Marketer Anna Tú Nguyễn
Anna Tú Nguyễn

Account Director @ Global Media and Coaching

Truyền Thông Quốc Tế - Con Đường Nhanh Nhất Giải Cứu Du Lịch Việt Nam Thời Covid-19

Truyền Thông Quốc Tế - Con Đường Nhanh Nhất "Giải Cứu" Du Lịch Việt Nam Thời Covid -19!

Người xưa có câu “Muốn đi nhanh, thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng đồng đội” và tin rằng tất cả trong chúng ta ai cũng muốn đi nhanh và xa để đảm bảo nắm bắt tất cả các cơ hội hiện có cũng như lâu dài trong tương lai. Điều này thật sự cần thiết và ý nghĩa khi các đơn vị trong ngành du lịch cùng bắt tay nhau có những giải pháp hiệu quả đề thu hút khách hàng quay trở lại Việt Nam thời Covid 19 thông qua con đường nhanh và xa đó là Truyền thông Quốc tế. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ giải pháp để khôi phục lại ngành du lịch Việt Nam một cách hiệu quả và nhanh nhất.

Covid 19 (Viết tắt của Coronavirus disease 2019) đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt là ngành du lịch vì đây là ngành chịu nhiều tác động của kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, thiên tai, dịch bệnh.

Chỉ tính riêng Trung Quốc, du lịch nội địa đã mang về cho đất nước tỉ dân 127,3 tỉ USD vào năm 2019, Bloomberg dẫn số liệu từ Tổng cục Du lịch Trung Quốc cho biết. Tuy nhiên, khi số ca nhiễm virus covid-19 tăng lên, các đại lí du lịch, công ty lữ hành và chủ khách sạn đều đã chuẩn bị tâm lí là dịch bệnh sẽ gây gián đoạn hoạt động kinh tế ít nhất vài tháng, hoặc cả năm 2020. Thậm chí, ảnh hưởng lâu dài của dịch có thể kéo sang năm 2021.

Tại Việt Nam theo ước tính của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nếu dịch Covid-19 kết thúc trong quý I ngành du lịch ước tính sẽ thiệt hại khoảng 2,3 tỷ USD. Nhưng con số này tăng lên 5 tỷ USD nếu dịch kéo dài hết quý II.

Năm 2003, khi dịch SARS bùng phát, du lịch nước ta chỉ mới đóng góp trực tiếp 4% GDP. Trong khi đó, Covid-19 xảy ra trong bối cảnh ngành này đã đóng góp trực tiếp đến 9,2% GDP và mức đóng góp gián tiếp, lan tỏa vào GDP Việt Nam có thể lên đến 18%. Vì vậy, dịch do virus corona lần này được dự báo tác động nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam hơn SARS.

Vậy làm thế nào để khôi phục ngành du lịch Việt Nam thời Covid 19? Biện pháp được đưa ra là kích cầu. Kích cầu có nhiều cách như giảm giá dịch vụ, tặng quà… và quan trọng hơn là cần thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá phù hợp để phục hồi, thu hút khách du lịch đến với Việt Nam, chứng minh rằng Việt Nam là nơi an toàn cho bạn bè quốc tế tham quan và trải nghiệm.

Tại sao phải truyền thông quốc tế quảng bá xúc tiến?

Vì đây là cách nhanh nhất để lan tỏa thông điêp đến hàng tỷ người trên thế giới, thu hút lượng lớn khách du lịch toàn cầu trong thời gian ngắn nhất. Hiện tại ngành du lịch nước ta đã và đang thiệt hại ngày càng nặng nề, không thể đợi khách tự đến như trước kia, mà ngành du lịch, các công ty lữ hành, hàng không, nhà hàng, khách sạn… cần chủ động có chiến lược quảng bá đủ mạnh để thu hút lại khách du lịch. Ví như đầu năm 2020, Mù Cang Chải, Việt Nam được kênh truyền hình quốc tế CNBC đăng bài, ngay lập tức, hàng loạt kênh truyền thông lớn trong nước – hơn 50 kênh đã đồng loạt đăng tin, cho thấy sức lan tỏa thông tin của một kênh truyền thông quốc tế là vô cùng lớn và nhanh chóng.

https://globalmedia.com.vn/suc-anh-huong-cua-truyen-thong-quoc-te-va-chien-luoc-truyen-thong-nguoc-bid41.html

Ảnh cắt từ bài viết Mù Cang Chải trên CNBC

Theo TAB (Hội đồng tư vấn du lịch), từ nay đến khi Việt Nam công bố ngăn chặn hoàn toàn dịch Covid 19, Chính phủ cần tăng cường các hoạt động quảng bá ở thị trường đường dài như châu Âu, Canada, Australia... Việc này cần duy trì cả đến khi thế giới hết dịch Covid 19.

Khi dịch Covid 19 được ngăn chặn hoàn toàn trên toàn cầu, ngành du lịch cũng phải cần tăng công suất và đẩy mạnh các chương trình quảng bá tại Trung Quốc, Đông Nam Á, song song với hoạt động quảng bá thị trường nội địa và các thị trường châu Âu, Mỹ, Australia...

Chắc các bạn còn nhớ đến câu chuyện của Đại bàng. Không như tất cả mọi loài đều chạy trốn cơn bão, đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao, thật xa lên bầu trời. Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ. Nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời cho đại bàng.

Giữa cơn sóng gió của dịch bệnh lan rộng toàn cầu như hiện nay, Việt Nam tự hào tuyên bố với bạn bè quốc tế biết rằng “Vietnam is safe” “I am Safe” Việt Nam an toàn, Tôi an toàn, điều này sẽ giúp Việt Nam trở nên nổi trội hơn bao giờ hết giữa thế giới bao la, bạn bè thế giới sẽ ngưỡng mộ Việt Nam, an tâm với Việt Nam, yêu thích Việt Nam, vậy thì không lý do gì mà không đến với một Việt Nam vừa an toàn, vừa tươi đẹp với ẩm thực và nền văn hóa đặc sắc bao đời.

Thế giới đã tiên phong sử dụng truyền thông quốc tế trong lĩnh vực du lịch như thế nào để phục hồi và phát triển bền vững sau các bất ổn?

Sau trận lũ lịch sử và những biến động chính trị, Thái Lan đã bị thiệt hại rất lớn, đặc biệt là ngành du lịch. Năm 2014 chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông quốc tế, trong đó điển hình là đẩy mạnh truyền thông trên kênh CNBC.

Chiến lược truyền thông quốc tế của tổng cục du lịch Thái Lan trên CNBC

Sau các hoạt động quảng bá tích cực, Thái Lan hiện là quốc gia đứng đầu các nước ASEAN về lượng khách quốc tế, đạt 38,3 triệu lượt năm 2018 theo Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và nằm trong top 10 quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế đến nhiều nhất thế giới.

Sau thảm họa SARS và các biến động thiên tai, Trung quốc luôn duy trì và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch trên các truyền thông quốc tế để thu hút khách du lịch.

Chiến lược truyền thông quốc tế của tổng cục dịch Trung Quốc trên CNBC

Kết quả hiện nay Trung Quốc đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế đến nhiều nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương và lọt top 4 trong bảng xếp hạng thế giới.

Một số kênh truyền thông nổi tiếng và uy tín trên thế giới hiện nay với lượng độc giả cực cao phải kể đến là:

Đài truyền hình quốc tế CNBC và BBC, CNBC là kênh truyền thông lớn và uy tín bậc nhất về đầu tư tài chính, kinh doanh của Mỹ và thế giới, có hơn 410 triệu hộ xem kênh và hơn 106 triệu lượt xem trang hàng tháng, còn BBC cũng là kênh truyền thông lớn và uy tín đến từ Anh quốc có hơn 450 triệu household xem kênh trên 200 quốc gia và hơn 97.5 triệu lượt xem trang.

The Economist tạp chí uy tín và danh giá của thế giới chuyên về kinh tế, tài chính, đầu tư. Mỗi tuần có hơn 1,7 triệu bản đến tay độc giả trên 200 quốc gia và hơn 9,6 triệu lượt xem trang hàng tháng. Ngoài ra tạp chí 1843 của The Economist chuyên về du lịch, văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật...

The Washing Post Là tờ báo uy tín tại Mỹ, mỗi tháng website thu hút hơn 90 triệu lượt người xem. Phù hợp cho các doanh nghiệp muốn quảng bá tại thị trường Mỹ và châu Á. Tương tự, báo The Wall Street Journal cũng là tờ báo uy tín của Mỹ và thế giới, mỗi ngày có hơn 1,1 triệu bản đến tay độc giả.

Caixin Kênh truyền thông nổi tiếng tại Trung Quốc. Mỗi tuần xuất bản hơn 338K bản và online tiếp cận hơn 14 tỷ lượt truy cập/tháng. Phù hợp để thu hút khách tại thị trường Trung Quốc.

Global Book Corporation - đại diện cho 12 kênh truyền thông quốc tế tại Việt Nam

Nikkei Asian Review Tờ tạp chí bằng Tiếng Anh của Nhật thuộc Nikkei về kinh tế, kinh doanh, đời sống, văn hóa của Châu Á. Mỗi tuần xuất hơn 16 nghìn bản, hơn 3,8 triệu lượt xem trang hàng tháng.

Business Traveller Là tạp chí chuyên về du lịch, có các phiên bản riêng tại 13 quốc gia và khu vực, tạp chí còn có giải thưởng riêng rất uy tín là Business Traveller Award.

Inskin Là digital marketing agency uy tín thế giới với hơn 10 năm hoạt động, tạo ra các chiến dịch digital marketing ấn tượng với sự liên kết với hầu hết các đầu báo lớn toàn cầu.

VICE đặc biệt dành cho giới trẻ Châu Á, những người yêu thích công nghệ, du lịch, thời trang,.. phù hợp với doanh nghiệp muốn nhắm đến giới trẻ Châu Á.

Một số hình thức quảng bá hiệu quả nên xem xét:

Quảng bá trên truyền hình (TV): Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có thể quay tự video quảng bá và cho phát trên đài truyền hình quốc tế như CNBC, BBC... hoặc bộ phận sản xuất chuyên nghiệp của các kênh này có thể qua Việt Nam để quay, thiết kế nội dung, sản xuất films, phỏng phấn, live... theo nhu cầu của doanh nghiệp. Hình thức quảng bá này thường áp dụng cho các doanh nghiệp lớn hoặc cơ quan quản lý nhà nước vì chi phí tương đối cao.

Video Vietnam Airlines quảng bá trên đài truyền hình BBC

Quảng bá bài PR trên tạp chí, báo in quốc tế: Tùy theo nhu cầu về khu vực, đối tượng khách hàng mục tiêu, ngân sách mà chúng ta có thể chọn đăng 2 trang, 1 trang, hoăc ½ trang. Có thể đăng trên các tạp chí nổi tiếng như The Economist, Nikkei Asian Review, Business Traveler, báo Washington post,...

Sheraton Da Nang Resort quảng bá 1 trang trên tạp chí Business Traveller

Đăng bài PR quảng bá trên website của các kênh truyền thông quốc tế như CNBC, BBC, Nikkei, The Economist, The Washington Post, The Wall street Journal… ….

Vinfast đăng bài PR quảng bá trên website The Wall Street Journal

https://partners.wsj.com/vinfast/paris-motor-show/vietnam-drives-the-future/

Đăng banner quảng bá online: Hình thức này thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng vì chi phí tương đối thấp.

Điện mặt trời Dầu Tiếng đăng video banner quảng bá trên website CNBC

Tổ chức sự kiện, hội thảo, hợp báo: Chúng ta có thể phối hợp với một đơn vị truyền thông quốc tế nổi tiếng như CNBC, Nikkei, The Economist... để đứng ra tổ chức một hội thảo tầm cở quốc tế tại Việt Nam và cho phát sóng trên kênh truyền hình hoặc online. Đây là một hình thức khá hiệu quả vì có thể kêu gọi tài trợ cho sự kiện để cùng nhau chia sẻ quyền lợi và chi phí. Các đơn vị cùng nhau hợp tác sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí so với một chiến dịch truyền thông đơn lẻ.

Hội thảo do Nikkei Asian Review tổ chức tại Hà Nội

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp các đơn vị trong ngành du lịch có được những chiến lược truyền thông quốc tế phù hợp và hiệu quả để phục hồi lại lượng khách đến cũng như tăng trưởng hơn nữa trong thời đại dịch toàn cầu Covid 19 này.

Anna Tú Nguyễn

Nguồn: Global Media and Coaching