Các lưu ý khi xây dựng chiến lược D2C cho doanh nghiệp

Mô hình D2C (Direct to Customer) trong những năm gần đây là một thuật ngữ còn khá mới mẻ với chúng ta nhưng đối với các doanh nghiệp thì nó lại là một mô hình cực kỳ hiệu quả trong kinh doanh bằng việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian của bạn để đưa sản phẩm đến thẳng trực tiếp với khách hàng.

Nghiên cứu của Rakuten cho thấy các doanh nghiệp D2C đang dần vượt trội hơn so với các doanh nghiệp truyền thống (tức các doanh nghiệp bán hàng thông qua trung gian) khi so về hiệu quả.

Bài viết này giúp doanh nghiệp đang triển khai mô hình D2C hiểu rõ hơn vai trò của Affiliate Marketing, social media và influencer marketing trong chiến lược D2C tổng thể của doanh nghiệp.

Kết quả hình ảnh cho How DTCs are Outperforming Traditional Brands

Đa dạng hóa các kênh marketing cho doanh nghiệp

Mạng xã hội là một nơi tuyệt vời để bán hàng cũng như quảng bá thương hiệu, tuy nhiên doanh nghiệp nói chung nên sử dụng kết hợp với các kênh khác để tối ưu chi phí cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu.

Trong số đó chắc chắn phải kể đến website. Khi tìm kiếm thông tin về một sản phẩm/thương hiệu nào đó, người tiêu dùng thường có xu hướng dùng Google search đầu tiên chứ không phải các mạng xã hội. Website có thể không phải điểm bán hàng cuối cùng nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng với một thương hiệu mà họ chưa từng biết đến.

Xem thêm: Khách hàng tin tưởng nguồn thông tin nào khi lựa chọn sản phẩm

Thứ hai, đó chính là Affiliate Marketing. Mặc dù rất khó để kiểm soát toàn bộ nội dung publisher tạo ra để ăn hoa hồng, nhưng đây đúng nghĩa là một kênh vừa rẻ vừa hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tận dụng mạng lưới publisher hàng trăm nghìn người, mỗi người lại có những content và kênh quảng bá khác nhau, để tiếp cận với nhiều khách hàng nhất có thể. Công nghệ của các affiliate network cũng ngày càng được nâng cấp để hạn chế tối đa các gian lận và vi phạm của publisher. Các doanh nghiệp D2C nên đặc biệt lưu ý đến kênh tiếp thị này.

Influencer có còn là một kênh tiếp thị hiệu quả?

Việc hợp tác với các micro-influencers (người ảnh hưởng vi mô) có thể đem lại những bước tiến to lớn cho doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy 11% người tiêu dùng có thói quen mua sắm chịu ảnh hưởng bởi các micro-influencers.

Các micro-influencers có lượng followers dưới 30,000, dù có thể đem lại cho doanh nghiệp lượng khách hàng ít hơn nhưng lại chất lượng hơn. Chiến lược này đặc biệt phát huy công hiệu trên Instagram, nơi mà influencer marketing đang dần trở nên bão hòa.

Influencer Marketing Legal Concerns and Your Agency | Legal + Creative

Hợp tác với influencer vẫn mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Do đó cần phải thật tỉ mỉ trong quá trình hợp tác để có thể đạt được lợi ích tốt nhất cho cả đôi bên.

Để cắt giảm chi phí cũng như đảm bảo nội dung mà các influencer sẽ truyền tải đến followers của họ, doanh nghiệp có thể làm trực tiếp với KOL.

Sử dụng đúng các kênh quảng cáo trả phí (Paid Ads)

Một vài nghiên cứu gần đây của chúng tôi cho thấy: nhận thức về các thương hiệu D2C của 44% người tiêu dùng được nâng cao thông qua Facebook, con số này trên Youtube là 31% và trên Instagram là 28%.

Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến điều này bởi “nhận thức” của khách hàng có liên quan chặt chẽ đến “doanh số” của công ty. Theo một khảo sát với các khách hàng ở Anh, 28% người biết đến Birchbox sẵn sàng mua các sản phẩm thuộc nhãn hiệu này, số liệu với nhãn hiệu SimpleCook và Made.com lần lượt là 27% và 24%. Những số liệu không hề nhỏ trên cho thấy tầm quan trọng của nhận thức thương hiệu thông qua các social media như FB đối với doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Paid Ads - Webspark Media - Paid Ads, Adwords, Facebook Ads, PPC, SEM

Các công cụ tìm kiếm và target của Facebook thực sự rất hữu ích, mặc dù khá đắt. Chúng tôi cũng rất ưa thích các tính năng của Youtube và Instagram. Bên cạnh đó, chúng tôi đang bắt đầu triển khai các chiến dịch trên Pinterest để mở rộng độ nhận diện thương hiệu hơn.

Không thể phủ nhận vai trò to lớn của các mạng xã hội. Tuy nhiên các doanh nghiệp không nên xem chúng là tất cả, đặc biệt với các doanh nghiệp D2C còn non trẻ bởi vấn đề chi phí là không hề nhỏ. Các doanh nghiệp này nên cân bằng hoạt động marketing trên các kênh khác (vd: Affiliate Marketing) để tối ưu hóa bài toán về doanh thu và chi phí.

Vai trò của Affiliate đối với các doanh nghiệp muốn triển khai D2C

Như chúng ta biết, mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,... là mảnh đất màu mỡ không thể bỏ qua cho các doanh nghiệp. Thế nhưng việc DN đổ tiền vào quảng cáo trên các mạng xã hội đã khiến giá thầu ngày càng tăng.

6 Tips to Craft a Disruptive D2C Marketing Strategy in 2020 | MarTech  Advisor

Không thể phủ nhận việc coi social là kênh tìm kiếm khách hàng nhanh và hiệu quả, nhưng vấn đề về chi phí khiến khá nhiều doanh nghiệp e ngại. Hơn nữa, một số platform đóng như Facebook có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu thập và đánh giá đầy đủ dữ liệu về hành vi khách hàng.

Trong khi đó việc hợp tác với các publisher trong mạng lưới Affiliate Marketing, đặc biệt ở giai đoạn tập trung nâng cao nhận diện thương hiệu, là một giải pháp thay thế hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng chính của doanh nghiệp.

Ứng dụng Affiliate như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất

Theo một khảo sát, 17% người dùng được hỏi nói rằng họ biết đến các thương hiệu mới thông qua các website hoàn tiền (Cashback).

Affiliate Marketing là một phần quan trọng trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng độ nhận diện của thương hiệu có thể tăng lên đáng kể nếu có thực hiện chiến dịch affiliate đúng cách.

Ứng dụng Affiliate marketing cho chiến lược D2C

Việc ưu tiên tập trung vào việc lựa chọn các publisher phù hợp với thương hiệu của mình dù khá mất thời gian nhưng nó thực sự hiệu quả để tăng doanh số và thu hút được tệp khách hàng chất lượng cho doanh nghiệp.

Affiliate Marketing cũng cho phép chúng tôi theo dõi ROI của từng kênh, từng publisher - giúp xác định kênh bán hàng hiệu quả.

ACCESSTRADE – Nền tảng Affiliate Marketing của công ty Interspace Nhật Bản với hơn 20 năm kinh nghiệm tại thị trường Đông Nam Á (Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia)

Riêng tại Việt Nam, ACCESSTRADE đang hợp tác với hơn 600 doanh nghiệp lớn các lĩnh vực TMĐT, du lịch, tài chính, dịch vụ online như Shopee, Tiki, FPTShop, Citibank, Shinhanbank, Vpbank, Viettravel, Mytour, Atadi, Booking,com, Agoda, California, …

Đăng ký hợp tác với ACCESSTRADE: Tại Đây