Chiến Lược App Marketing: 9 Phương Pháp Mọi Marketer Phải Biết

Để phát triển chiến lược marketing tổng thể, biết cách marketing cho app là một điều cần thiết đối với bất cứ marketer nào bất kể thị trường, ngân sách hay khách hàng mục tiêu. Chính điều này sẽ giúp bạn hiểu được làm thế nào kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tạo nên một chiến lược app marketing thành công. Bài viết này trình bày 9 chiến lược app marketing cần thiết mà bạn cần biết và cách sử dụng chúng để đạt được các mục tiêu tối ưu nhất.

Kết hợp nhiều chiến lược khác nhau sẽ gia tăng hiệu quả Marketing

Kết hợp nhiều chiến lược khác nhau sẽ gia tăng hiệu quả Marketing

LANDING PAGE VÀ BLOG CỦA APP

Xây dựng một landing page sẽ giúp người dùng tiếp cận nguồn thông tin về ứng dụng của bạn dễ dàng hơn thông qua mobile web hay máy tính. Đây cũng là một phương pháp tiết kiệm chi phí khi bạn có thể dùng SEO để thu hút nhiều người dùng hơn. Khi thiết kế landing page, bạn cần đưa vào những yếu tố như những gì người dùng có thể mong đợi khi cài đặt app, link cài đặt app trong App Store và Google Play Store với những lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cập nhật blog thường xuyên, chia sẻ trên các kênh social media và phân tích traffic để tìm ra những nhóm nội dung có lợi nhất cho chiến lược marketing tổng thể.

TỐI ƯU HÓA APP STORE

Tối ưu hóa App Store (ASO) là quá trình cải thiện khả năng hiển thị ứng dụng của bạn trong App Store và Google Play Store. Cũng giống như SEO, ASO yêu cầu bạn xác định và sử dụng các từ khóa nhằm đưa ứng dụng của bạn xếp hạng cao trong App Store. Ngay cả khi ứng dụng của bạn có một lượng lớn user tiềm năng, bạn vẫn cần phải trình bày nội dung app hấp dẫn như chọn lọc hình chụp màn hình và video giới thiệu trải nghiệm ứng dụng hoặc thiết lập các danh mục phụ để người dùng có nhiều cách để tìm thấy ứng dụng của bạn.

SOCIAL MEDIA MARKETING

Với tất cả người làm marketing chắc chắn không thể bỏ qua hoạt động marketing trên các kênh social media. Nên sử dụng các bài đăng trên social media với mục đích đa dạng hơn. Không chỉ nâng cao nhận thức về sản phẩm của bạn mà mạng xã hội cũng là nơi tuyệt vời để xây dựng một cộng đồng chia sẻ thông tin hay nhận phản hồi của người dùng để cải thiện sản phẩm. Bạn cũng có thể tích hợp mạng xã hội vào ứng dụng của mình và cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ nội dung từ App của bạn lên các kênh social media.

INFLUENCER MARKETING

Influencer Marketing là một hình thức marketing sử dụng những influencer (người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để họ giúp bạn làm điều đó. Chiến lược này đã gây bão trong ngành marketing những năm gần đây, với mức tăng 65% cho ngân sách dành cho Influencer marketing trong năm nay. Lợi ích của phương pháp này là bạn chỉ cần cung cấp sản phẩm cho đúng influencer sẽ tiếp cận được tập khách hàng mục tiêu một cách tiết kiệm và nhanh chóng.

CHIẾN DỊCH CHUYỂN ĐỔI NGƯỜI DÙNG TRẢ PHÍ (PAID USER ACQUISITION)

Chuyển đổi người dùng trả phí là hoạt động đưa người dùng mới đến với ứng dụng của bạn thông qua quảng cáo trả phí. Để áp dụng phương pháp này, bạn cần xây dựng các chiến dịch rõ ràng và điều chỉnh ngân sách chi tiêu cho quảng cáo theo thời gian để có kết quả tốt nhất. Khi đánh giá hiệu quả của các chiến dịch và điều chỉnh chi tiêu trong tương lai, bạn sẽ phải nghiên cứu dữ liệu và phát hiện ra xu hướng hành vi của khách hàng. Từ đó, bạn có thể tận dụng bằng cách marketing chéo giữa các ứng dụng của chính mình để tiếp cận được nhiều người dùng hơn.

ĐẶT KPI

Thành công của một chiến lược App Marketing chắc chắn phải gắn liền với KPI. Thường được sử dụng để đo lường hiệu suất, yếu tố KPI sẽ cung cấp một góc nhìn rõ ràng hơn về những điều ứng dụng của bạn đang làm tốt hoặc cần cải thiện. Bạn nên đặt ra những KPI như Số lượng người dùng đang hoạt động hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng (DAU, WAU, MAU), chi phí cho mỗi chuyển đổi (CPA), Chi phí mỗi lượt cài đặt (CPI), Chi phí mỗi tháng (CPM), …

Đặt KPI là một trong những chiến lược giúp bạn xác định con đường tiếp theo của mình

Đặt KPI là một trong những chiến lược giúp bạn xác định con đường tiếp theo của mình

CHIẾN DỊCH “GIỮ CHÂN”

Tỷ lệ giữ chân là phần trăm người dùng vẫn hoạt động sau một thời gian trải nghiệm ứng dụng. Nghiên cứu của Adjust cho thấy tỷ lệ giữ chân trung bình cho Ngày 1 (26%), Ngày 7 (11%), Ngày 21 (7%) và Ngày 30 (6%) tùy theo từng lĩnh vực. Bằng cách giữ chân người dùng lâu hơn, bạn sẽ nhận được nhiều tương tác và doanh thu hơn từ những người dùng đã cài đặt ứng dụng của bạn. Tỷ lệ giữ chân cũng có thể cho ta biết các yếu tố cần cải thiện cho ứng dụng của bạn. Ví dụ: nếu bạn thấy rằng bạn có tỷ lệ giữ chân thấp bất thường vào ngày 1, có thể dễ dàng nhận ra rằng vấn đề nằm ở trải nghiệm đăng ký, đăng nhập của người dùng.

EMAIL MARKETING

Theo nhà cung cấp Emarsys, Marketing qua email là phương pháp chủ đạo trong việc giữ chân khách hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: 81% dựa vào email để thu hút người dùng và 80% sử dụng email marketing để giữ chân. Gửi email thường xuyên để tiếp cận, nhắc nhở người dùng và gửi khuyến mãi hấp dẫn là một cách hay để marketing cho ứng dụng của mình. CTA và Cá nhân hóa email rất quan trọng đối với các chiến dịch marketing qua email để có kết quả tốt nhất.

CHUẨN BỊ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG

Liên hệ với báo chí và các kênh truyền thông vào những thời điểm thích hợp là một cách thông minh để truyền bá thông tin về ứng dụng của bạn cũng như có được một lượng người dùng tiếp cận miễn phí. Với kinh nghiệm đã từng là một phóng viên, Giám đốc điều hành của Dig, Leigh Isaacson đã chỉ ra rằng marketer có rất nhiều cách để khai thác sự chú ý của giới truyền thông. Tuy nhiên, điều quan trọng là tránh quảng cáo chiêu trò kinh doanh với các phóng viên mà thay vào đó, hãy tập trung vào những giá trị app của bạn mang lại đáng đưa tin như thế nào.