Lộ diện 99 kỹ thuật tăng trưởng đột phá dành cho SaaS năm 2020

Các công ty trên thế giới coi Growth Hacking là chiến lược hoàn hảo cho thế kỷ 21, bởi vì nó có thể giúp doanh nghiệp bỏ xa các đối thủ cạnh tranh, thu về lượng khách đáng mơ ước.

Tuy nhiên các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội và sử dụng nguồn dữ liệu thật tối ưu, rất có thể các chiến lược này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều ngân sách lãng phí nếu áp dụng cách khác.

growth hacking

Sơ đồ tổng hợp 99 kỹ thuật tăng trưởng đột phá dành cho SaaS năm 2020

"Slide 99 kỹ thuật Growth Hacking dành cho doanh nghiệp 2020" do team content SlimCRM.vn biên soạn tổng hợp - là tập hợp các nhóm kỹ thuật rất chi tiết và dễ áp dụng ngay, nhất là đối với các công ty có nguồn ngân sách hạn chế có thể tận dụng nó hiệu quả.

Những ai cần đọc slide

  • Chủ doanh nghiệp, CEO
  • Startup
  • Marketer doanh nghiệp
  • Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp
  • Sinh viên chuyên ngành marketing trường đại học

Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé !

Nhóm số 1: Onboarding/ Hướng dẫn cho người mới sử dụng

1. Tăng trải nghiệm của người dùng mới bằng tính năng trợ giúp trong ứng dụng (In-app help)

Người dùng sẽ tìm thấy hướng dẫn ngay lúc họ gặp khó khăn khi thao tác. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi từ dùng thử sang tài khoản trả phí.

Tính năng trợ giúp trong phần mềm

2. Tạo một thông báo "nâng cấp" trong ứng dụng

Hầu hết các công ty kinh doanh dịch vụ phần mềm đều cho phép "tài khoản dùng thử có giới hạn". Hãy nhắc nhở khách hàng tiềm năng đang dùng thử phần mềm về thời gian sử dụng còn lại của tài khoản bằng cách tạo một thanh thông báo trong ứng dụng để họ liên tục thấy thời gian còn lại là bao nhiêu.

3. Đề xuất bản demo được cá nhân hóa

Việc thực hiện demo 1-1 với khách hàng tiềm năng rất dễ để biến họ thành khách hàng trả phí. Hãy cho họ thấy sản phẩm của bạn có thể đáp ứng nhu cầu và trả lời các câu hỏi của khách hàng. Bạn nên thực hiện ít nhất 2 buổi demo mỗi tháng để có được phản hồi từ khách hàng về những điều họ cần và mong muốn.

Nhóm số 2: Thu thập bằng chứng từ cộng đồng

4. Thu thập đánh giá các bằng chứng

Đăng ký thương hiệu trên các trang đánh giá dịch vụ, sau đó hướng dẫn khách hàng đánh giá dịch vụ của doanh nghiệp trên các trang đó. Bằng cách này, sẽ rất nhiều người biết đến thương hiệu của bạn và có thể sử dụng chúng để đưa vào các landing page phù hợp.

Đánh giá của khách hàng về công ty Bestprice trên Tripadvisor

5. Thu thập nhiều đánh giá hơn với tính năng Google Stars

Sử dụng tiện ích đánh giá ngôi sao từ Google, chúng sẽ xuất hiện theo các kết quả khi người dùng tìm kiếm. Điều này giúp làm tăng tỷ lệ CTR lên tới 50%.

6. Khuyến khích khách hàng đánh giá

Bằng cách cung cấp các ưu đãi cho khách hàng (phiếu giảm giá, coupons..) bạn sẽ nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn.

7. Đưa bằng chứng, đánh giá của khách hàng lên website

Giống như công cụ SlimAds, cho hiển thị các popup khi khách hàng ghé thăm trang web như: số lượng khách hàng đang truy cập, vừa có khách mua hàng...điều này sẽ làm kích thích khách hàng đang truy cập.

Đánh giá của khách hàng sử dụng phần mềm SlimCRM

8. Tăng diện tích hiển thị trên kết quả tìm kiếm

Tận dụng một số tính năng SERP của SEO và đăng ký Google doanh nghiệp của tôi để tăng diện tích hiển thị khi tìm kiếm trên Google


9. Chọn từ khoá là tên đối thủ cạnh tranh

Với mỗi đối thủ nên tạo ra nhiều trang landing page tương ứng. Tên miền chứa tên đối thủ cạnh tranh và nội dung landing page chỉ nói về bạn và đối thủ. Lưu ý không được nói xấu đối thủ mà nên trình bày điểm khác biệt một cách văn minh.


Nhóm số 3: Tăng số lượng khách hàng tiềm năng

10. Tạo live chat cho website

Có thể tăng 25% tỷ lệ chuyển đổi mua hàng bằng cách nói chuyện với khách trên website.

11. Chủ động trò chuyện với khách

Chủ động trò chuyện với khách hàng khi họ đang truy cập web của bạn hoặc đã cho sản phẩm vào giỏ hàng…

12. Tiếp cận khách hàng “lạnh”

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng dựa trên các tiêu chí như: vị trí, quét địa chỉ email...Hunter.io là công cụ giúp lấy địa chỉ email nhanh chóng. Hãy thử gửi email cá nhân, điều xấu nhất có thể xảy ra là bạn sẽ nhận được những lời phản hồi tiêu cực về sản phẩm/dịch vụ. Kịch bản hay nhất đó là bạn sẽ có một giao dịch thành công sau đó tìm một nhân viên bán hàng để lặp lại công việc trên như một chiến lược có hiệu quả.

13. Tìm hiểu các công ty sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh

Với các công cụ như BuiltWith hoặc SimilarTech, bạn có thể xem được các công nghệ mà một công ty đang sử dụng. Nó sẽ giúp bạn nhắm mục tiêu tốt hơn.

Nếu bạn đủ tự tin, hãy thử tiếp cận khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Nhưng hãy cân nhắc vì chiến thuật như vậy có vẻ hơi “hung hăng”

14. Tham dự một hội nghị chuyên ngành

Nếu đó là hội nghị đầu tiên của bạn, hãy mua vé rẻ nhất có thể hoặc cố gắng để lấy được vé miễn phí và lượn quanh một vòng

Hãy trao đổi trực tiếp với CEO của doanh nghiệp khác. Hãy khuyến khích họ giới thiệu, lắng nghe và sau đó nói về sản phẩm của bạn. Tiếp tục trao đổi và giữ liên lạc sau hội nghị.

15. Thêm dòng “được tạo bởi” - Powered by

Có thể tăng 30% khách hàng tiềm năng mới bằng việc sử dụng thêm dòng chữ “Powered by” trong ứng dụng của bạn.

16. Tiếp thị liên kết Affiliate

Một số công ty không muốn để logo thương hiệu của bạn trong ứng dụng khi họ dùng. Để giải quyết, bạn có thể chi hoa hồng nếu khách hàng tiềm năng đến từ liên kết trên trang web của họ.

17. Chạy một chiến dịch mua “trọn đời”

Làm tăng đột biến số lượng khách hàng với một chiến dịch “mua trọn đời” (trả phí một lần sử dụng mãi mãi), hãy tận dụng tối đa kênh quảng bá thông qua mạng xã hội.

Nhóm số 4: Nội dung và cộng đồng

18. Tham gia cộng đồng Quora

Quora là một trong những chiến lược tăng trưởng tích cực cho tỷ lệ ROI cao mà lại mất ít thời gian và đầu tư. Bạn chỉ cần tạo một hồ sơ chỉn chu và trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức và lĩnh vực kinh doanh của bạn.

19. Reddit, Stackoverflow, ..

Tương tự như Quora, Reddit là một trang web cộng đồng, họ có số thành viên là doanh nhân và khởi nghiệp đông, bạn có thể trở thành một thành viên giá trị của cộng đồng. Stackoverflow tập trung hơn vào phát triển và giúp đỡ các nhà phát triển khác, nhưng về cơ bản thì chúng hoạt động như nhau.

20. Phỏng vấn

Hãy giới thiệu sản phẩm của bạn đến các trang web như Indiehackers, Failory hoặc những blog hay thực hiện các cuộc phỏng vấn với các nhà sáng lập và nhân vật nổi tiếng.

21. Tặng quà cho khách vào thời điểm quan trọng

Youtube tặng nút bạc cho người dùng các kênh đạt mốc lượt theo dõi 100k. Hãy sao chép, cải tiến và áp dụng ngay !

22. Viết một bài trên Medium

Nếu bạn đang triển khai Content Marketing hãy sử dụng Medium - một trang web có thiết kế đẹp, lượng traffic khủng và đông đảo khán giả sẽ giúp phân phối nội dung của bạn dễ dàng hơn.

23. Đăng sản phẩm lên ProductHunt và trả lời các câu hỏi từ cộng đồng

Tham gia cộng đồng ProductHunt trong phần Câu hỏi và trả lời các chủ đề liên quan tới sản phẩm của bạn.

24. Bài viết hay nhất

Tạo một blog sau đó đăng các bài hay nhất trên blog đó với các chủ đề phù hợp, tiếp cận với các tác giả và đề xuất với họ chia sẻ lên mạng xã hội.

25. Cung cấp một sản phẩm, công cụ hữu ích

Nghĩ xem khách hàng của bạn thích và cần gì, sau đó hãy tạo ra sản phẩm dành cho họ.

Vì bài khá dài nên không hể post hết lên bài được.

Xem tiếp 74 kỹ thuật còn lại tại đây: http://bit.ly/2Oj3ZrW

Biên soạn và tổng hợp: Team content SlimCRM.vn

Tham khảo: Saasgrowthhacker.com