Ứng dụng tâm lý học trong thiết kế menu nhà hàng

Menu không chỉ đơn thuần là một bảng giới thiệu món ăn, mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc gây ấn tượng với khách hàng, thúc đẩy khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Không phải vô thức mà những món ăn được đặt ở những vị trí đó, đó thực sự là một môn khoa học về tâm lý và thị giác người dùng.

Lần tới khi bạn ghé bất kì một nhà hàng, quán ăn, cafe nào đó, thay vì vô thức chọn món như bình thường, hãy thử nán lại một chút để nghĩ xem nhà hàng đó đang sử dụng những thủ thuật nào trong việc thiết kế menu khiến bạn chi tiền nhiều hơn. Hãy nhìn vào màu sắc, bố cục hay phần mô tả ở mỗi món ăn. Đây chính là việc áp dụng tâm lý học trong thiết kế menu.

Một chiếc menu được xây dựng tỉ mỉ để nhằm hướng dẫn cho bạn chọn đúng những món nhà hàng muốn. Việc này hoàn toàn được nghiên cứu bởi khoa học dựa trên hành vi và thói quen của con người. Hãy cùng xem những người thiết kế menu điều hướng khách hàng như thế nào nhé!

1. Lựa chọn màu sắc phù hợp để tác động tới cảm xúc

Màu sắc - yếu tố quan trọng trong ngành quảng cáo có tác động không nhỏ tới hành vi mua sắm của khách hàng. Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học, màu sắc có thể tác động tới cảm xúc của khách hàng và khiến họ ra quyết định bởi tiềm thức, không phải lý trí. Đặc biệt là trong ngành F&B, các quyết định cảm xúc chính là yếu tố mang lại doanh thu vô cùng lớn. Một số màu sắc đặc trưng trong ngành F&B bạn có thể đã quen thuộc, ví dụ như:

  • Màu xanh lá: thể hiện sự tươi mới, sạch sẽ của nguyên liệu. Thường được sử dụng trong các concept nhà hàng chay, nhà hàng organic và muốn nhấn mạnh lợi thế trong việc sử dụng nguyên liệu thân thiện với khách hàng.
  • Màu đỏ, cam, xanh biển: đa phần nhà hàng dùng những màu sắc này để khiến khách hàng chú ý và đặc biệt, khiến họ cảm thấy đói bụng. Yếu tố này là tối cơ bản để khiến khách hàng ăn nhiều hơn và tất nhiên, chi tiêu nhiều hơn. Đặc biệt là màu đỏ sẽ khiến khách hàng ra quyết định nhanh, mạnh mẽ hơn.
  • Màu đen, nâu, ghi: những gam màu này thường thấy trong những nhà hàng sang trọng, hoặc mộc mạc. Dù sử dụng những màu sắc này trong menu không mang tính thúc đẩy mạnh mẽ như những gam màu nóng trên, nhưng nó phần nào thể hiện cá tính, concept của nhà hàng.

Thiet Ke Menu Menu của nhà hàng BBQ gây hiệu ứng đói bụng

Menu dưới đây sử dụng màu xanh dương làm chủ đạo, khá phù hợp với concept nhà hàng hải sản. Màu xanh dương khiến khách hàng dễ liên tưởng tới biển, đại dương và sự tươi ngon của hải sản.

Thi Truong F&b 1.docx Menu của Russ & Daughters với màu xanh dương làm chủ đạo

2. Hình ảnh được sử dụng “tiết kiệm”

Phần lớn chủ nhà hàng khi nghĩ đến thiết kế menu sẽ muốn dùng hình ảnh để trình bày rõ ràng món ăn với khách hàng. Tuy nhiên, theo 1 nghiên cứu của Rapp, việc chỉ sử dụng 1 bức ảnh trên 1 trang menu sẽ làm tăng doanh số của món ăn trên trang đó thêm 30%, đặc biệt là với những nhà hàng phân khúc trung-cao cấp. Tất nhiên, hình ảnh phải được chuẩn bị đẹp mắt, rõ ràng và sạch sẽ.

Thi Truong F&b 2.docx Los Angeles Library Publishing Collection

Một số nhà hàng lựa chọn hình vẽ minh họa để làm điểm nhấn và phá cách hơn cho menu của mình, và đặc biệt để phù hợp với phong cách của nhà hàng.

Thiet Ke Menu 3 Napizza menu

3. Lược bỏ đơn vị tiền tệ

Cách làm này đã được khá nhiều nhà hàng sử dụng trong menu của mình. Đặc biệt là ở Việt Nam, khi đơn vị giá khá cao (trăm nghìn đồng). Ở những nhà hàng thuộc phân khúc trung - cao cấp, cách làm này khá phổ biến bởi ở đó kể cả những món khai vị cũng có thể lên tới hàng trăm nghìn đồng. Chính vì thế sẽ làm khách hàng lựa chọn món ăn theo giá tiền, chứ không phải vì nguyên liệu, hương vị hay sở thích cá nhân.

Thực tế, đây là nghiên cứu tâm lý học đã được chứng mình bởi The Center for Hospitality Research, đó là khách hàng sẽ có hành vi chi mạnh tay hơn tại những nhà hàng không có đơn vị tiền tệ phía sau (vd: 250.000 vnd -> 250) bởi họ cảm thấy “rẻ hơn” so với tưởng tượng.

Thiet Ke Menu 4 Nhà hàng Podi không sử dụng đơn vị tiền tệ (ở đây là $)

4. Tối ưu doanh thu bằng vị trí đặt món ăn

Khi lựa chọn món ăn trong menu, chúng ta thường không để ý có 1 thủ thuật nhỏ nhưng khá quan trọng, đó là vị trí món ăn được sắp xếp. Chúng không hề được đặt vô thức tại đó, mà dựa vào những nghiên cứu về hành vi của con người khi thực hiện công việc đọc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khi khách hàng bắt đầu đọc menu, họ sẽ đưa mắt tới góc trên cùng bên phải của trang menu. Vậy nên, món ăn đặc biệt (signature, best-seller hoặc món đắt nhất) sẽ được đặt tại đây kèm theo hình ảnh bắt mắt. Đó là ấn tượng đầu tiên và sâu sắc đối với khách hàng và thông thường, khi khách hàng đi qua hết menu nhưng không lựa chọn được món ăn khác phù hợp hơn, họ sẽ chọn món ăn ấn tượng đó.

Thiet Ke Menu 5

Menu của Balthazar với món đắt nhất trên góc phải

Một ví dụ khác về việc đặt món ăn ở vị trí bắt mắt. Ở đây nhà hàng không sử dụng hình ảnh, thay vào đó là sử dụng Typography với cỡ chữ to, đậm, rõ ràng để hướng ánh mắt của khách hàng vào món ăn đắt tiền nhất (Steak and kidney pie).

Thiet Ke Menu 6

Tuy nhiên, vị trí “vàng” này sẽ thay đổi 1 chút tùy theo dạng menu mà nhà hàng của bạn sử dụng. Đây là 1 số dạng thông thường:

  • Menu 1 trang giấy: Vị trí trên cùng, chính giữa (hoặc lệch phải)
  • Menu 2 trang giấy: Vị trí trên cùng bên phải
  • Menu 3 trang giấy: Vị trí trên cùng bên phải ở trang thứ 3
  • Menu nhiều trang giấy: Vị trí trên cùng ở mỗi trang

Tuy nhiên, khi lên menu cho nhà hàng, chúng ta không nên chọn quá nhiều món signature bởi chúng sẽ khiến khách hàng chần chừ khi đưa ra quyết định hơn. Thông thường, một nhà hàng sở hữu 2-3 món signature là vừa đủ và khiến khách hàng nhớ lâu hơn. Bạn có thể lựa chọn 1 món signature cho mỗi giai đoạn dùng bữa, ví dụ như món khai vị, món chính, món tráng miệng thì sẽ có 1 món xuất sắc nhất và được recommend.

5. Nhấn mạnh bằng thiết kế đồ họa

Bên cạnh lựa chọn vị trí đặt món ăn trên menu, có một cách chủ động hơn và cũng khiến khách hàng chú ý tới những món ăn đặc biệt, đó là sử dụng đồ họa. Thông thường, người thiết kế sẽ sử dụng một số hiệu ứng như dạng khung, màu sắc nổi bật, các hình mũi tên hoặc một số hình minh họa. Một số nhà hàng xuất sắc có thể biến menu thành một người hướng dẫn và kể chuyện cho khách hàng về những món ăn, câu chuyện và triết lý của thương hiệu và đưa khách hàng tới lựa chọn món ăn mà nhà hàng muốn. Thật tuyệt phải không?

Thiet Ke Menu 7.jpg Menu của Mud House với các hình khối nhấn mạnh vào các món ăn đặc biệt

Hoặc phá cách, cá tính hơn với cách chơi màu của Roast Kitchen. Họ dùng sắc màu tương phản đỏ - đen, các hình khối để gây chú ý với khách hàng và kể cả hình minh họa để thể hiện rõ concept nhà hàng.

Thiet Ke Menu 8 Menu của Roast Kitchen

Via F&B Việt Nam