7 Cách cá nhân hóa website giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng – Part 2

Định nghĩa về cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đã thay đổi. Nếu như 10 – 15 năm trước đây, các nhà tiếp thị chỉ cần thành công trong việc gọi tên khách hàng trong một email template là đã được xếp ở “chiếu trên” trong khả năng mang đến trải nghiệm cá nhân hóa.

Còn ngày nay, mọi thứ đã không còn đơn giản như thế với rất nhiều tiêu chí cần đáp ứng. Cá nhân hóa không chỉ cần thực hiện trên email mà còn trên các kênh khác, chẳng hạn như website.

Bạn đang sở hữu một website bán hàng? Làm thế nào khiến cho khách hàng hài lòng khi họ chỉ dành vài phút để lướt qua website của bạn? Trong 2 phần bài viết này, ACCESSTRADE sẽ đề cập tới 7 cách cá nhân hóa website giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng. Đây là những cách không quá khó để thực hiện nhưng hiệu quả mang lại thì tôi đảm bảo là vô cùng tuyệt vời.

Xem thêm: 7 Cách cá nhân hóa website giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng – Part 1

Trong phần 2, 3 phương pháp được đề cập tới bao gồm:

– Khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin cá nhân
– Sử dụng geolocation (định vị địa lí)
– Xác định nhu cầu thực sự của khách hàng

5. Khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin cá nhân

Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của data khách hàng, bởi hiển nhiên là bạn phải có chút thông tin gì đó về khách hàng thì mới có thể cá nhân hóa trải nghiệm của họ . Vậy làm thế nào để thu thập được email/sđt của họ một cách tự nguyện và ít tốn kém nhất, hay thậm chí là sở thích, hành vi, mối quan tâm của họ.

Một trong những cách được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất đó là đưa ra các ưu đãi, khuyến mại. Đây là tâm lý chung của nhiều người, vậy nên hay đưa ra những ưu đãi trông (có vẻ) thật hấp dẫn!

Thực hiện khảo sát của Fahasa để nhận mã giảm giá 20,000đ

Cung cấp thông tin để tạo tài khoản VIP Fahasa

Nhập email để nhận ưu đãi 20%

Nhập email để được join group của Smart Passive Income – 1 website chuyên hướng dẫn kinh doanh/Marketing online

Nhập email để nhận được tài liệu hấp dẫn

Tạp Profile để trở thành VIP

6. Sử dụng geolocation (định vị địa lí)

Định vị địa lý sử dụng các thiết bị di động được tích hợp GPS để hiển thị chính xác vị trí của thiết bị và người dùng. Một thông điệp quảng cáo hoàn hảo hay một sự đề xuất sản phẩm (recommendation) sẽ không thể phát huy tối đa sức mạnh của nó, thậm chí là phản tác dụng nếu nó hiện thị sai vị trí.

Website của bạn bán quần áo, hiện đang gần dịp tết và bạn lại đề xuất áo len cho những khách hàng ở miền Nam, nơi thời tiết nóng như đổ lửa? Hay bạn đang ở Hà Nội và làm dịch vụ thi công gian hàng hội chợ, triển lãm. Bạn chạy quảng cáo và một số khách hàng ở tỉnh Thái Bình đã thấy nó rồi liên hệ qua email xin báo giá. Hôm sau, họ nhận được email từ bạn thông báo rằng bạn chỉ làm ở Hà Nội. Hãy thử nghĩ xem họ cảm thấy thất vọng và khó chịu như thế nào.

Việc sử dụng dịnh vị địa lý còn đem đến trải nghiệm thuận tiện hơn cho khách hàng của bạn, đặc biệt khi công ty/cửa hàng của bạn có nhiều hơn 1 chi nhánh. Nó giúp cho khách hàng nhanh chóng biết được phí vận chuyển (người tiêu dùng Việt cực kì quan tâm đến việc có được free shipping hay không), cửa hàng gần họ nhất, còn bao nhiêu sản phẩm ở cửa hàng đó, sản phẩm nào có thể/không thể giao đến chỗ họ,…

Vậy nếu khách hàng không cho phép hoặc bạn không đủ khả năng truy cập GPS để xác định vị trí của họ thì sao? Có một cách giải quyết đơn giản, đó là hỏi họ. Đương nhiên sẽ không thể chính xác và cụ thể bằng việc được cấp quyền truy cập GPS, nhưng như vậy cũng là rất tốt rồi phải không?

7. Xác định nhu cầu thực sự của khách hàng

Đôi khi cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để xác định hành vi, sở thích của khách hàng là hỏi xem họ muốn gì. Đương nhiên bạn không phải email hoặc gọi điện trực tiếp cho họ, mà hãy làm dưới hình thức “phân loại sản phẩm”, càng chi tiết, dễ hiểu càng tốt.

Lấy ví dụ với Glasses Direct, ở trang chủ họ đưa cho bạn 3 phân loại lớn. Bạn có thể click vào một trong số đó hoặc dòng “shop all glasses” bên dưới.

Sau đó, bạn sẽ thấy 1 bộ lọc cực kì chi tiết và dễ hiểu, giúp cho khách hàng không bị “chết ngộp” trong hơn 1000 mẫu kính mà nhanh chóng tìm được cái mình mong muốn.

Hay như Keto Cycle, một website hướng dẫn chế độ ăn Keto. Họ sẽ để bạn tự lựa chọn các mục như: mức độ quen thuộc với Keto, thời gian để nấu 1 bữa ăn, loại thực phẩm ưa thích, tần suất vận động 1 tuần, giới tính, độ tuổi, chiều cao, cân nặng. Sau khi hoàn thành xong, họ sẽ gửi email chế độ ăn riêng dành cho từng người dựa trên những gì bạn đã lựa chọn trước đó.

Doanh nghiệp luôn mong muốn tìm cho mình những giải pháp marketing mới. ACCESSTRADE hiện tại là nền tảng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam với hơn 100.000 publisher trên toàn hệ thống. Mô hình tiếp thị liên kết – Affiliate marketing đem lại cho doanh nghiệp một giải pháp toàn diện và bền vững. Trong đó:

  1. 1. Đội ngũ publisher có kiến thức công nghệ, kinh nghiệm thực chiến về digital marketing, phễu
  2. 2. Đảm bảo ROI, Advertiser có đơn hàng, hiệu quả mới mất tiền
  3. 3. Hoạt động minh bạch, 3 bên giám sát Advertiser+Network+Publisher
  4. 4. Chi phí đầu tư thấp, Advertiser không sợ rủi ro chi phí.

Nếu bạn cần tìm hiểu và tư vấn thêm về hình thức Affiliate và cách hợp tác hiệu quả với kênh này thì hãy liên hệ tới ACCESSTRADE – nền tảng Affiliate Marketing của công ty Interspace Nhật Bản với hơn 19 năm kinh nghiệm tại thị trường Đông Nam Á (Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia)

Riêng tại Việt Nam, ACCESSTRADE đang hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp lớn các lĩnh vực TMĐT, du lịch, tài chính, dịch vụ online như Shopee, Tiki, Adayroi, FPTShop, Citibank, Shinhanbank, Vpbank, Viettravel, Mytour, Atadi, Booking,com, Agoda, California, …