Marketer Lưu Hoàng Anh
Lưu Hoàng Anh

Giám Đốc @ Công ty TNHH MTV DV TM Trực Tuyến Lưu Gia Group

5 lý do khiến doanh nghiệp Việt thất thế ngay trên sân nhà!

5 lý do chính khiến doanh nghiệp Việt thua trên chính sân nhà của mình.

Có rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã để mất phần lớn thị phần của mình vào tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thậm chí các doanh nghiệp phải chấp nhận sáp nhập, liên kết với các đối thủ nước ngoài để mong có một sân chơi ngay chính trên sân nhà của mình.

Chợ Tốt Nhất

Có phải các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam họ quá mạnh về tiềm lực kinh tế, khiến các doanh nghiệp trong nước đang phải cạnh tranh không công bằng trên sân nhà mình.

5 nguyên nhân bên dưới mà tôi chia sẻ, sẽ cho các bạn thấy, những điểm yếu nào mà chúng ta đang gặp phải, những điểm chúng ta đang để thua đội bạn.

1 - Chưa có sự đầu tư về chiều sâu

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước hoạt động kém hiệu quả một phần là do chưa có một sự đầu tư nào gọi là bài bản, hầu như chúng ta chỉ biết tập trung vào việc doanh thu và lợi nhuận mà chưa biết phải làm sao để có được một doanh thu lớn nhất, nguồn lợi nhuận cao nhất.

Muốn phát triển doanh nghiệp bền vững nhưng lại không chịu đầu tư, muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì cần phải có sự đầu tư bài bản vào marketing, tập trung xây dựng hình ảnh, thương hiệu và uy tín với khách hàng đó là điều doanh nghiệp bắt buộc và cần thiết phải làm.

2 - Chưa tạo dựng được uy tín

Uy tín quý hơn vàng đó là câu nói mà tôi tâm đắc nhất, nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc phát triển sản xuất kinh doanh ồ ạt mà không tập trung vào khâu thiết kế, chất lượng sản phẩm thì rất dễ xảy ra sai sót không đáng có.

Uy tín của doanh nghiệp với khách hàng là vô cùng quan trọng trong kinh doanh, việc này quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Tại sao các ông lớn kinh doanh thiết bị điện tử tại Việt Nam đang áp dụng quy chế mua hàng 1 đổi 1 trong vòng 14 ngày, đó là một chiến thuật kinh doanh mang tầm đẳng cấp, họ chấp nhận bỏ ra một số tiền không nhỏ để có được lòng tin từ khách hàng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chưa thể làm được điều đó.

Muốn khách hàng an tâm, tin tưởng sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp bạn cung cấp, thì cái điều quan trọng nhất là dịch vụ trước và sau bán hàng. Bán hàng xong cho khách hàng, thì cần phải duy trì quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, chính sách bảo hành, bảo trì sau bán hàng cũng cần làm tốt, như vậy chúng ta sẽ tạo ra được sự uy tín và lòng tin với khách hàng.

3 - Không tìm được tiếng nói chung

Tại sao tôi lại nói đến vấn đề này, các doanh nghiệp nước ngoài họ đầu tư vào thị trường Việt Nam, họ rất mạnh chúng ta lại đang yếu thế hơn họ về tiềm lực kinh tế. Nhưng đây là chúng ta đang đá ở sân nhà, chúng ta hoạt động trên thị trường trước họ, nhưng vì một tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm chưa có, ông nào cũng muốn mình có nhiều thị phần hơn, ông nào cũng bảo vệ quan điểm của mình.

1 sân bóng sẽ chia làm 2, mỗi bên một đội, cũng như thị trường Việt đang làm miếng phô mai béo bở được chia làm 2 miếng cho doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đến từ nước ngoài.

Khi các doanh nghiệp của ta chơi tốt, đá hay thì đâu có cơ hội nào để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể ghi bàn vào lưới của ta.

Chính vì các doanh nghiệp của ta đang cố chèn ép chính các doanh nghiệp của ta, mà không quan tâm đến các doanh nghiệp đến từ nước ngoài họ đang hoạt động ra sao, có những chiến dịch như nào. các doanh nghiệp không có tiếng nói chung cho sự phát triển, là cơ hội tốt để các doanh nghiệp đến từ nước ngoài họ tận dụng cơ hội phát triển. Thị phần mất, muốn hoạt động kinh doanh ngay trên sân nhà, thì chúng ta đành chấp nhận một điều chia sẻ thị phần còn lại cho doanh nghiệp nước ngoài, chấp nhận sáp nhập doanh nghiệp vào với họ để mong có cơ hội để phát triển, đó là câu chuyện của không ít các doanh nghiệp.

4 - Dịch vụ không tốt

Nếu bạn là một doanh nghiệp Startup ngay từ đầu khởi nghiệp, hãy tập trung làm dịch vụ sao cho tốt, đừng quá tập trung đến lợi nhuận. Những doanh nghiệp đến từ nước ngoài, dịch vụ của họ cực tốt đã giúp họ phát triển mạnh và chiếm phần lớn thị phần của chúng ta. Họ tập trung mạnh vào việc phát triển dịch vụ, dịch vụ họ có tốt, thì khách hàng cũng sẽ tin tưởng vào dịch vụ của họ thay vì mua hàng của ông người Việt, ông chỉ biết bán được cái này lãi 300k cất két, khi sản phẩm lỗi cần bảo hành, bảo trì gọi 20 cuộc, hẹn 1 tháng không đến sửa, vì lý do doanh nghiệp đang có tâm lý và suy nghĩ chung bán được hàng là có tiền, còn sửa chữa và bảo hành không tiền thì cứ từ từ, khiến khách hàng mất lòng tin vào các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp Việt cung cấp.

Bạn thấy, tại sao lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện tử, các thiết bị công nghệ tại Việt Nam hiện nay, lại không có doanh nghiệp nước ngoài nào đầu tư kinh doanh, trong đó thị trường này có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, vì những nhà bán lẻ của chúng ta trong lĩnh vực này đang làm quá tốt, dịch vụ hoàn hảo, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy miếng phô mai béo bở mà không dám đầu tư, vì họ biết, không thể cạnh tranh lại được với các doanh nghiệp đã có thương hiệu trên thị trường trước đó.

5 - Chưa đi đúng hướng

Doanh nghiệp kinh doanh đang chưa đi đúng hướng, chưa nắm bắt được thị hiếu của người dùng. Đầu tư sản xuất, kinh doanh ồ ạt nhưng không mang lại hiệu quả là cái mà nhiều doanh nghiệp trong nước đang mắc phải. Chúng ta kinh doanh, chúng ta là chủ doanh nghiệp, hãy thử đặt mình một lần vài vị trí của người mua hàng để hiểu họ cần gì ,và chúng ta cần làm gì để đáp ứng được nguồn cung cầu của thị trường.

Cái này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để ta phải làm để áp dụng vào chính nhu cầu kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp, tại sao các doanh nghiệp nước ngoài họ thuê bên thứ 3 để khảo sát người dùng, chúng ta thì ít có doanh nghiệp nào chú trọng đến vấn đề này.

Chỉ tập trung làm sao giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí đầu tư để thu lại lợi nhuận cao nhất, bán được 50% hàng cũng đã có lãi thì sao có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

20 năm về trước khi người dân Việt còn khó khăn, nhu cầu mua hàng giá rẻ được đặt ra hàng đầu, họ tìm những món đồ rẻ nhất để mua mà không quan tâm đến chất lượng, mẫu mã của sản phẩm. Chỉ mong sao có đồ để dùng, nhưng năm nay là năm 2020 thời đại công nghệ 4.0 mà nhiều doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng kinh doanh theo thời kỳ của 20 năm về trước, nghĩa là bạn đang đi sau 20 năm so với người tiêu dùng Việt, chưa nói gì đến sự cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tôi ví dụ cụ thể luôn, 20 năm trước người Việt đua nhau mua xe dream sản xuất từ Trung Quốc, chất lượng không đảm bảo, nhưng đảm bảo giá cực rẻ phù hợp với túi tiền của người Việt, một chiếc xe dream nhật, bằng giá tương đương 10 chiếc xe Tàu…

Vậy nhưng đó là 20 năm về trước, giờ chúng ta đang thay đổi từng ngày, kinh tế phát triển, người dân có tiềm trong tay, họ mong muốn có một cuộc sống chất lượng, một cuộc sống xanh an toàn.

Vậy nên nhiều doanh nghiệp Việt không thể phát triển cũng vì tư duy của người cầm lái doanh nghiệp chưa thực sự tốt, chưa nắm bắt được thị trường, chính mà các doanh nghiệp của ta thất thế so với các doanh nghiệp đến từ nước ngoài.

Bài viết này tôi viết từ chính những kinh nghiệm thực tiễn mà tôi và doanh nghiệp của mình đã trải qua, tôi không nói theo sách, không nói theo những gì mà người khác đã chia sẻ, tôi nói từ chính những kinh nghiệm thực tiễn của mình, tôi muốn chia sẻ để chúng ta có cái nhìn mới hơn, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển vì một Việt Nam thịnh vượng.

Theo: Thanh Tân

Nguồn: Chợ Tốt Nhất