cầu liên lạc của khách hàng khi cần thiết.

Tuy nhiên, điều này không hẳn Digital Marketing luôn tạo được hiệu ứng tốt như vậy mà tuỳ thuộc vào cách thương hiệu vận dụng Digital Marketing vào chiến lược như thế nào, nó sẽ quyết định cán cân trong cuộc chiến cạnh tranh về truyền thông này.

3. Khảo sát thị trường dễ dàng

Từ các công cụ của Digital Marketing, thương hiệu có thể quan sát được sự biến chuyển của thị trường, hoạt động của đối thủ và cả xu hướng của khách hàng.

Chiến thuật Digital marketing

Không chỉ với đối thủ, mà Digital Marketing còn giúp bạn hiển thị dữ liệu thực tế để đo đạc hiệu quả thương hiệu của mình. Ví dụ như với Google Analysis, bạn sẽ thống kê được dữ liệu về: lượt tiếp cận trên Social Media, lượt khách hàng đã nhấp vào link đăng ký trên website, thời gian trung bình người dùng ở lại trên kênh của bạn… . Với cái nhìn tổng quát từ bên ngoài thị trường và bên trong thương hiệu, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược thương hiệu.

4. Đa dạng hoá nội dung và phương thức truyền thông

Trước kia, việc sáng tạo nội dung đơn giản dựa trên các thành tố sản phẩm, chức năng, lợi ích thì ngày nay, các thương hiệu được thỏa sức sáng tạo vượt biên giới thông qua Digital Marketing.

Khách hàng thích những điều mới mẻ, thích được nói lên suy nghĩ bên trong của mình. Cho nên, không cần bó hẹp trong việc quảng bá sản phẩm, mà bạn có thể đăng tải những nội dung liên quan cùng ngành nghề, lĩnh vực hoặc truyền cảm hứng trong cuộc sống, chắc chắn khách hàng sẽ rất thích thú và theo dõi thương hiệu lâu dài.

5. Gia tăng tiện ích trong việc mua sắm của khách hàng

Khi Digital Marketing chưa phủ sóng, khách hàng sẽ tập trung mua sắm trực tiếp tại các cửa hiệu, siêu thị… . Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta dễ dàng nhận thấy xu hướng mua sắm trực tuyến đang lên ngôi. Điển hình là các trang thương mại điện tử bắt đầu được sử dụng nhiều hơn như: Shopee, Tiki, Amazon…

Chiến thuật Digital marketing

Giờ đây, khách hàng có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi, kể cả có trong thời gian hoạt động hay không. Vừa tiết kiệm nhân lực, thời gian, vừa tìm kiếm được sản phẩm một cách nhanh chóng, đó là lợi thế to lớn mà Digital Marketing đem lại cho thị trường và người tiêu dùng.

Lợi ích của Digital Marketing là vô số, nhưng bên cạnh đó, nó cũng tiềm ẩn những thách thức dành cho thương hiệu. Vì thế, trong quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu, các doanh nghiệp cần sáng suốt, phán đoán chuẩn xác để Digital Marketing có thể phát huy tối đa khả năng trong việc tiếp cận khách hàng.

Làm thế nào để xây dựng chiến thuật Digital Marketing một cách hiệu quả nhất?

1. Phân tích thị trường

Trước khi bắt đầu, điều đầu tiên cần làm đó là liệt kê các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu trên thị trường và lập bảng phân tích SWOT cho các đối tượng đó.

Chiến thuật Digital marketing

Mô hình SWOT bao gồm 4 yếu tố chính: Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threaten (Thách thức). Từ biểu đồ này, bạn sẽ nhận ra được điểm chung và riêng của các đối thủ, phán đoán được hướng đi của họ trong tương lai, từ đó, xác định chiến lược cụ thể cho thương hiệu.

2. Xác định mục tiêu cho Digital Marketing

Lúc này, chiến lược thương hiệu sẽ được hoạch định dựa trên bảng khảo sát thị trường ở trên. Có một số thương hiệu sẽ chọn đối đầu trực tiếp, tranh giành thị phần trong thị trường lớn. Nhưng số khác lại lựa chọn thị trường ngách, rẽ lối đi mới để đáp ứng nhu cầu cho đối tượng khách hàng nhất định.

Dù là mục tiêu nào thì điều cần lưu ý lúc này là Digital Marketing phải bám sát cho chiến lược thương hiệu đã đặt ra. Chính vì thế, thương hiệu cần phải đặt câu hỏi “Digital Marketing sẽ phục vụ mục đích gì?” trước khi bắt tay vào thực hiện.

3. Hoạch định chiến lược cho Digital Marketing

Chiến lược của Digital Marketing cũng quan trọng không kém so với chiến lược thương hiệu. Bởi, để Digital Marketing thực sự hiệu quả thì phải cần định hướng rõ ràng.

Chiến thuật Digital marketing

Đầu mục công việc trong chiến lược Digital Marketing mà Vũ Digital cung cấp tới khách cung cấp Visa EB-5 Hoa Kỳ cho Việt Nam.

  • Đối tượng mục tiêu: phân khúc khách hàng bạn hướng tới là ai, họ ở độ tuổi nào, ở đâu, nhu cầu, mong muốn, sở thích là gì, hãy xác định toàn bộ thông tin cụ thể nhất về đối tượng thương hiệu muốn phục vụ.

Chiến thuật Digital marketing

Chân dung khách hàng mục tiêu mà Vũ Digital thực hiện.

  • Nền tảng truyền thông: từ đối tượng đó, bạn có thể khoanh vùng các nền tảng xã hội để tiếp cận họ nhanh nhất. Ví dụ như: người trẻ sẽ dùng Facebook, Instagram; còn giới doanh nhân sẽ thích đọc tin tức ở VnExpress, LinkedIn…
  • Chiến lược nội dung: từng nội dung đăng tải trên kênh truyền thông đảm bảo phải xuyên suốt, thể hiện được thông điệp thương hiệu muốn truyền tải. Để làm được điều đó, đòi hỏi bạn phải xác định được chủ đề cho nội dung, giọng điệu truyền thông (trẻ, chững chạc…), từ khóa tìm kiếm và thời gian đăng tải.

4. Đặt KPI cho Digital Marketing

Sau khi đã hoàn tất các bước trên, giờ là lúc bạn đặt ra cột mốc số để đo lường hiệu suất Digital Marketing của mình.

Bạn mong muốn lượt like page sẽ tăng lên bao nhiêu phần trăm trong vòng 3 tháng, muốn cải thiện tương tác lên bao nhiêu cho một nội dung đăng tải, hay muốn chi phí quảng cáo giảm như thế nào sau mỗi tháng…, hãy đặt mục tiêu về số cụ thể nhất trước khi Digital Marketing đi vào hoạt động. Như vậy, bạn mới có thể rút kinh nghiệm, tìm ra điểm mạnh và điểm cần chỉnh sửa cho các lần tiếp theo.

Kết

Tóm lại, Digital Marketing mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong thời đại mới, đưa cán cân truyền thông trở lại vị thế cân bằng cho các thương hiệu vừa và nhỏ, thiết lập trật tự mới trên bản đồ thị trường. Kèm theo đó, Digital Marketing cũng ẩn chứa những rủi ro không kém. Nếu bạn đi sai bước, nó sẽ để lại những ấn tượng không tốt về thương hiệu, đánh mất số lượng khách hàng và dẫn đến thất bại trên thị trường cạnh tranh. Vì thế, bạn thật sự cẩn trọng, phán đoán mọi tình huống xảy đến để không gặp bất lợi trong quá trình thực hiện Digital Marketing.

Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng chiến lược cho Digital Marketing, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999. Chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng quý vị tìm ra giải pháp phù hợp.

Nguồn bài viết: https://vudigital.co/chien-thuat-digital-marketing-buoc-di-quyet-dinh-cho-chien-luoc-thuong-hieu.html