8 loại chiến dịch Social Media phổ biến và cách đo lường hiệu quả

Truyền thông trên Social Media hiện là cách nhiều thương hiệu sử dụng để quảng bá sản phẩm của mình. Với quy mô của toàn bộ kế hoạch truyền thông trên nền tảng này, liệu thương hiệu nên xây dựng Social Media Objectives như thế nào cho hiệu quả?

Xác định được Social Media Objectives sẽ giúp ích gì cho chiến dịch?

Sử dụng Social Media (Các kênh mạng xã hội) được xem là một trong những cách hiệu quả để quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, hầu hết các chiến dịch trên Social Media hiện tại đang được thực hiện dựa trên Communication Objectives.

Hầu hết chúng ta đang sử dụng Communication Objectives để làm mục tiêu cho các chiến dịch Social Media

Điều này có nguy cơ mang đến thành công “ảo” cho chiến dịch. Khi mỗi kênh truyền thông có một “luật chơi” và bản chất riêng, dẫn đến mức độ đánh giá thành công của những kênh này cũng khác nhau. Do đó, nếu thương hiệu đã đầu tư cho những chiến dịch truyền thông trên Social Media thì cần chú ý xác định Social Media Objectives phù hợp.

Thương hiệu cần xác định Social Media Objectives và Key Success Metrics phù hợp

Suy cho cùng, bản chất của Social Media là nơi người dùng tự do thảo luận, vì vậy nếu ý tưởng của một chiến dịch được thực hiện trên Social Media mà không nhận được thảo luận từ người dùng thì nhãn hàng chưa tận dụng triệt để điểm mạnh của Social Media.

Dễ thấy khi chạy những chiến dịch truyền thông trên Social Media, những chỉ số như lượng tương tác (engagement), lượt hiển thị (impression), lượt theo dõi (follower) hay lượt xem (view) lại được chú trọng để làm đẹp cho “profile” chiến dịch. Việc mạnh tay chi ngân sách cho các chỉ số này chưa đủ để đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

Chẳng hạn viral clip 1 của thương hiệu A đạt được hàng triệu lượt xem nhưng lại không nhận được thảo luận lớn từ người dùng so với viral clip 2 của thương hiệu B. Điều này ngầm hiểu, Creativity của viral clip 1 đang truyền đi thông điệp thương hiệu A một chiều, không nhận được phản hồi ngược lại từ người xem.

Ảnh minh hoạ

Tóm lại, để chiến dịch thành công trên Social Media, thay vì áp dụng Communication Objectives để đánh giá hiệu quả, giờ đây thương hiệu cần thiết lập Social Media Objectives với Key Success Factors phù hợp.

Làm sao để đo lường hiệu quả sáng tạo của một chiến dịch truyền thông?

Dựa trên các thảo luận thu được từ Social Listening Tool khi chạy chiến dịch, để đo lường hiệu quả sáng tạo, thương hiệu cần phải phân tích các thảo luận thu về. Sau đây là một số khái niệm cơ bản được dùng khi thực hiện phân tích.

1. Buzz volume (Tổng lượng thảo luận)

Tổng lượng thảo luận được tạo ra từ nội dung liên quan đến chiến dịch thu thập được trên các kênh mạng xã hội.

2. Share of voice (Thị phần thảo luận)

Thể hiện tỉ lệ thảo luận về chiến dịch của thương hiệu trong tổng thể các chiến dịch khác chạy cùng thời điểm, chứng tỏ hiệu quả của ý tưởng sáng tạo của chiến dịch.

3. Sentiment score (Chỉ số cảm xúc người dùng)

Là thái độ người dùng, giúp bạn đánh giá chi tiết hơn những thảo luận đã thu thập được. Sentiment phân chia tổng thảo luận thành 3 nhóm: tích cực, tiêu cực và trung lập.

Chiến dịch Social Media của bạn thuộc loại nào?

Mango Digital kết hợp cùng Buzzmetrics đưa ra danh sách 8 loại chiến dịch Social Media phổ biến để hỗ trợ các thương hiệu dễ dàng điều hướng sáng tạo (Creativity) khi thực hiện một chiến dịch Social Media.

8 loại chiến dịch trên Social Media phổ biến

1. Launching campaign

Loại 1 dành cho các chiến dịch tung sản phẩm mới hoặc tái tung (thay đổi thành phần, bao bì…) hoặc các chiến dịch giới thiệu dòng sản phẩm mới của cùng một nhãn hàng (vị mới, chai nhỏ hơn…).

2. Branding campaign

Loại 2 dành cho các chiến dịch tập trung xây dựng hoặc tái xây dựng hình ảnh thương hiệu với một thông điệp cụ thể.

VD: Unilever 25 năm nâng tầm cuộc sống, Generali Sống Như Ý, Vinamilk vươn cao Việt Nam, Kangaroo máy lọc nước hàng đầu Việt Nam...

3. Promotion campaign

Dành cho các chiến dịch tập trung thông báo về chương trình khuyến mãi của nhãn hàng.

4. Sponsorship campaign

Dành cho các chiến dịch nhằm tăng nhận biết thương hiệu khi tài trợ cho các chương trình (maximize brand awareness, brand message, brand spirit…).

VD: Sting – Cuộc đua kì thú, Pepsi – Rap Việt, Samsung – NALA, Lavie – Color Me Run

5. Brand event campaign

Nhãn hàng của bạn tổ chức một sự kiện, kêu gọi mọi người tham dự, đồng thời làm tăng nhận biết thương hiệu.

6. Occasional campaign

Nhãn hàng của bạn có nhu cầu tận dụng một dịp đặc biệt để thực hiện chiến dịch truyền thông.

VD: Mùa Tết, mùa tựu trường (Back to school)...

7. CSR campaign

Các chiến dịch phục vụ cộng đồng.

8. Social Media Channel Management

Các chiến dịch thuần về tạo nội dung và quản lý các kênh mạng xã hội.

VD: 1 năm làm nội dung và quản lý Facebook của nhãn hàng A.

Tải về miễn phí bộ slideshows “8 loại chiến dịch Social Media” tại: https://bit.ly/3ko6fvc.