Affiliate Marketing Platform vs Digital Marketing Agency truyền thống - Đâu là sự khác biệt?

Đi cùng với xu hướng truyền thông ngày càng phổ biến trên mạng xã hội, Digital marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp, nhờ chi phí không quá cao và độ phủ sóng mạnh mẽ tới đối tượng tiêu dùng chọn lọc.

Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có đội ngũ chuyên gia digital marketing. Với các công ty dù là lớn hay nhỏ, outsource agency cho các chiến lược digital marketing là giải pháp tốt nhất, dù đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Khi thị trường có vô số agency cung cấp cùng một dịch vụ digital marketing với vô vàn mức giá khác nhau, không dễ tìm được một agency phù hợp với doanh nghiệp cả về chất lượng lẫn giá cả.

Đặc biệt ở các doanh nghiệp đang giai đoạn mở rộng quy mô thì mong muốn có được 1 giải pháp marketing chi phí thấp và tiết kiệm nguồn lực luôn là vấn đề sống còn. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng bỏ qua nhiều tiêu chuẩn khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, miễn là họ đưa ra mức giá rẻ và một cam kết không kiểm chứng về chất lượng dịch vụ. Từ phát triển website để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, PPC, hay bán like ảo, rất nhiều công ty digital sẵn sàng lừa đảo (scams) để lấy tiền của khách hàng mà không đưa ra một kết quả thực tế nào. Trong bài này, ACCESSTRADE sẽ giúp các bạn hiểu rõ sự giống và khác nhau giữa 2 thuật ngữ Affiliate Marketing Platform và Digital Marketing Agency.

Image result for digital marketing"

Thế nào là một Digital marketing Agency?

Digital Marketing Agency là những công ty dịch vụ tiếp thị truyền thông quảng cáo như marketing online, email marketing, thiết kế website...cho các công ty khác. Ngày nay, các Agency đã mở rộng lĩnh vực của mình, đặc biệt sang 2 mảng là SEO (Search Engine Optimization) và SEM (Search Engine Marketing)

Có thể hiểu Agency một cách đơn giản là một đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp thị, quảng cáo cho những công ty khác một cách chuyên nghiệp. Trong 4P của Marketing ( Product – Price – Place – Promotion) thì các công ty sản xuất thường sẽ tập trung vào 3P đầu là Sản phẩm – Giá cả – Phân phối và chữ P cuối (Tiếp thị) sẽ thuê các agency làm.

Agency có 4 chức năng chính bao gồm: quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp khách hàng; Quảng bá sản phẩm/dịch vụ; Marketing truyền thống và Digital Marketing: mạng xã hội, website, viết blog,…

Affiliate Marketing Platform là gì?

Affiliate Marketing Platform (tiếp thị liên kết) là hình thức tiếp thị dựa trên hiệu quả (Perfomance Marketing) theo mô hình CPA (Cost per Action), theo đó nhà cung cấp/khách hàng chỉ phải trả phí dựa trên mỗi hành động thành công của người dùng như mua hàng, điền thông tin.

Image result for affiliate marketing"

Affiliate Platform – Nền tảng tiếp thị liên kết là đơn vị trung gian kết nối Advertiser (nhà cung cấp) và Publisher, thông qua nền tảng đo lường và báo cáo chuyển đổi minh bạch theo thời gian thực. Tham gia hợp tác Affiliate, Publisher sẽ nhận được hoa hồng hấp dẫn trên mỗi chuyển đổi từ Affiliate Platform.

Khách hàng (Client/Advertiser) cần đến giải pháp Affiliate Marketing khi nào?

Gần đây, thuật ngữ ROI (lợi tức đầu tư), Performance Marketing đang được các Marketer, CMO hay cả CEO được nhắc đến rất nhiều. Ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới hiệu quả chiến dịch Marketing, 1 đồng quảng cáo/marketing bỏ ra thì thu về được cái gì? Số lượng like, comment, view lớn như vậy liệu có giúp doanh nghiệp tăng trưởng khách hàng mới, doanh thu hay không? Làm sao để đo lường tracking được?

Bên cạnh với việc làm branding thông qua các media network, hay tự xây dựng team marketing in-house để thực hiện các chiến dịch Marketing thì doanh nghiệp nếu quan tâm tới hiệu quả có thể hợp tác với các Affiliate network để đảm bảo hiệu suất chiến dịch tốt nhất.

Affiliate Marketing là hình thức marketing dựa trên hiệu quả, phương thức này áp dụng những kỹ thuật, công cụ để người dùng chủ động tương tác với quảng cáo. Nhãn hàng hay doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho công ty quảng cáo dựa trên những kết quả có thể đo lường được.

Đâu là điểm khác biết giữa Digital marketing Agency và Affiliate Marketing Platform?

  • Người/đơn vị thực thi

Với Affiliate Marketing Platform, Publisher là các cá nhân sở hữu blog, cộng đồng,… có traffic phù hợp để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp. Doanh nghiệp có thể chạm tới thị trường ngách, thị trường mới khi các hình thức marketing phổ biến không làm được.

Còn với Digital Marketing Agency, Team Marketing của Agency phụ trách toàn bộ chiến dịch Marketing. Trực tiếp thực hiện hoặc kết nối với các media network/affiliate network.

  • Loại hành động (action point)

CPA Affiliate Marketing bao gồm:

- CPO: Cost per Order
- CPS: Cost per Sales
- CPQL: Cost per qualify Lead

Về Digital Marketing Agency:

Tuỳ từng Agency sẽ cung cấp các giải pháp Digital khác nhau. Tuy nhiên sẽ ít tập trung đẩy số lượng đơn hàng, lead chất lượng và cung cấp nhiều hơn về các giải pháp branding.

  • Vấn đề thanh toán & đối soát

Affiliate Marketing: Đối soát và thanh toán sau

Digital Marketing Agency: thông thường thanh toán/tạm ứng 1 phần ngay sau khi ký hợp đồng

Một ví dụ về cơ chế hoạt động của Affiliate Marketing Platform

Các hình thức Affiliates Publisher phổ biến hiện nay:

  • Coupon site
  • Compare site
  • Cashback site
  • Verticle site
  • Mega traffic site
  • Review site
  • Influencer

Affiliate áp dụng cơ chế lưu cookie ghi nhận chuyển đổi

Có 2 dạng luật cookie:

  • Last click: Nếu người truy cập qua cả kênh Affiliate và các kênh quảng cáo (remarketing, retargeting, …) của nhà cung cấp, tính chi phí cho kênh cuối cùng mà người dùng truy cập.
    Ví dụ: ngày 1/11/2018, người dùng truy cập qua link affiliate trên blog Publisher, tới ngày 10/11, người dùng bị nhà cung cấp retargeting qua FB và truy cập website lần 2, ngày 15/11 người dùng truy cập website qua link affiliate qua email marketing của Publisher => thì tính hoa hồng/chi phí cho kênh affiliate
  • First click: Nếu người truy cập qua cả kênh Affiliate và các kênh quảng cáo (remarketing, retargeting, …) của nhà cung cấp, tính chi phí cho kênh đầu tiên mà người dùng truy cập.

Tuỳ từng trường hợp hợp tác cụ thể, nhà cung cấp và Affiliate platform sẽ quy định hình thức ghi nhận cookie.

Các ưu điểm khác biệt của kênh Affiliate Marketing:

  • Chi phí tính trên hiệu suất thực tế theo mô hình CPA, không phụ thuộc vào thời gian tần suất quảng cáo
  • ROI cao, giảm thiểu rủi ro với các traffic ảo, không chất lượng
  • Không cần phải thanh toán trước (đối soát và thanh toán sau)
  • Quảng bá thương hiệu rộng rãi thông qua các kênh Marketing như SEO, Email Marketing, GG Ads, FB Ads, Youtube, Influencer Marketing.
  • Giúp doanh nghiệp chạm vào thị trường ngách mà các kênh marketing phổ biến chưa đáp ứng được.
  • Hệ thống đo lường, báo cáo real-time trung thực

Doanh nghiệp/sản phẩm, dịch vụ nào phù hợp áp dụng hình thức Affiliate Marketing?

Đây là một trong những câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp tiếp cận hình thức này. Về cơ bản, Affiliate Marketing phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, có website/landing page tối ưu cho người dùng thao tác trực tuyến. Tại Việt Nam hiện nay, Affiliate được áp dụng phổ biến với các lĩnh vực như Thương mại điện tử, du lịch, tài chính, dịch vụ online khác.

Các yếu tố quyết định tới chi phí CPA?

  • Cost structure của doanh nghiệp: dựa trên mô hình kinh doanh là đơn vị sản xuất, đại lý, bán lẻ hay khác?
  • Chiến lược của doanh nghiệp và độ nhận biết thương hiệu: Ví dụ nếu thương hiệu mới chưa được nhiều người biết đến thì CPA thường cao hơn (so với doanh nghiệp cùng ngành đã có thương hiệu tốt) do Publisher cần mất thời gian và công sức làm giai đoạn quảng bá thương hiệu, educate người dùng …
  • Dựa trên mặt bằng chung của thị trường: ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các đối thủ của họ đang làm như thế nào? Chi phí Marketing trung bình bao nhiêu.
  • Giá cả của sản phẩm dịch vụ: ví dụ một trong những tiêu chí dựa vào để tính CPA của ngành ngân hàng là chi phí thường niên.

4 Lưu ý khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn hình thức thuê ngoài marketing (Agency)

Rà soát quy trình tuyển chọn agency

Bắt đầu với việc tìm kiếm bằng Google từng ứng cử viên cung cấp dịch vụ. Đầu tiên, hãy kiểm tra chính hình ảnh đại diện bản thân của agency đó trên các kênh truyền thông và website riêng của họ. Bạn có thấy bất kỳ quảng cáo được trả tiền nào nhắc đến họ? SEO trên trang web của họ như thế nào?

Khi tìm kiếm về agency, đừng quên tìm kiếm những từ khóa đi kèm như “lừa đảo” hay “gian lận”, và hãy cẩn thận khi tìm thấy các kết quả cho thấy khách hàng có phản ứng tiêu cực đối với họ. Ngoài ra, sử dụng form liên lạc trên website khi lần đầu tiếp cận agency, đi kèm là cuộc gọi sau đó cùng các câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Cách này sẽ cho bạn trải nghiệm được dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ, ngay cả khi bạn chưa trực tiếp làm việc với họ.

Đừng quên đặt câu hỏi về quá trình công việc, và tìm hiểu xem agency của bạn có outsource cho bất kỳ công việc nào không, nếu có, với đối tác và công việc nào?

Kiểm tra độ tín nhiệm của agency

Hãy bắt đầu với kinh nghiệm của đội ngũ điều hành agency. Một số agency mới có thể có kinh nghiệm giới hạn, nhưng đội ngũ điều hành của họ thì có thể khác. Sau đó, hãy đào sâu hơn: Agency này đã giành giải thưởng nào? Khách hàng của họ có được liệt kê, và nếu như vậy, có chứng cứ hoặc các sản phẩm nào của họ được công bố trên trang web không? Họ có từng xuất hiện trong bất kỳ ấn phẩm, tạp chí, trang truyền thông nào thuộc digital marketing? Càng nhiều thông tin chi tiết và phản ứng tích cực bạn tìm được từ câu hỏi này, càng khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ của agency đó.

Yêu cầu bản báo cáo hàng ngày / hàng tuần / hàng tháng/ hàng quý

Nếu một agency không cung cấp bất kỳ báo cáo nào, hãy cẩn thận. Với Google Analytics, agency có thể theo dõi tất cả, từ web traffic cho đến các giao dịch đã được thực hiện thông qua quảng cáo hoặc qua trang web của bạn. Báo cáo là tiêu chuẩn tối thiểu cho tất cả các công ty. Nếu mục báo cáo kết quả không được liệt kê trong bảng cung cấp dịch vụ, hãy yêu cầu. Dữ liệu khách quan của báo cáo giúp ngăn chặn scams, ngay cả khi bạn nhận được kết quả không như mong đợi.

Đưa ra những cảnh báo rõ ràng

Cũng như bản hợp đồng được agency đề xuất, bạn cũng nên làm điều tương tự với tư cách là một khách hàng. Nhờ vậy, công ty của bạn sẽ không gặp khó khăn với những rắc rối như agency giao sản phẩm trễ thời hạn đã định hoặc bội chi ngân sách quảng cáo trên Google AdWords hoặc Facebook. Nếu cần thiết, bạn có thể yêu cầu đưa ra một số điều khoản thêm trong hợp đồng để bảo vệ công ty không phải mất tiền nếu sự cố xảy ra.

Nếu bạn cần tìm hiểu và tư vấn thêm về hình thức Affiliate và cách hợp tác hiệu quả với kênh này thì hãy liên hệ tới ACCESSTRADE – nền tảng Affiliate Marketing của công ty Interspace Nhật Bản với hơn 20 năm kinh nghiệm tại thị trường Đông Nam Á (Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia)

Riêng tại Việt Nam, ACCESSTRADE đang hợp tác với hơn 300 doanh nghiệp lớn các lĩnh vực TMĐT, du lịch, tài chính, dịch vụ online như Shopee, Tiki, FPTShop, Citibank, Shinhanbank, Vpbank, Viettravel, Mytour, Atadi, Booking,com, Agoda, California, …

Đăng ký hợp tác với ACCESSTRADE: Tại Đây