80% các công ty tại Việt Nam tìm cách tích hợp mô hình co-working space trong 1-3 năm tới

Báo cáo mới đây của IDC đã nhìn nhận về không gian làm việc chia sẻ tại Việt Nam và sự tăng trưởng đáng kể của ngành này tại Việt Nam sẽ như thế nào. Báo cáo được công bố giữa lúc các doanh nghiệp lớn tính toán lại các chiến lược trong không gian làm việc nhằm chú trọng vào khả năng tích hợp và trải nghiệm của nhân viên. Là một trong những quốc gia đầu tiên hoạt động trở lại trong khi Covid-19 vẫn đang diễn ra, các doanh nghiệp tại Việt Nam đặc biệt cần được hỗ trợ kịp thời và linh hoạt nhằm giải quyết nhu cầu thực tế về không gian làm việc mới.

Triển vọng trên được nhận định từ báo cáo chung do WeWork và IDC phối hợp thực hiện và công bố. Báo cáo “Tương Lai của Văn Phòng Làm Việc: Không Gian Chia Sẻ cho Các Tập Đoàn Lớn (Từ Góc Nhìn Đông Nam Á)" đã nghiên cứu cách các doanh nghiệp toàn cầu khắp khu vực Đông Nam Á nhìn nhận về không gian làm việc và những thay đổi có thể diễn ra về chính sách không gian làm việc trong tương lai.

IDC báo cáo rằng 93% doanh nghiệp được khảo sát nhận thấy sự cần thiết phải điều chỉnh không gian làm việc của họ để phù hợp với kỳ vọng của thế hệ trẻ trong khu vực. Kết quả này phù hợp với văn hóa làm việc sôi nổi của thế hệ Millennial tại Việt Nam. Với sự chuyển dịch nhu cầu này, các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện cũng đã và đang lên kế hoạch hợp tác với các không gian làm việc chia sẻ nhằm tạo nên một môi trường làm việc hợp tác và năng động.

Đánh dấu sự chuyển hướng của doanh nghiệp về các không gian làm việc chia sẻ

Các không gian làm việc chia sẻ tại Việt Nam chứng kiến quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ khi cứ 47,5 ngày là có 1 địa điểm mới mở, theo Coworking Resources. Là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trong khu vực, nhu cầu từ các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng. Với sự gia tăng các doanh nghiệp cả trong nước lẫn nước ngoài tại Việt Nam, báo cáo của IDC cho biết có tới 80% doanh nghiệp tại Việt Nam lên kế hoạch sử dụng không gian làm việc chia sẻ trong vòng từ 1 đến 3 năm tới, cao hơn mức trung bình của khu vực.

Sự phát triển của thị trường Việt Nam đã thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp từ trong nước đến nước ngoài thiết lập sự hiện diện tại thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm qua trở lại đây, trải khắp các ngành từ công nghệ đến phát triển phần mềm. Là một trong số ít những thị trường mà các công ty tìm kiếm các đối tác không gian làm việc chia sẻ trong quá trình mở rộng thị trường ra quốc tế, các doanh nghiệp đã tích cực sử dụng không gian làm việc chia sẻ với nhiều dịch vụ và tiện ích đặc biệt. 86% người được khảo sát tại Việt Nam phản hồi "cực kỳ hoặc rất" coi trọng lợi ích của không gian làm việc chia sẻ đối với việc mở rộng kinh doanh của họ.

Với các doanh nghiệp đề cao tính linh hoạt trong kinh doanh, thu hút và giữ chân nhân tài nhằm tăng cường sự hợp tác của nhân viên, thì các không gian làm việc chia sẻ đã phát huy được thế mạnh của mình là trung tâm sáng tạo và nền tảng kết nối doanh nghiệp. Nhiều công ty cho rằng việc phát triển không gian làm việc chia sẻ ở Việt Nam là điều tất yếu, trong đó có Amanotes.

"Sự phát triển của không gian làm việc chia sẻ tại Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với sự bùng nổ thế hệ doanh nhân trẻ, các nhà khởi nghiệp, và các cộng đồng đổi mới trong nước" - bà Nga Nguyễn, Trưởng phòng nhân sự của Amanotes tại Việt Nam cho biết. "Tuy nhiên giai đoạn phục hồi sau covid-19 đã chứng kiến nhiều tập đoàn lớn thay đổi cách vận hành doanh nghiệp linh hoạt hơn và lựa chọn không gian làm việc chia sẻ nhằm tận dụng lợi ích về tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và phát triển nguồn nhân lực. Thế hệ trẻ hiện đang là lực lượng lao động chính của Việt Nam, luôn tìm kiếm một môi trường giúp họ phát triển chuyên môn và bản thân. Không gian làm việc chia sẻ đóng vai trò là nền tảng nuôi dưỡng môi trường làm việc đa văn hoá và sáng tạo, tạo động lực giúp nhân viên mở rộng thêm mối quan hệ và làm việc hiệu quả hơn. Trong khi các công ty đang thực sự thích ứng với văn hoá làm việc mới - đề cao tính hoạt, sự tin tưởng và phúc lợi của nhân viên, cách các công ty chuyển đổi và xây dựng chiến lược không gian làm việc sẽ tác động trực tiếp tới trải nghiệm của nhân viên và hiệu quả kinh doanh của mình. Hiện tại các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện các bước tiếp cận đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong tương lai và các giải pháp linh hoạt là một phần quan trọng trong chiến lược văn phòng làm việc mới.

Hướng đi mới cho không gian làm việc tương lai tại Việt Nam

Từ thực tế và trật tự công việc mới do nhu cầu giãn cách xã hội, đại dịch COVID-19 nhấn mạnh sự cần thiết của việc linh hoạt sắp xếp không gian làm việc. Các công ty hiện tại đang chuyển từ các hợp đồng thuê văn phòng dài hạn sang sử dụng các không gian làm việc chia sẻ như WeWork. Khi hợp tác cùng các doanh nghiệp, WeWork có thể hỗ trợ từ việc sắp xếp phân bổ nhân lực trong không gian WeWork và hỗ trợ sử dụng không gian với nhu cầu khác nhau theo từng giai đoạn tới hỗ trợ phân tán lực lượng lao động khi cần thiết.

Văn phòng làm việc của WeWork tại toà nhà Lim Tower 3, TP. HCM

Với tầm nhìn phát triển chiến lược của mình, Sonatus và Lim Tower 3 là những địa điểm mới nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh của WeWork Việt Nam. Kể từ tháng 1, công ty đã chứng kiến lượng thành viên doanh nghiệp tăng tới 13%, trong đó bao gồm các doanh nghiệp lớn cho tới các cơ quan chính phủ, như Tencent's WeTV Vietnam, Snow, ProChile (Ủy ban thương mại của Bộ Ngoại giao Chile) và Decision Lab.

“COVID-19 đã khiến các công ty ưu tiên cân nhắc lựa chọn các không gian làm việc chia sẻ trong danh mục bất động sản.” - Ray Tan, Trưởng Bộ phận Tăng trưởng của WeWork tại khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc cho biết. “Việc khó có thể tiên đoán được chính xác sự biến động của tình hình kinh tế trong tương lai khiến các công ty cần đưa ra những quyết định nhanh chóng trong giai đoạn hiện tại. Chúng tôi không chỉ giúp các công ty giảm chi phí cố định lên tới 50%, mà còn giúp họ mở rộng quy mô nhanh gấp ba lần so với các lựa chọn truyền thống. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hoạt động trở lại sau dịch, các vấn đề về vệ sinh và sát khuẩn trong không gian cũng được chúng tôi chú trọng, nhằm đảm bảo sự an toàn cho các thành viên của chúng tôi khi gần như tất cả đã quay lại với WeWork. Chúng tôi mong muốn cùng với Việt Nam phát triển và hợp tác với nhiều doanh nghiệp hơn để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới kinh tế của đất nước".

Các doanh nghiệp tương lai cần phải có chiến lược thông minh để điều hướng các thách thức và cơ hội trong khu vực. Các công ty tăng trưởng cao như nhà bán lẻ trực tuyến Lazada dù chưa áp dụng không gian làm việc chia sẻ nhưng cũng nhận định không gian làm việc chia sẻ sẽ là xu hướng trong tương lai.

“Lazada Việt Nam hiện chưa sử dụng không gian làm việc chia sẻ. Tuy nhiên, là một công ty công nghệ và nền tảng thương mại điện tử kết nối hàng ngàn thương hiệu, người bán hàng và nhà cung cấp với người tiêu dùng, việc áp dụng các giải pháp mới là một sự cân nhắc đúng đắn và chúng tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề thời gian,” theo bà Trương Oanh, Giám đốc Giải pháp tiếp thị tại Tập đoàn Lazada Việt Nam cho biết. “Cá nhân tôi thích không gian làm việc chia sẻ vì tính linh hoạt và sáng tạo hơn so với không gian văn phòng truyền thống. Đối với một nền tảng thương mại điện tử, văn hóa hợp tác là rất quan trọng để thúc đẩy tính linh hoạt và kịp thời trong công việc đồng thời khuyến khích sự hợp tác và mở rộng mạng lưới của chúng tôi, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nổi trong nước.”

Khi Việt Nam tiếp tục chứng kiến ​​sự tăng trưởng kinh tế bền vững, văn hóa làm việc sôi động của thế hệ trẻ và những nỗ lực quan trọng của chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, đầu tư nước ngoài từ các doanh nghiệp quốc tế sẽ tiếp tục tạo đà phát triển đất nước. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp trong việc khéo léo và nhạy bén để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình, việc nắm bắt không gian làm việc chia sẻ sẽ tiếp tục là con đường thúc đẩy tăng trưởng năng động.