5 Điều lưu ý khi làm Video Animation cho doanh nghiệp

Để tạo ra một video animation truyền thông cho hoạt động kinh doanh của bạn có thể sẽ là một quyết định quan trọng hơn so với những gì bạn tưởng lúc đầu đầu. Video Animation Brand sẽ bao gồm tầm nhìn, khát khao và là tất cả những gì bạn muốn truyền tải cho khách hành của bạn. Nên nó một ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác truyền thông & marketing.
Trong bài viết này chúng ta sẽ nói về 5 điều quan trọng nhất khi làm một video animation

1. Ngân sách

Điều đầu tiên bạn phải cân nhắc là ngân sách. Bởi vì tiền nào của nấy, đúng như ông cha ta đã dạy. Số tiền bạn chấp nhận chi trả sẽ xứng đáng với chất lượng, nội dung chất xám của sản phẩm. Nếu bạn muốn video animation của bạn giống như phim hoạt hình của hãng Pixar thì bạn phải bỏ ra hàng triệu đô la Mỹ. Và nó thực sự là quá đắt đỏ. Theo như báo cáo của UP thì một phút phim của Pixar có giá 1.82 đô la Mỹ. Thật kinh khủng phải không?
Tất nhiên là bạn sẽ không cần phải dùng ngân sách quá lớn như vậy để làm một video animation dạng giải thích hay giới thiệu về công ty của bạn. Ở Mỹ hoặc Châu Âu giá thành để tạo ra một video Animation là khoảng 2000 Euro / 1 phút (tương đương với hơn 50 triệu VND). Ở Việt Nam, do nền công nghiệp sáng tạo chưa thực sự được phát triển và chú trọng nên hiện tại chỉ cần ngân sách từ 3 triệu – 7 triệu VND/phút đã có thể làm 1 video animation chất lượng rồi.

2. Thương hiệu cá nhân/tổ chức

Theo một khảo sát trên 1000 người thì họ có xu hướng chỉ nhớ được 20% những gì mà họ đọc và chỉ có 10% nhớ được những gì họ nghe. Tuy nhiên , một con số gây bất ngờ họ có xu hướng ghi nhớ 80% bởi những gì họ thấy thông qua Video hay phim …. Điều này lý giải tại sao video nói chung hay video animation cần phải trở thành một vũ khí marketing cho thương hiệu của bạn hay công ty bạn. Khách hàng của bạn sẽ luôn luôn ghi nhớ hình ảnh thương hiệu của bạn một cách rõ ràng trong tâm trí của họ.

Và, đặc trưng thương hiệu của bạn không chỉ đề cập đến các khía cạnh trực quan như màu sắc và logo thương hiệu , nó còn kết hợp các khía cạnh khác như đối tượng mục tiêu của bạn là ai và bạn làm việc trong ngành nào. Ví dụ: nếu công ty của bạn là một công ty bảo mật thì bạn sẽ không muốn một video chứa cảnh đầy cầu vồng hay âu yếm sếm sẩm. Điều tương tự cũng áp dụng cho cách bạn định hướng thông điệp của mình, nếu bạn là một công ty B2C, bạn có thể linh hoạt hơn một chút với thông điệp của mình. Tất cả những khía cạnh trong tính cách , đặc trưng thương hiệu rất quan trọng để xem xét khi tạo hoạt hình video cho doanh nghiệp của bạn.

3. Khán giả của bạn

Đối với một công ty mới hoạt động kinh doanh hay công ty start up, Video là một ý tưởng an toàn để chia sẻvới khách hàng rằng doanh nghiệp của bạn có những ý tưởng và giải quyết vấn đề vô cùng hiệu quả.
Nhưng điều bạn không được quên đó là bạn đang làm video để target cho những đối tượng nào? Câu hỏi đầu tiên bạn cần phải hỏi chính bản thân mình là?
”Tại sao tôi phải làm video?“
Có rất nhiều lý do mà các công ty chọn làm video nói chung hay video animation, nhưng những lý do chính là như sau :

  • Để tăng cường sự nhận thức của thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp
  • Để gia tăng khách hàng mới
  • Để giáo dục khách hàng hiện có
  • Vậy, khi bạn biết được lý do bạn muốn làm video aniamtion và những ai mà bạn muốn xem nó thì điều tiếp theo là quyết định xem điều gì mà bạn muốn khách hàng phải biết hoặc họ sẽ làm gì sau khi họ xem video.
    Phần lớn các video thương hiệu thường show 1 vấn đề nào đó mà một khách hàng đnag mắc phải và sau đó công ty đưa ra giải pháp.

4. Độ dài.

Độ dài của video vô cùng quan trọng khi tạo ra một video animation bởi vì nó sẽ quyết định yếu tố có bao nhiêu người sẽ xem video animation của bạn.
Chúng tôi khuyến khích rằng bạn nên để thời lượng video < 2 phút.
Chúng tôi đã phát hiện ra đây là thời gian mà khách hàng có tính tập trung cao và mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.
2 phút có vẻ là đủ thời gian để nói tất cả những gì mà bạn muốn. Nhưng video animation không chỉ là nói với mọ người về tất cả những thứ chi tiết về thương hiệu của bạn. Video animation được thiết kế để thu hút sự quan tâm và khuyến khích mọi người tìm hiểu thêm về công ty của bạn và hy vọng trở thành khách hàng có giá trị. Chính vì vậy, khi đã xác định được thời lượng cho video thì bước tiếp theo phải phân chia nhỏ xem mở đầu video khoảng bao nhiêu giây và đoạn kết thúc kêu gọi hành động Call to Action là bao nhiêu giây.

5. Thị trường nhắm tới là đâu?

Mặc dù sau khi làm xong video và quảng cáo video là bước cuối cùng trong toàn bộ quá trình, bạn nên có ý tưởng về nơi bạn muốn tiếp thị video ngay tại thời điểm sớm, thậm chí trước cả khi bạn bắt đầu tạo video. Điều này là do video của bạn phải luôn phù hợp với bối cảnh nơi nó được bán trên thị trường. Ví dụ: nếu bạn biết rằng rất nhiều khách hàng của bạn sử dụng Instagram và bạn muốn tiếp thị ở đó thì video của bạn sẽ phải dài không quá 15 giây . Mặt khác, nếu bạn muốn đặt một quảng cáo trên YouTube và bạn muốn bán hàng hết mức có thể (mà không bị thúc đẩy), thì bạn nên để giới hạn video trong 30 giây. Có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể tiếp thị và quảng bá video của mình: bản tin facebook,email, triển lãm thương mại, trên trang chủ trang web của bạn, trên phương tiện truyền thông xã hội, v.v. Điều quan trọng cần ghi nhớ là bạn sẽ phải quảng bá video của mình 1 cách khác nhau trên mỗi nền tảng. Tuyệt đối không nên giống nhau với mọi kênh truyền thông.

Chúc bạn thành công.