Vì sao doanh nghiệp phát triển App nên chọn CPR?

Ứng dụng dành cho thiết bị di động (App) ngày nay đã trở thành một nền tảng rất mạnh mẽ cho kinh doanh và tiếp thị. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng Internet trên di động đang chiếm ưu thế hơn máy tính. Vì vậy, các nhà phát triển ứng dụng không nên bỏ qua việc xây dựng một hệ thống người dùng di động riêng cho mình.

Từ khía cạnh Affiliate, các ứng dụng không chỉ giúp cho các nhà quảng cáo có cơ hội để tiếp cận gần hơn với người dùng của họ, mà còn là cơ hội để các Publisher kiếm tiền từ việc quảng bá ứng dụng đến người dùng.

Có rất nhiều cách để bạn có thể quảng bá ứng dụng đến người dùng. Ứng dụng hình thức CPR là một trong số những cách đang được ưa chuộng hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những lý do vì sao các doanh nghiệp phát triển App nên ứng dụng CPR thay vì những hình thức khác.

Khi còn bé, đứa trẻ nào cùng đều rất thích khoe với mấy đứa bạn về món đồ chơi vừa được bố mẹ mua cho. Trong lòng chúng cảm thấy vô cùng thích thú khi bạn bè đều biết nó đang sở hữu một món đồ chơi mới.

Trở về vấn đề, sau khi đã tự tin về một ứng dụng mà bạn cho rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người dành cho nó, nhiệm vụ đầu tiên là phải cho họ biết ứng dụng của bạn đã tồn tại trên trái đất này. Để làm được điều đó, bạn cần có một chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Thu hút người dùng thật

Hiện có rất nhiều hình thức Ad Network trên Mobile được áp dụng cho chiến lược quảng bá ứng dụng. Ngược lại với những lĩnh vực khác khác, đối với việc quảng bá ứng dụng, CPC (cost-per-click) và CPM (cost-per-mile) không mấy được ưa chuộng bởi kết quả của 2 hình thức này chủ yếu phục vụ cho mục đích nhận diện thương hiệu và tăng độ tương tác. Nó không giúp cho các nhà quảng cáo đo lường, đánh giá chính xác được liệu ứng dụng đã tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu hay chưa. Còn về CPI (cost-per-install), tuy hình thức này giải quyết được vấn đề tối ưu số lượt tải nhưng không đảm bảo được chất lượng người dùng thật hay không. Đúc kết trên những ưu điểm và nhược điểm của các hình thức trước, CPR đã ra đời để giúp xử lý triệt để những vấn đề trên. Điển hình là tiếp cận đúng người dùng ứng dụng có nhu cầu thật.

Thật chất, CPR là một hình thức được ACCESSTRADE phát triển dựa trên nền tảng tiếp thị liên kết – Affliate Marketing, công nghê đã được phát triển hơn 20 năm bởi Interspace Nhật Bản.. Theo đó, thay vì tự triển khai các hình thức quảng cáo trên Digital, các nhà phát triển app sẽ thông qua Publisher để quảng bá ứng dụng của mình đến người dùng. Các Publisher có thể chạy tất cả hình thức Digital, làm sao để thu hút người dùng thật tải và đăng ký sử dụng ứng dụng. Khi đó, bạn chỉ cần trả tiền trên mỗi lượt tải app và đăng ký sử dụng thành công.

Tối đa hóa phạm vi tiếp cận người dùng ứng dụng

Bên cạnh việc giúp các nhà phát triển ứng dụng tối ưu được chi phí trong việc thu hút người dùng thật, thông qua hệ thống đối tác với hơn 500.000 Publisher, ứng dụng của bạn sẽ được tiếp cận người dùng đa kênh, đa điểm. Bên cạnh đó, được tích hợp mô hình ScaleF, CPR sẽ giúp việc quảng bá ứng dụng trở nên một cách dễ dàng và rộng rãi hơn nhờ tối ưu hiệu quả kênh giới thiệu Referral/ MGM (Member get member).

Referral là một trong những hình thức tạo sự tin cậy và thu hút người dùng mới

Hiểu một cách đơn giản, dựa trên sự hài lòng mà khách hàng cũ có được khi sử dụng ứng dụng của bạn, họ sẽ giới thiệu đến bạn bè, người thân tiếp tục tải và dùng app. Dựa theo đó, bạn sẽ có các chương trình ưu đãi dành cho việc giới thiệu. Đó có thể là ưu đãi dành riêng cho người giới thiệu. Hoặc dành cho cả hai: người giới thiệu và người được giới thiệu.

Giữ chân người dùng ứng dụng

Không có cái khó nào giống cái khó nào. Sau khi đã tiếp cận được người dùng và thu hút họ tải app, bài toán khó tiếp theo là phải làm sao để họ không gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi thiết bị. Theo số liệu thống kê từ Appsflyer cho biết, có đến:

  • ♦ 26% khách hàng rời bỏ ứng dụng sau lần đầu sử dụng
  • ♦ 90% khách hàng không sử dụng sau 3 tháng
  • ♦ 70% khách hàng không phát sinh giao dịch thứ 2

Song cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lý do vì sao người dùng không muốn tiếp tục sử dụng app của bạn. Tiêu biểu nhất trong đó là tính năng bị hạn chế. Điều này cũng giống như việc bạn đi mua đồ ở cửa hàng tiện lợi. Vì định vị là tiện lợi nên bạn mặc định mình có thể tìm mua bất cứ thứ gì ở cửa hàng đó. Một hôm đang cần mua túi bông gòn nên ghé xuống cửa hàng tiện lợi gần nhà nhưng không bán, chịu khó đi thêm 2km thì một cửa hàng khác lại có. Lần thứ hai, trời chuyển mưa to, xuống cửa hàng tiện lợi gần nhà tìm mua cái áo mưa dù xài được lâu cũng không có, chạy lại cửa hàng hôm trước thì có bán. Dần dà, tôi chuyển sang lựa chọn cửa hàng tiện lợi cách 2km thay vì chọn cái gần nhà. Ngày nay, khi nhu cầu của người dùng trở nên đa dạng hơn, nếu bạn đang phát triển một ứng dụng ngân hàng và nó chỉ vỏn vẹn các tính năng giao dịch bình thường mà không có tích hợp các nền tảng khác như mua vé xem phim, nạp tiền điện thoại, mua sắm trên kênh thương mại điện tử,.. thì 99% người dùng sẽ tạm biệt bạn chỉ sau vài lần sử dụng. Thậm chí họ còn xóa ngay sau khi phát hiện ứng dụng quá ít tính năng.

Nhờ thừa hưởng hệ sinh thái với hơn 600 Advertiser của ACCESSTRADE, hình thức CPR sẽ giúp các nhà ứng dụng kết nối với đơn vị cung cấp dịch vụ khác, giúp app của bạn có thể phát triển đa nền tảng, đa tính năng, giúp cải thiện trải nghiệm một cách tốt hơn và giữ chân người dùng ở lại với ứng dụng của bạn lâu hơn.

TOP đối tác của ACCESSTRADE Vietnam

Hiện ACCESSTRADE là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đang triển khai hình thức CPR (Cost per register) – Giải pháp tiếp thị số tính theo lượt đăng ký. Đây là giải pháp duy nhất được ACCESSTRADE phát triển riêng cho khối Tài chính – Ngân hàng và các doanh nghiệp đang có nhu cầu phát triển người dùng thông qua ứng dụng di động (Mobile App). CPR sở hữu 3 lợi ích, giúp các doanh nghiệp giải quyết triệt để vấn đề: Thu hút người dùng thật – Giữ chân khách hàng – Thúc đẩy lan truyền.

Để tìm hiểu về CPR và những ưu điểm nổi bật của gói giải pháp này, truy cập tại: https://cpr.accesstrade.vn/