Nhìn lại Influencer Marketing ở Việt Nam 2019 – những làn sóng nổi bật nhất

Nhìn lại thời điểm bùng nổ 2018, chủ đề nóng nhất về influencer marketing là làn sóng lo ngại về vấn nạn like ảo khi nhãn hàng lo sợ sẽ ném tiền qua cửa sổ với KOLs. Từ đó, sự ra mắt của loạt platform KOLs mới với tuyên bố sử dụng công nghệ AI hay learning machine mang sứ mệnh giải phóng nỗi lo đó cho khách hàng.

Tuy nhiên tuyên bố vẫn chỉ là tuyên bố, trước khi kịp nhìn thấy AI hay learning machine sẽ thay đổi influencer marketing như thế nào thì 2019 chúng ta đã chuyển sang những chủ đề nóng hơn xung quanh KOL.

Hãy cùng điểm lại những xu hướng đáng lưu nhất xoay quanh Influencer Marketing ở Việt Nam năm 2019 nhé.

  1. Celebrities nhảy vào cuộc đua sáng tạo nội dung

Celebrities không còn đăng lên facebook hình đi sự kiện hay bộ ảnh thời trang lung linh vì những loại nội dung này đang giảm dần tương tác. Sự nổi tiếng nay không còn đảm bảo cho tương tác tốt trên mạng xã hội.

Sở hữu một kênh mạng xã hội với nội dung tập trung vào những chủ đề, lĩnh vực nhất định có vẻ dễ dàng thu hút nhóm công chúng cụ thể và tăng tương tác bền vững hơn. Hơn cả sự nổi tiếng, những kênh social media chất lượng là lời đảm bảo vững chắc hơn cho việc nhận được tài trợ quảng cáo.

Sáng tạo nội dung mới là cuộc đua thật sự.

Kênh youtube của vợ chồng đạo diễn Huỳnh Đông – Ái Châu với 23,7N người đăng ký

Kênh youtube có tên Ting Ting của cặp diễn viên Mạnh Quân và Trung Dũng Sĩ

2. Sự nổi lên của Tiktok và cuộc tranh giành nội dung giữa các social media platform

Sau khi trở thành top những ứng dụng mạng xã hội được tải nhiều nhất VN, 2018 cũng là năm Tiktok cùng các Tiktok KOL của mình tích cực tiếp cận các nhãn hàng và advertiser để thúc đẩy hoạt động quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội video này.

Dù ngân sách quảng cáo biến động thế nào, KOL có thể lên hoặc xuống nhưng platform luôn luôn là kẻ “take it all”. Đứng nhìn dòng tiền quảng cáo khổng lồ ngày ngày chảy vào túi Google & Facebook thật không dễ chịu xíu nào. Không chỉ Tiktok mà loạt social media platfom khác luôn lăm le nhảy vào bắt Google & Facebook phải chia miếng bánh tỷ người dùng. Và hệ quả là cuộc chiến dành nội dung hấp dẫn giữa các platform mở ra trước mắt.

Còn nhớ năm 2017, khi ra mắt Facebook Watch để cạnh tranh với Youtube, Facebook đã chi tiền cho những ngôi sao bóng đá đắt đỏ nhất để có được những nội dung độc quyền cho Facebook Watch. Câu chuyện cũng lặp lại trong nước khi Lotus ra mắt ở Việt Nam vào năm 2019. Suốt 1 năm qua, Lotus dùng nhiều chính sách để thu hút những content creator nổi tiếng nhất sản xuất & đăng tải nội dung trên Lotus.

3. Sự phủ sóng quảng cáo của KOL cầu thủ

2019 tiếp tục là 1 năm phủ sóng quảng cáo của cầu thủ. Ngân sách chỉ chuyển từ cầu thủ này sang cầu thủ khác nhưng vẫn là bóng đá cho năm nay.

Mặc dù, cầu thủ đang là top những người tạo ra được nhiều tương tác nhất hiện nay trên mạng xã hội, cơn sốt này thật cũng gây ra chút mệt mỏi. Nó khiến nhãn hàng đứng trước 2 lựa chọn: Hoặc nhanh chóng lao theo cơn sốt, phổ biến như người ta thấy Quang Hải ở khắp nơi. Hoặc dè chừng để né tránh khi cơn bão bóng đá nổ ra. Kinh nghiệm từ những chiến dịch chạy song song với cơn sốt bóng đá năm 2018 thật cũng không dễ chịu lắm.

Dù sao thì mùa quảng cáo Tết đã tới, đây cũng sẽ là một mùa phủ sóng nữa của cầu thủ.

4. Sự thao túng truyền thông cá nhân

Khi quyền lực truyền thông được giao vào tay cá nhân với các ràng buộc về pháp lý còn yếu, người ta thấy một bóng mờ phủ lên mạng xã hội. Mỗi cá nhân dù lớn hay bé giờ đều là que diêm có khả năng thổi bùng lên ngọn lửa khủng hoảng thương hiệu.

Khởi đầu từ travel blogger dùng ảnh hưởng truyền thông để uy hiếp doanh nghiệp hay nhóm cá nhân lập group review xấu các nhà hàng. Nhìêu hoạt động thao túng truyền thông cá nhân khác còn được thực hiện tinh vi hơn.