Marketer Bạch Hạnh
Bạch Hạnh

Content Executive @ Brands Vietnam

Lời hứa gió bay trị giá 100 tỉ USD của SoftBank

Với 100 tỷ USD, quỹ Vision của SoftBank từng hứa hẹn sẽ đem lại thu nhập cao cho các chủ khách sạn, các tài xế và những người lao động phổ thông nhưng có vẻ như thực tế lại đang diễn ra ngược lại so với giấc mơ tỷ đô ấy.

Sunil Solankey là một cựu sĩ quan Ấn Độ, hiện đang quản lý một khách sạn có 20 phòng mang tên Four Sight ở vùng ngoại ô New Delhi. Khi tình hình kinh doanh đã ổn định, ông mong muốn biến cơ sở này thành một nơi mà khách du lịch có thể kiếm lợi được từ việc kinh doanh.

Năm ngoái, OYO – một start-up mảng nhà hàng khách sạn đã nói với Solankey về việc họ muốn biến Four Sight trở thành khách sạn tiên phong cho khách hàng doanh nghiệp. Start-up này cũng sẽ đảm bảo việc trả tiền cho ông hàng tháng dù cho có phòng được đặt hay không, miễn là ông phải đổi tên thương hiệu thành OYO và bán toàn bộ phòng thông qua trang web của start-up này.

Theo yêu cầu của OYO, Solankey đã chi 600,000 rupi (tương đương 2 tỷ Việt Nam đồng) để tân trang nội thất và thêm ga trải giường mới cho khách sạn của mình. Nhưng cuộc làm ăn này đã không thành hiện thực, OYO đã ngừng trả tiền cho Four Sight. Và hiện tại, Solankey đang trên bờ vực phá sản.

Solankey là một trong hàng triệu người lao động và doanh nghiệp nhỏ hợp tác làm việc với các công ty start-up được tài trợ bởi quỹ đầu tư Vision trị giá 100 tỷ USD, quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất trong lịch sử do tập đoàn SoftBank, Nhật Bản điều hành.

Quỹ này là một phần của dòng tiền bị rửa trên toàn thế giới trong thập kỷ qua với sứ mệnh nâng cao đời sống của người lao động khi những công ty start-up không hoàn thành lời hứa với họ.

Masayoshi Son, giám đốc điều hành SoftBank được ca ngợi là ông hoàng khi nói về quỹ đầu tư Vision. Nhờ vào việc tích trữ tiền mặt, Son đã rót vốn vào những công ty non trẻ trên toàn thế giới, trong số đó là những công ty có mô hình kinh doanh hợp tác với nhà thầu để cung cấp dịch vụ cho họ. Quan trọng nhất là, Son còn hối thúc các công ty start-up này phát triển nhanh nhất có thể.

Nhiều doanh nghiệp trẻ sử dụng tiền đầu tư từ SoftBank để treo các khoản ưu đãi hấp dẫn nhằm nhanh chóng thu hút được nhiều nhân viên. Nhưng khi không tạo ra được lợi nhuận hoặc SoftBank thay đổi chính sách tăng trưởng, các doanh nghiệp này thường cắt giảm hoặc bỏ các khoản ưu đãi trên.

Tệ nhất là họ còn bỏ rơi những nhà thầu như Ông Solankey. Vì không có đủ năng lực chống lại, nhiều nhà thầu như Solankey đã rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính.

Sunil Solankey, chủ khách sạn Four Sight ở ngoại ô New Delhi, bắt đầu làm việc với OYO vào năm ngoái. (Theo Saumya Khandelwal, The New York Times)

New York Times đánh giá hợp đồng cùng những thông tin nội bộ của công ty rồi phỏng vấn hơn 50 nhân viên làm việc với những công ty start-up được SoftBank hỗ trợ vốn như khách sạn địa phương OYO, công ty vận chuyển Rappi và đại lý bất động sản Compass ở Chicago, New Delhi, Bắc Kinh và Bogotá, Colombia. Kết quả cho thấy những mô hình start-up nổi tiếng trên thế giới hiện nay đều được hỗ trợ vốn theo một phiên bản y hệt nhau trên quy mô toàn cầu.

“Những start-up này cố gắng thu hút sự chú ý của người lao động và đưa họ vào cuộc”, chia sẻ của Uma Rani, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Lao động Thế giới hiện đang khảo sát những nhà đấu thầu start-up tại các nền kinh tế mới nổi. “Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện khi người lao động bị chính doanh nghiệp của mình cắt bỏ mối hợp tác lao động vì lợi nhuận hoặc doanh thu giảm. Và những câu chuyện này đang tiếp tục diễn ra một cách có hệ thống”, Uma Rani tiếp tục chia sẻ.

Quỹ Vision của SoftBank là một hiện tượng vốn hoá vượt mức. Các quỹ đầu tư mạo hiểm đã nhấn chìm các doanh nghiệp start-up với hơn 207 tỷ USD vào năm ngoái, gần gấp 2 lần số tiền đầu tư toàn cầu trong thời kì bong bóng dot-com vào năm 2000, theo CB Insight, một công ty chuyên theo dõi những công ty tư nhân.

Bối rối với quá nhiều tiền mặt, các doanh nghiệp hoạt động nhưng không quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó, SoftBank và những nhà đầu tư khác đã định giá những start-up này quá cao dẫn đến một hệ thống những doanh nghiệp yếu kém được hình thành. Và khi các nhà đầu tư rút vốn ra tức thời, những start-up này rơi vào vòng luẩn quẩn vì gặp muôn vàn trở ngại.

Hai công ty được SoftBank đầu tư nhiều tiền vào nhất là WeWorkUber cũng gặp vô số vấn đề. Dịch vụ gọi xe Uber đã tổ chức một đợt chào bán công khai không mấy ấn tượng vào tháng 5 vừa qua và đưa ra thông tin lỗ 1.2 tỷ USD vào tuần trước. Gần đây, công ty cho thuê văn phòng WeWork đã hất cẳng giám đốc điều hành và chấp nhận kế hoạch giải cứu của SoftBank vì tình hình kinh doanh giảm sút. Tuần trước, SoftBank đã báo cáo số tiền lãi lên đến 4.6 tỷ USD từ khoản đầu tư cho WeWork.

“Từ khi tiền bắt đầu chảy ra ngoài SoftBank, họ đã hoàn toàn bóp méo sự ưu tiên và tập trung vào những cuộc kinh doanh mạo hiểm trên thế giới”, nhận xét của Len Sherman, giáo sư Trường Kinh Doanh Columbia.

Ele.me, một trong ba start-up lớn nhất Trung Quốc phải đối mặt với 32 cuộc đình công vào năm ngoái. (Theo Thomas Peter, tờ Reuters)

SoftBank hỗ trợ vốn cho các công ty start-up ở nhiều ngành nghề khác nhau. Quỹ đầu tư Vision có 88 dự án, gồm Coupang – công ty thương mại điện tử ở Soeul hay Slack – công ty tin nhắn ở San Francisco.

SoftBank là tập đoàn duy nhất đầu tư vào các công ty start-up hợp tác với nhà thầu. Không hề có một công ty nào đủ khả năng đầu tư vào những công ty này như SoftBank. Quỹ đầu tư Vision của SoftBank hiện nay đã có 16 dự án đầu tư cho những công ty start-up trong danh mục của mình. Một vài trong số đó là những cuộc đầu tư lớn nhất.

Mô hình kinh doanh hợp tác với nhà thầu đã được định nghĩa bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ từ thập kỷ trước tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Nhưng thực tế là, hiện nay, cuộc sống của những người lao động làm việc cho các công ty đi theo mô hình kinh doanh này chỉ toàn một màu bấp bênh.

Phong trào phản đối quỹ đầu tư SoftBank đã bùng nổ ở New York, Bogotá, Mumbai và nhiều nơi khác trên thế giới. Nhiều video ghi lại hình ảnh người lao động la hét, đập phá nhà máy thể hiện sự phản đối với quỹ đầu tư này được đăng trên YouTube và đạt hàng ngàn lượt xem. Sự nản lòng và căng thẳng thể hiện rõ ràng.

Chỉ riêng tại Trung Quốc, ba công ty được SoftBank đầu tư vốn – công ty logistic Manbang, dịch vụ đi chung (ride-sharing) Didi Chuxing và công ty giao nhận đồ ăn Ele.me phải đối mặt với 32 cuộc đình công vào năm ngoái, theo thông tin của The Times và China Labour Bulletin.

Jeff Housenbold, cộng sự điều hành tại quỹ đầu tư Vision của SoftBank, nói rằng, “Vấn đề này thực sự quan trọng và phức tạp làm ảnh hưởng đến quỹ đầu tư Vision và những công ty khác mà chúng tôi chưa hỗ trợ vốn”.

* Nguồn: The New York Times