Marketer SEONGON Google Marketing Agency
SEONGON Google Marketing Agency

HR @ SEONGON - Google Marketing Agency

15 lưu ý quan trọng để tối ưu hiệu quả quảng cáo Google Ads

Việc tối ưu quảng cáo Google Ads là điều không hề đơn giản và luôn là nỗi băn khoăn của các nhà quảng cáo. Một chiến dịch Google Ads thành công được tạo nên từ nền móng của vô số thất bại, vô số thử nghiệm cùng một số tiền không nhỏ. Chúng ta phải liên tục thử nghiệm để tìm ra yếu tố nào đang hoạt động tốt, và yếu tố nào cần cải thiện để tìm ra công thức chiến thắng duy nhất.

Trong bài viết dưới đây SEONGON sẽ gửi đến các bạn 15 mẹo tối ưu chiến dịch quảng cáo mà nhà Quảng cáo nào cũng cần biết. Cùng bắt đầu nhé !

1. Tìm từ khoá.

Tìm từ khóa là bước quan trọng trong quá trình triển khai chiến dịch Google Ads, rất nhiều người dùng chỉ lấy những từ khóa là tên sản phẩm của để chạy mà không dùng những công cụ hỗ trợ như Keyword planner, IO,… để tìm những từ khóa liên quan, điều này làm tốn ngân sách và tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng vào quảng cáo là không cao. Để việc tìm kiếm từ khoá được dễ dàng hơn, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ từ bên thứ 3.

Chọn đúng từ khoá sẽ tạo ra nền tảng và điều chỉnh định hướng tiếp theo cho chiến dịch tối ưu quảng cáo google ads, hãy nghiên cứu kĩ và chọn từ khóa để có chiến dịch thành công.

2. Tối ưu quảng cáo Google Ads bằng việc chia nhóm quảng cáo.

Đa số nhà quảng cáo đều nhóm toàn bộ các từ khóa có liên quan và không liên quan vào 1 nhóm và viết 1 mẫu quảng cáo chung, điều này gây ra tình trạng khi các từ khóa trong nhóm được kích hoạt mẫu quảng cáo sẽ không đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu của người dùng khi tìm kiếm và làm ảnh hưởng tới tỉ lệ Click vào quảng cáo.

Chia nhóm, phân nhóm quảng cáo theo chủ đề, theo loại sản phẩm (dịch vụ) mà bạn cung cấp được xem là cách phân chia nhóm hiệu quả và dễ tối ưu nhất cho việc tối ưu quảng cáo Google Ads. Ngoài ra, bạn nên chia càng nhỏ nhóm quảng cáo càng tốt để : Viết mẫu quảng cáo sát với từ khóa và đưa vào chính xác nhất trang đích của nó.

Phân nhóm quảng cáo theo chủ đề

Phân nhóm quảng cáo theo chủ đề được xem là cách phân chia nhóm hiệu quả và dễ tối ưu nhất

3. Viết mẫu quảng cáo.

Tránh những lỗi sau khi viết mẫu quảng cáo, có thể mẫu quảng cáo vẫn sẽ chạy trong thời gian đầu nhưng về sau sẽ bị xem xét và từ chối:

  • Viết hoa quá nhiều.
  • Viết số điện thoại trong mẫu.
  • Sử dụng tên thương hiệu khi không có bản quyền pháp lý
  • Từ khóa lặp lại quá nhiều trên cùng 1 mẫu quảng cáo
  • Không chèn từ khóa vào mẫu quảng cáo.
  • Mẫu quảng cáo gồm những từ ngữ vi phạm chính sách quảng cáo như : bia, rượu, thuốc lá,…
  • Chèn ký tự đặc biệt vào mẫu quảng cáo

4. Hãy tắt mạng Hiển Thị nếu chỉ tập trung vào quảng cáo Tìm kiếm

Rất nhiều nhà quảng cáo mới chưa hiểu rõ các tính năng của Google Search và khi tạo chiến dịch Google Search mặc định luôn là Mạng Tìm kiếm và Mạng hiển thị, hãy bỏ tích ở Mạng Hiển Thị nếu bạn chỉ tập trung vào Search để ko bị mất những chi phí vào quảng cáo không mong muốn.

Tắt mạng quảng cáo hiển thị

5. Định dạng đối sánh từ khóa

Đây là lỗi rất nhiều nhà quảng cáo chưa có kinh nghiệm thực chiến mắc phải vì chưa hiểu rõ bản chất của các loại đối sánh từ khóa, họ hay để định dạng từ khóa rộng theo mặc định của Google và bị đốt tiền rất nhanh với những từ khóa không đúng mục tiêu và có tỉ lệ chuyển đổi rất thấp.Tôi lấy ví dụ về một trường hợp đối sánh từ khóa mất tiền mà không được gì:

Bạn chạy từ khóa " Xe hơi honda ", bạn đang để chạy đối sánh mở rộng mặc định. Khi người dùng search những từ khóa như: "Xe hơi toyota, xe máy honda ", quảng cáo của bạn vẫn hiển thị với hai truy vấn tìm kiếm này. Tuy nhiên, hãy nhìn vào insight của từ khóa người dùng tìm kiếm. Rõ ràng thứ bạn cung cấp (xe hơi honda) không đáp ứng insight người tìm (Xe hơi toyota, xe máy honda). Thế nên việc quảng cáo của bạn hiển thị, người tìm click vào rồi lại thoát là điều đương nhiên.

Do đó, hãy để định dạng từ khóa về "cụm từ" hoặc [chính xác] để hạn chế chi tiêu cho những từ khóa không đúng mục tiêu nhất. Đây là một bước khá quan trọng trong việc tối ưu quảng cáo Google Adwords, cần thực hiện kỹ càng.

6. Nhiều trang đích trong 1 nhóm quảng cáo.

Nhiều nhà quảng cáo dùng nhiều website để quảng cáo sản phẩm cùng 1 lúc và hay để 1 nhóm quảng cáo chạy cho 2 website, lỗi này sẽ bị từ chối ngay khi bạn thực hiện thao tác setup trên tài khoản, nếu muốn chạy được bạn có thể tạo thêm 1 chiến dịch mới để chạy cho 1 website khác.

7. Thêm tiện ích mở rộng để tối ưu quảng cáo Google Ads.

Quảng cáo của bạn sẽ trở nên nổi bật bằng cách thêm nhiều tiện ích. Bằng cách sử dụng tiện ích quảng cáo, quảng cáo của bạn có nhiều khả năng hiển thị hơn và khách hàng có thêm thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, thậm chí trước khi khách hàng nhấp chuột tìm hiểu thêm.

Hãy cài đặt đầy đủ các tiện ích mở rộng ( vị trí, liên kết trang web, chú thích, tin nhắn, sđt,…) để tăng hiệu suất, chất lượng và tỉ lệ click vào quảng cáo nhiều hơn, ngoài ra tiện ích mở rộng sẽ giúp bạn nâng cao thứ hạng của quảng cáo nhằm giảm chi phí cpc trung bình.

Quảng cáo nổi bật hơn với tiện ích mở rộng

8. Phủ định chéo từ khóa.

Từ khóa: Nhiều nhà quảng cáo sử dụng cả 3 dạng đối sánh cho 1 từ khóa VD : [xe hơi toyota], "xe hơi toyota", xe hơi toyota ,nhưng không phủ định chéo các từ khóa với nhau làm khi người dùng search thì 3 từ khóa này sẽ cạnh tranh và có thay nhau hiển thị,

Do vậy ở nhóm từ khóa cụm từ "xe hơi toyota" chúng ta phải phủ định từ khóa chính xác [xe hơi toyota] để khi có khách hàng search chính xác từ khóa [xe hơi toyota] thì từ khóa chính xác [xe hơi toyota] sẽ được kích hoạt, ở nhóm từ khóa rộng xe hơi toyota chúng ta phải phủ định từ khóa cụm từ "xe hơi toyota" để khi khách hàng search ví dụ cụm từ "xe hơi toyota giá rẻ" thì quảng cáo sẽ được kích hoạt ở nhóm từ khóa cụm từ "xe hơi toyota", còn nhóm từ khóa rộng xe hơi toyota sẽ kích hoạt những từ khóa liên quan khác.

Nhà quảng cáo chạy 2 từ khóa ở 2 nhóm quảng cáo "xe hơi toyota", "xe hơi toyota giá rẻ" ở dạng đối sánh cụm từ thì từ khóa "xe hơi toyota giá rẻ" phải được phủ định ở nhóm quảng cáo "xe hơi toyota" để khi khách hàng tìm kiếm "xe hơi toyota giá rẻ" quảng cáo sẽ chắc chắn được kích hoạt ở nhóm "xe hơi toyota giá rẻ". Nếu chúng ta không phủ định thì 2 nhóm này sẽ đấu giá nhau và có thể thay nhau hiển thị làm mẫu quảng cáo đến người dùng ko được sát nhất.

9. Phủ định từ khóa cho chiến dịch Search.

Nhiều khách hàng hay phàn nàn vì sao quảng cáo chi tiêu nhiều tiền nhưng không đem lại hiệu quả và giá thầu rất cao?!

Những tài khoản ở thời gian đầu chạy thường kích hoạt những cụm từ khóa không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hoặc không chính xác với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. ĐIều này do truy vấn tìm kiếm của người dùng rất đa dạng và hành vi của từng người dùng là khác nhau.

Do vậy chúng ta phải vào truy vấn tìm kiếm và phủ định những từ khóa không quan trọng với khách hàng của mình và thêm những từ khóa có thể tạo ra chuyển đổi vào tài khoản thường xuyên nhất có thể. Từ khóa phủ định cho phép bạn loại trừ cụm từ tìm kiếm khỏi chiến dịch và giúp bạn tập trung hoàn toàn vào từ khóa quan trọng với khách hàng của mình.

Điều này sẽ giúp quảng cáo của bạn hiển thị sát với những người quan tâm, tăng tỉ lệ click vào quảng cáo cũng như giảm được giá thầu của từ khóa đó, góp phần làm cho chiến dịch tối ưu quảng cáo google adwords của bạn hoàn thiện.

10. Phủ định từ khóa cho chiến dịch Google Shopping.

Tương tự như phủ định từ khóa cho chiến dịch Tìm kiếm, điều này cũng cần áp dụng cho chiến dịch Google Shopping.

Nhiều nhà quảng cáo setup chiến dịch Google Shopping và cứ để quảng cáo chạy 1 cách tự do cũng như không tối ưu quảng cáo google ads thường xuyên, để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất của quảng cáo thì bạn có thể phủ định từ khóa của chiến dịch shopping liên tục để tránh những trường hợp có những từ khóa ko đúng dịch vụ sản phẩm được kích hoạt.

11. Phủ định vị trí hiển thị quảng cáo Google Display Network.

Quảng cáo GDN là hình thức quảng cáo có tỉ lệ hiển thị rất lớn, khi chạy quảng cáo GDN chúng ta cần thường xuyên phủ định những vị trí hiển thị quảng cáo không mong muốn và có thể không tạo ra doanh thu cũng như phản hồi tích cực nhất cho quảng cáo.

Lời khuyên của SEONGON: Bạn nên phủ định toàn bộ hiển thị trên App của chiến dịch Google Display Network

12. Tạo 3 mẫu quảng cáo cho 1 nhóm quảng cáo.

Mỗi nhóm quảng cáo phải có ít nhất 3 mẫu quảng cáo có chất lượng. Vì Google sẽ hiển thị các mẫu quảng cáo luân phiên trong 1 thời gian nhất định và đánh giá mẫu quảng cáo có hiệu quả cao nhất và cho quảng cáo đó hiển thị nhiều và đều hơn, hoặc có thể tạo quảng cáo thích ứng.

Quảng cáo thích ứng cho phép tạo nhiều Tiêu đề và Mô tả trong 1 mẫu, sau đó Google sẽ luân phiên hiển thị các tiêu đề và mô tả để chọn ra tiêu đề và mô tả có phản hồi tốt nhất của người dùng để hiển thị quảng cáo, hoặc bạn có thể tạo thêm 1 mẫu quảng cáo thích ứng với nhiều dòng tiêu đề và mô tả khác nhau.

Mẹo nhỏ của SEONGON dành cho bạn: Hãy ghim dòng tiêu đề 1 và mô tả 1 vì 2 dòng này chúng ta hay chèn từ khóa nên hãy để nó hiển thị thường xuyên, còn các tiêu đề mô tả khác có thể để luân phiên hiển thị.

13. Lựa chọn vị trí địa lý của quảng cáo.

Có nhiều khách hàng kinh doanh những mặt hàng đặc biệt và chỉ bán hàng cũng như quảng cáo trong 1 khoảng cách nhất định xung quanh cửa hàng và khi chạy quảng cáo họ lựa chọn theo tỉnh, thành phố nơi họ sống và cảm thấy quảng cáo không hiệu quả, trong trường hợp này hãy dùng nhắm vị trí theo bán kinh và ghim địa chỉ cửa hàng của bạn ở tâm bán kính điều này sẽ giúp bạn tiếp cận những khách hàng ở trong bán kính phạm vi mà bạn nhắm tới.

Giới hạn vị trí địa lý cho quảng cáo

14. Gắn Tag Manager.

Không gắn GTM là 1 lỗi rất nhiều người quên, GTM là 1 công cụ rất quan trọng để cài đặt chuyển đổi, tạo Analytics, tệp đối tượng remarketing cho tài khoản Google Ads, nếu quên không gắn thì dữ liệu trong khi thực hiện quảng cáo sẽ rất lãng phí.

Gắn tag Manager để tạo tệp đối tượng remarketing cho tài khoản Google Ads

15. Liên kết tài khoản Analytics và YouTube với Google Ads.

Analytics là 1 công cụ phân tích website rất chi tiết và có thể phân tích được chi tiết chỉ số quảng cáo Google Ads, nếu quên hoặc không biết cách liên kết 2 tài khoản này với nhau thì đó là 1 thiệt thòi rất lớn cho nhà quảng cáo.

Bạn có thể liên kết kênh YouTube với Google Analytics để hiểu rõ hơn về số lượt truy cập vào trang kênh thực tế của bạn. Cách này có thể hữu ích nếu bạn sử dụng nhiều sản phẩm Google và muốn chia sẻ dữ liệu trên các tài khoản được liên kết. Tìm hiểu chi tiết về cách liên kết tài khoảng Analytics và YouTube tại đây

Nếu bạn muốn kiểm tra thời gian xem, nguồn lưu lượng truy cập hay dữ liệu nhân khẩu học cho kênh YouTube của mình, hãy sử dụng YouTube Analytics.

Kết luận

Việc tối ưu quảng cáo google ads đòi hỏi nhà quảng cáo cần phải tỷ mỉ, tối ưu kỹ càng từng checklist một. Lặp lại với nhiều dự án sẽ dần dần rút ra cho mình kinh nghiệm: Cần tối ưu cho quảng cáo của mình đang thiếu sót ở điểm nào? Chỗ nào cần sửa đổi? Chỗ nào cần thay thế.

Nếu như bạn có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc, cũng như khó khăn trong quá trình vận hành quảng cáo cần tới sự giúp đỡ, hãy tới với cộng đồng Ads by SEONGON để nhận các tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia đầu ngành.

Hoặc tham khảo thêm thông tin tại:

Website: https://seongon.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/seongon/