Thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam đang cần một làn gió mới

Để bù lại khoảng thời gian mà các sự kiện quảng bá thương hiệu lấy đi của khách hàng, sự kiện cầm đảm bảo 3 yếu tố: Nội dung hấp dẫn; Hình thức phù hợp; Có khả năng tương tác cao. Interactive event là giải pháp sáng tạo mới để đảm bảo 3 yếu tố này.

Gần đây, sau đại dịch, Phố đi bộ tại Hà Nội lại hoạt động nhộn nhịp trở lại vào mỗi dịp cuối tuần, cùng với đó là hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ của các thương hiệu được tổ chức tại đây. Có thể bạn sẽ dễ dàng thu hút bởi sự sôi động của một vài sự kiện đầu tiên. Nhưng chắc hẳn, sự thu hút ấy sẽ kéo dài không lâu nếu như các hình thức sự kiện này cứ liên tục lặp lại tương tự. Đến bây giờ, nếu không có ca sĩ, diễn viên nào nổi bật, hay các hoạt động nào mới lạ,…rất nhiều người có thể cảm thấy bị làm phiền bởi sự ồn ào và việc không gian vui chơi của mọi người bị chiếm lĩnh.

Được coi là một công cụ tiếp thị hiệu quả, nhu cầu tổ chức sự kiện của các thương hiệu ngày càng tăng. Nhưng cùng với sự gia tăng về số lượng là thách thức cho những người làm công tác tổ chức: Làm sao để tư duy được những ý tưởng sự kiện mới mẻ và thu hút? Gần đây, Interactive Event - xu hướng sự kiện có sự kết hợp của công nghệ tương tác đã mở một lối ra cho những bế tắc này.

Yếu tố làm nên thành công cho một sự kiện quảng bá thương hiệu

Về bản chất, sự kiện quảng bá thương hiệu là một loại hình quảng cáo. Mà đã là quảng cáo (vốn là một sản phẩm lấy cắp đi thời gian, sự chú ý của người dùng) nếu làm không khéo, sẽ dẫn dễ gây phản tác dụng: công chúng phời lờ sự kiện, bỏ về giữa chừng, hay có những ấn tưởng/phản hồi tiêu cực về doanh nghiệp.

Để bù lại khoảng thời gian mà ta đã lấy đi, ta cần trao cho người tham dự một giá trị nào đó, thường là qua ba nhân tố: Nội dung, Hình thức, và Khả năng tương tác.

  • Nội dung hấp dẫn: Là những điều khách hàng mục tiêu muốn nghe, chạm đúng insight, hoặc đem lại cho họ những giá trị hữu ích.

  • Hình thức phù hợp: Cách thức biểu hiện cần tự nhiên, không làm phiền, không gây khó chịu cho người tham dự.

  • Có khả năng tương tác cao: Người tham gia có thể dễ dàng chia sẻ, hoặc có những trải nghiệm cá nhân thú vị. Sự chủ động tham gia khiến những trải nghiệm với thương hiệu trở nên gần gũi, nhờ thế, làm giảm cảm giác phiền toái, nhấn mạnh mối quan hệ win-win về lợi ích: thương hiệu có cơ hội truyền đạt thông tin, khách hàng có thêm một vài trải nghiệm vui vẻ.

Sự kiện quảng bá thương hiệu tại Việt Nam đang cần một làn gió mới

Việc sáng tạo nội dung, ý tưởng trong hoạt động tổ chức sự kiện tại Việt Nam đang có phần chậm chạp hơn so với nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp. Các sự kiện hiện tại hiếm khi đáp ứng được 3 yếu tố ở trên. Sự lặp đi lặp lại trong hình thức tổ chức như trường hợp tại Phố đi bộ mà là một ví dụ. Tham dự các sự kiện này, bạn nhớ đến Sơn Tùng MTP, Tóc Tiên, Hà Anh Tuấn,… - những người nổi tiếng đã tham dự sự kiện, chứ liệu nhớ được bao nhiêu về thương hiệu đã bỏ ra rất nhiều chi phí để tổ chức một đêm nhạc như vậy?

Các sự kiện khai trương, giới thiệu sản phẩm mới cũng vậy. Các doanh nghiệp thường quá chú trọng vào những thông tin về thương hiệu, mà bỏ qua việc phân tích sở thích, mong muốn của khách hàng. Như vậy, khán giả/khách hàng đáng lẽ ra phải được coi là trung tâm, lại gần như bị quên lãng giữa các phương thức truyền thông một chiều.

Giải pháp mới cho thị trường tổ chức sự kiện

Interactive event có thể là giải pháp mà thương hiệu đang tìm kiếm. Công nghệ tương tác có hiệu quả lớn trong việc tạo ra các trải nghiệm thực tế, kết nối cảm xúc mạnh với người tham dự nhờ khơi gợi sự tò mò, hào hứng khi tham dự. Nhờ đó, gây ấn tượng mạnh về thương hiệu và thúc đẩy hoạt động mua hàng một cách tự nhiên và hiệu quả.

Nguyên tắc quan trọng nhất trong khi thực hiện interactive event là phải đặt trải nghiệm của người tham dự lên hàng đầu, ưu tiên đem lại cho họ cảm giác “wow”, ngạc nhiên vì sự mới lạ của công nghệ tương tác. Thương hiệu có thể xuất hiện sau, được khéo léo lồng trong các trải nghiệm.

Tháng 6/2019, hãng thời trang ONOFF cùng với agency Bread N’ Tea, đã tổ chức một interactive event tại phố đi bộ với trò chơi mang tên “OO Chạy ngay đi”.

  • Về mặt nội dung, qua màn hình lớn có khả năng scan nhận diện khuôn mặt, bạn sẽ nhập vai nhân vật OO, lần lượt đi qua 3 vùng đất đại diện cho 3 chất liệu của nhãn hàng, và kết thúc hành trình tại cửa hàng ONOFF. Nội dung sự kiện vừa gây tò mò, kích thích khao khát chinh phục của người tham gia, đồng thời truyền đạt một cách tự nhiên những thông tin về nhãn hàng (như chất liệu sản phẩm, logo thương hiệu…)

  • Về mặt hình thức, sự kiện ngoài trời đem lại cơ hội trải nghiệm thoải mái cho khách hàng. Hơn nữa, sự kiện nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đám đông, nhờ đó thương hiệu gây ấn tượng mạnh với hình ảnh dòng người xếp hàng dài để được tham gia sự kiện.

  • Về khả năng tương tác, người tham gia dễ dàng nhập vai thành nhân vật OO trên màn hình lớn, tương tác với game chỉ bằng các chuyển động cơ thể, rồi dựa trên kết quả game để có thể share trực tiếp lên tài khoản Facebook cá nhân đính kèm #hashtag theo thông điệp nhãn hàng. Và đi kèm với đó là phần voucher quà tặng của nhãn tại toàn bộ hệ thống giúp gia tăng doanh số ngay trong 1 thời gian ngắn sau đó.

Nhờ sự mới lạ của công nghệ tương tác mới, người tham gia sự kiện, ngay cả khi biết đây quảng cáo, vẫn cảm thấy vui vẻ với những trải nghiệm độc đáo. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ cũng giúp nhãn hàng thu được nhiều dữ liệu của người tham dự (qua việc nhận diện khuôn mặt, phiếu đăng ký tham dự trò chơi…) - điều mà các sự kiện thông thường khó mà thực hiện được. Kết thúc “OO Chạy ngay đi”, sự kiện thu về gần 2000 data khách hàng, phát ra gần 1.500 voucher, trong đó đã có đến gần 30% voucher đã được sử dụng tại cửa hàng.

Triển vọng

Bất cứ dạng thức mới nào, dù tốt đến mấy, cũng sẽ mất một khoảng thời gian để thị trường làm quen, interactive event cũng vậy. Tại Việt Nam, khoảng 4 năm trở lại đây, interactive event đã có những bước đi tiếp cận thị trường khá ấn tượng. “OO Chạy ngay đi” là một ví dụ điển hình. Trước đó, năm 2018, hãng thời trang Bò sữa by BOO trong đợt ra mắt bộ sưu tập Busticker cũng khá thành công với sự kiện trò chơi tương tác “Bu Tưng Tưng”.

Lotte Department Store, trong giai đoạn khai trương cuối năm 2018 vừa rồi, cũng xây dựng “phòng trải nghiệm công nghệ tương tác ảo siêu thực” với những trải nghiệm đẹp mắt và ấn tượng. Tất cả các sự kiện này đều thu được những kết quả khả quan.

Interactive event đã có những bước đi đầu tiên thành công tại Việt Nam, và chắc hẳn vẫn còn rất nhiều cơ hội để xu hướng này tiếp tục phát triển. Thứ nhất, không như nhiều người dự đoán, các hình thức sự kiện loại này không hề quá tốn kém (so sánh với các đêm nhạc, roadshow…). Thứ hai, sự thành công của các interactive event đầu tiên chính là nền tảng niềm tin vững chắc cho nhiều thương hiệu “dũng cảm” lựa chọn hình thức này. Cùng với đó, các agency cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện ứng dụng công nghệ này cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tư vấn các hình thức công nghệ tương tác phù hợp, riêng biệt cho từng nhãn hàng.

Interactive event, bằng cách tập trung đem lại những trải nghiệm mới lạ cho khách hàng, chắc chắn sẽ nhanh chóng trở thành một xu hướng được nhiều thương hiệu lựa chọn để thay thế cho các hình thức tổ chức sự kiện truyền thống hiện giờ.

Bread N’ Tea là agency tiên phong trong việc kết hợp công việc tương tác vào các sự kiện quảng cáo thương hiệu. Tham khảo thêm các ý tưởng sự kiện mới mẻ khác tại: https://event.breadntea.vn/