Shopee SEO: Cách tăng traffic và đơn hàng

SEO Shopee cụ thể là gì?

Dựa trên công thức doanh thu:
Doanh thu = Traffic (lượng truy cập) x Tỉ lệ chuyển đổi x Giá Trị Trung Bình của Đơn Hàng
Chúng ta có thể tăng thêm doanh thu nếu cải thiện được một trong 3 yếu tố trên.

SEO Shopee

Dữ liệu về hiệu quả SEO cho một seller trên Shopee – Data tháng 3/2019 – Nguồn: Youtube


=> Có thể sử dụng phương pháp SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để tăng lượng truy cập vào các sản phẩm bạn đang bán trên Shopee, cũng là yếu tố đầu tiên.

Ưu điểm của SEO Shopee

  1. Hoàn toàn MIỄN PHÍ. Bạn không phải tốn chi phí như hình thức quảng cáo trả phí khác.
  2. ỔN ĐỊNH. Một khi sản phẩm đã xuất hiện trên danh sách kết quả tìm kiếm của Google thì bạn sẽ luôn có lượng truy cập lâu dài, ổn định, miễn là phải đảm bảo nội dung thường xuyên được cập nhật và tối ưu.
  3. ĐÁNG TIN CẬY. Nền tảng của Shopee cho phép hiển thị đánh giá người dùng ở Google, sản phẩm càng được đánh giá cao, càng có được lòng tin từ người mua hàng.

Vậy làm SEO Shopee là làm gì?

Nói về SEO thương mại điện tử nói chung và SEO Shopee nói riêng, thì làm SEO cụ thể ở đây là làm nội dung, và phải là nội dung hữu ích. Nội dung hữu ích là sao?

  • Cung cấp được thông tin chi tiết và đầy đủ về sản phẩm/ngành hàng bạn đang kinh doanh, từ đó tăng được độ tin cậy.
  • Nội dung bạn viết trả lời được các thắc mắc của khách hàng khi họ đang có nhu cầu mua sắm sản phẩm, nên nhớ Google rất thông minh, do đó nếu nội dung không hữu ích thì gần như không xuất hiện trên danh sách tìm kiếm được.
  • Tối ưu nội dung các yếu tố sẽ xuất hiện trên Google, cụ thể là:

SEO Shopee = Tối ưu nội dung trang shop + Tối ưu nội dung trang sản phẩm + Tìm kiếm đánh giá tốt từ người dùng

shopee seo

Sản phẩm “tai nghe akg” có đến hơn 9000 lượt tìm kiếm mỗi tháng, SEO sẽ giúp bạn tiếp cận một số lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Shop “vuquangtrung214” SEO từ khóa “tai nghe akg”

Top 4 trong insite Shopee

Top 4 trong insite Shopee

Top 3 trên Google

Top 3 trên Google

Tối ưu SEO Shopee

Tối ưu phần nội dung shop, sản phẩm

Cách SEO Shopee trang shop online của bạn

Cách SEO trang shop của bạn

Giao diện tùy chỉnh trang shop và trang sản phẩm của bạn trên Shopee đã được nâng cấp tối ưu để phù hợp cho SEO. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp SEO cửa hàng vẫn chưa hiệu quả. Lý do dẫn đến điều này nằm ở chính nội dung. Dù nền tảng website Shopee đã được tối ưu cho việc SEO nhưng thiếu đi bước chăm sóc cho nội dung cũng khiến cho Shop hoặc sản phẩm của bạn ít có cơ hội xuất hiện trên Google. Để có thứ hạng trên Google, hãy tối ưu tên và mô tả của shop.

Tối ưu phần mô tả và tên shop để SEO Shopee

Tối ưu phần mô tả và tên shop

Tối ưu tên Shop và mô tả shop

Để tối ưu tên shop, bạn nên sử dụng tên gọi chính thức của shop hoặc thương hiệu. Trong tên gọi, bạn có thể thêm các yếu tố như “shop online”, “official store”, “cửa hàng chính thức”, “đại lý chính hãng”,… để tăng thêm mức độ uy tín của cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến vị trí, khu vực/ thành phố nơi kinh doanh để khách hàng dễ dàng lọc và tìm kiếm nhanh chóng hơn. Thông qua cách thêm vị trí, địa điểm khách hàng cũng có thể nắm bắt được cửa hàng trực tiếp của bạn ở đâu, từ đó giúp bạn tăng thêm lượng khách tại cửa hàng chính.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm thông tin về các chương trình khuyến mãi, chèn thêm hình ảnh, video giới thiệu cửa hàng hoặc ghi chú thời gian bán hàng, khung giờ chat, hotline tư vấn,…

Cách SEO trang sản phẩm của bạn

Cách nghiên cứu từ khóa

Khi nghiên cứu từ khóa, bạn nên chú ý các bước tìm kiếm, phân loại và chọn lựa. Để thực hiện tìm kiếm và nghiên cứu bạn có thể đăng ký Account Google Adwords miễn phí trên trang web https://adwords.google.com.

Nghiên cứu từ khóa bằng adwords

Sau đó bạn truy cập vào keyword planner để cài đặt quốc gia ngôn ngữ và tìm kiếm keywords gợi ý. Tại đây bạn có thể tìm kiếm được keyword phù hợp cho website của mình dựa trên một số gợi ý, lượt tìm kiếm và tải về để sử dụng.

Phân loại từ khóa theo mục đích tìm kiếm

Phân loại từ khóa theo độ dài từ khóa

Tối ưu Meta Title & Description

Meta Title & Description Tag là phần hiển thị ở bên ngoài kết quả tìm kiếm của Google. Trong hệ thống của Shopee, phần Title Tag (tối đa 55 ký tự) sẽ được lấy từ tên sản phẩm, Description Tag (tối đa 155 ký tự) sẽ được Google tự động lấy từ mô tả sản phẩm.

Để tối ưu Meta Title & Description Tag bạn nên sử dụng tối đa số ký tự hệ thống cho phép và gộp từ 2 đến 3 từ khoá có lượng search cao vào title. Vì cửa hàng bạn có nhiều sản phẩm, bạn nên tránh việc đặt tên trùng lặp. Thêm vào đó, tên sản phẩm cần viết đúng chính tả để khách hàng tìm kiếm nhanh và chuẩn hơn. Bạn nên đọc và tìm hiểu kỹ các quy định đặt tên cho từng loại sản phẩm của Shopee để tránh mắc những lỗi cơ bản như lỗi chính tả, lỗi trùng lặp, lỗi spam,…

Tối ưu tên sản phẩm

Cách tối ưu Title Tag trang sản phẩm:

Dựa vào keywords đã nghiên cứu để tối ưu Meta Title của trang sản phẩm.

Cấu trúc:

[Tên Cơ Bản] + [Thương Hiệu] + [Đặc Tính Sản Phẩm] + Giá Tốt/Giá Rẻ

VD:

Váy Maxi Forever 21 Lụa In Hoa Eo Bó Đẹp Giá Tốt

Tên cơ bản Thương hiệu Đặc tính sản phẩm Yếu tố giá

Hạt Chia Absolute Organic Nhập Khẩu Úc 1KG Giá Tốt

Tên cơ bản Thương hiệu Đặc tính sản phẩm Yếu tố giá

Nên:

  • Tận dụng tối đa ký tự cho phép trong hệ thống
  • Gộp 2 – 3 từ khóa có lượng search volume cao vào trong Title. VD: Áo Thun Đẹp Hàng Hiệu Mẫu Mới 2017.
  • Mỗi sản phẩm nên có 1 tên riêng biệt.
  • Viết đúng chính tả

Không nên:

  • Tên sản phẩm quá ngắn. VD: Áo Thun Đẹp
  • Spam từ khóa trong Title. VD: Áo Thun Đẹp, Áo Thun Hàng Hiệu, Áo Thun Mẫu 2017
  • Dùng chung 1 tên cho tất cả sản phẩm.
  • Viết tắt, viết sai chính tả. VD: Không = Ko, Giá = Já, Chính Hãng = Chíh Hãg

Tối ưu nội dung mô tả sản phẩm

Sau đây là ba cách giúp bạn tối ưu mô tả thông tin sản phẩm chi tiết:

  • Cung cấp thông số sản phẩm

Bạn nên cung cấp cho khách hàng các thông số chi tiết của sản phẩm như chất liệu, trọng lượng, kích thước và các đặc tính khác. Những chi tiết này đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm điện tử, thiết bị điện.

  • Chia sẻ công dụng và lợi ích của sản phẩm

Bạn cần giải thích tính năng chi tiết, lợi ích và hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

  • Hậu mãi, chế độ bảo hành nếu có

Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm thông tin bảo hành và chế độ hậu mãi giúp khách có thêm lòng tin vào sự uy tín của cửa hàng.

Thêm thông tin ở phần mô tả để SEO shopee

Nên:

  • Nội dung mô tả chi tiết những đặc tính độc đáo của sản phẩm.
  • Nội dung được viết tự nhiên, không copy từ nguồn khác.
  • Chỉ sử dụng 1 – 2 từ khóa cho 1 đoạn văn và tận dụng từ khóa dài.
  • Luôn luôn trả lời câu hỏi của khách hàng và đánh giá của khách hàng.

Không nên:

  • Copy nguyên văn mô tả sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc từ trang khác.
  • Spam 1 từ khóa nhiều lần trong cùng 1 đoạn văn.
  • Viết sai chính tả.
  • Mô tả sản phẩm quá ngắn.

Review người dùng ảnh hưởng đến SEO

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến SEO Shopee cửa hàng online chính là đánh giá của người mua hàng. Bởi vì robot của Google sẽ luôn luôn theo dõi các nội dung đánh giá sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn nhận được nhiều đánh giá tốt, Google sẽ giúp sản phẩm của bạn hiển thị ở một vị trí cao hơn. Ngược lại, nếu sản phẩm không có đánh giá hoặc điểm đánh giá thấp, nội dung tiêu cực, chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ không nằm ở vị trí đầu trang.

review người dùng ảnh hưởng lớn đến SEO shopee

review người dùng trên Google

Bên cạnh đó, thông tin đánh giá giúp người tiêu dùng nắm bắt được các thông tin về chất lượng, hình ảnh thực tế và cảm nhận của mọi người khi sử dụng. Do đó, phần lớn người tiêu dùng hiện nay đều có xu hướng đọc và tham khảo các đánh giá mua hàng trước khi quyết định nên hay không nên mua sản phẩm. Bạn nên chú ý tặng thêm ưu đãi cho khách hàng để khuyến khích họ đánh giá tốt cho sản phẩm của bạn.

Tổng kết

Để trở thành cửa hàng được yêu thích, có lượt đánh giá cao và quan trọng hơn hết là thu được lợi nhuận cao, bạn chắc chắn cần nắm bắt được cách SEO Shopee hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về SEO thương mại điện tử và cách thức SEO hiệu quả cho cửa hàng của bạn.