CPM, CPC Hay CPA - Chỉ Số Nào Quan Trọng Nhất?

Khi nói về việc đo lường hiệu quả của một chiến dịch Digital Marketing, những chỉ số như CPC, CPI, CPM, CPA, CPL sẽ là những ưu tiên hàng đầu của mỗi marketer. Tuy nhiên, việc hiểu sâu và chọn đúng chỉ số (metrics) là một bài toán không dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp.

CPM, CPI - chỉ số quan trọng bậc nhất ở stage Awareness

CPM (Cost per Mille) là cách định giá mà ở đó Publishers (các nhà cung cấp Inventory quảng cáo như Facebook, Google,...) tính mức giá cố định cho 1.000 hiển thị (Impression) quảng cáo cho TA. Đó là lý do tại sao CPM đôi khi còn được gọi là Cost per Thousand. CPI (Cost per Impression) cũng tương tự, thay vì 1000 lần hiển thị như CPM, chỉ với 1 lần hiển thị, bạn phải trả phí đó cho Publishers. Đặc trưng của CPM phụ thuộc rất nhiều vào số lần quảng cáo được hiển thị đến với người tiêu dùng; việc người dùng nhấp vào quảng cáo hay tham gia vào quảng cáo không quan trọng. Nó phù hợp nhất cho các chiến dịch định hướng thương hiệu và hiển thị (Awareness). Từ quan điểm của Publishers, CPM chắc chắn là lựa chọn tốt nhất vì lợi nhuận có thể dự đoán được và kết quả có thể đo lường được.

Chi phí mà Advertisers sẽ phải trả dựa vào số lần hiển thị quảng cáo của mình trên trang của Publishers. Cách tính, CPM tính tổng số tiền đã chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo, chia cho số lần hiển thị, nhân với 1.000. (Ví dụ: Nếu bạn chi tiêu $50 cho Facebook và nhận được 10.000 lần hiển thị, thì CPM của bạn là $5)

CPM và CPI là một trong những metrics quan trọng bậc nhất khi Advertisers muốn tiếp cận đến nhiều đối tượng TA nhất có thể. Ưu điểm của CPM và CPI có thể kể đến như

  • Chi phí quảng cáo thấp nhất, metrics này cho phép bạn đặt vào ngân sách của dự án và tính toán được giá cả cho quảng cáo của mình.
  • Dễ dàng thực hiện
  • Nếu quảng cáo tạo tỷ lệ nhấp cao (CTR), CPM là giải pháp tối ưu chi phí nhất.
  • Ưu tiên Brand Awareness quan trọng hơn hiệu suất.

Tuy nhiên, CPM và CPI vẫn có một số hạn chế nhất định. Cụ thể, Advertisers dễ bị duplicate ngân sách vì 1 quảng cáo xuất hiện với 1 người nhưng nhiều lần (số lượng reach không cao) và điều này không được báo cáo với Advertisers. Hơn thế nữa, tình trạng ad fraud (gian l rất cao làm giảm tính hiệu quả của chiến dịch.

Sự khác biệt giữa các chỉ số CPM, CPC, CPA marketer nên biết

Sự khác biệt giữa các chỉ số CPM, CPC, CPA marketer nên biết

CPC, PPC - cần thiết hơn cả cho stage Engagement

CPC (Cost per Click) hay PPC (Pay per Click) là cách định giá tính phí mỗi khi người dùng nhấp vào quảng cáo. Không cần hoàn thành việc chuyển đổi hay mua sản phẩm hoặc đăng ký nhận bản tin gì cả, chỉ cần khách hàng nhấp chuột hoặc click, thì Publishers sẽ tự động tính phí. Đối với CPC, việc trả phí không chỉ đơn thuần dựa trên mức độ hiển thị của quảng cáo như CPM mà còn dựa trên sự tương tác (engagement) của người dùng với quảng cáo đó. Bằng cách nhấp vào quảng cáo, người dùng thể hiện sự quan tâm đến một ưu đãi nhất định; do đó, CPC này có thể được xem như là một khoản thanh toán cho “sự quan tâm” có chủ đích. Advertisers đều có thể kiểm soát việc đặt 'ngân sách hàng tháng' và 'chi phí tối đa cho CPC'’. Hiện tại, giá CPC trung bình GDN là 0.01$ - 0.03$.

CPC đóng vai trò rất quan trọng hiện nay cho các chiến dịch muốn tăng sự tương tác người dùng với thương hiệu, cũng như kéo traffic về landing page, hay website mà Advertisers mong muốn. Ngoài ra, đối với CPC, brands có thể đo lường được ROI, điều này giúp đánh giá được những nội dung quảng cáo đang hoạt động hiệu quả, và ngược lại. Thêm vào đó, Advertisers có thể kiểm soát ngân sách thông qua việc đặt budget và giới hạn Maximum CPC.

Tuy nhiên, cũng giống như CPM; việc đấu thầu (bidding ads) trên các Publishers phổ biến là một cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt. Thêm vào đó, cuộc chơi CPC rất tốn kém và đòi hỏi một ngân sách vừa phải và một chiến lược khôn ngoan. Ngoài ra, có khả năng cao CPC bị gian lận click fraud, fake click, hay “ghost" traffic.

CPA, CPL, CPI - cuộc chiến giành khách hàng ở stage Conversion.

CPA (Cost per Action hay Cost per Acquisition) được sử dụng phổ biến nhất trong Affiliate Marketing. Đây là cách định giá chi phí cho mỗi “Action” thành công khi người dùng thực hiện hành động như cài đặt, nhấp hoặc chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Với CPL (Cost per Lead), Advertisers phải trả tiền khi người dùng xem quảng cáo trên trang web, nhấp vào quảng cáo đó và sau đó thực hiện thao tác nào đó. Khi đó, một người dùng trở thành một khách hàng tiềm năng “đủ điều kiện”. CPL đòi hỏi phức tạp hơn vì người dùng phải hoàn thành hành động trên trang web của Advertisers mới được tính là 1 Lead. Ví dụ, 1 Lead có thể là tải xuống bản PDF, đăng ký bản tin, trở thành thành viên, xem video, hoàn thành bản khảo sát, v.v. Lead được xác định khi bắt đầu 1 chiến dịch quảng cáo.

CPI (Cost per Installation) - là một biến thể của CPA, chi phí được trả cho 1 Installation thành công. CPI phù hợp cho Advertisers App muốn tập trung vào chất lượng tải về và trial thay vì số lượng lớn để thu hút một nhóm người dùng. CPI đặc biệt phổ biến trong Cộng đồng App Marketing vì nó mang lại lợi thế cạnh tranh lớn hơn tất cả những metrics khác. Mặc dù CPI thường đắt hơn chi phí CPC, nhưng đây lại là chi tiêu có hiệu quả nhất khi khách hàng trả tiền cho “Active Users" thay vì chỉ hiển thị quảng cáo. Theo điều tra, giá CPI tại Việt Nam dao động trong khoảng từ 13k VND - 25k VND tuỳ chiến dịch.

Nói tóm lại, CPM, CPC, hay CPA, CPI đều là những metrics quan trọng không thể bỏ qua bất kì chỉ số nào để đo lường Performance của Chiến dịch. Nhưng việc chọn metrics nào cho phù hợp lại dựa vào 2 yếu tố: Business Model (mô hình kinh doanh của doanh nghiệp) và Campaign Objectives.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem qua bài chia sẻ này.