Marketer Lê Trang My
Lê Trang My

Nhân viên SEO @ Innovative Hub

Những sai lầm phổ biến khi chạy chiến dịch Influencer Marketing

Scott Cook, co-founder của Intuit (công ty phần mềm tài chính và kinh doanh của Mỹ) nói rằng: “Một thương hiệu không còn là những gì chúng ta nói với khách hàng, đó là những gì khách hàng nói với nhau”.

Ngày nay, hơn 90% doanh nghiệp nhận thấy việc marketing thông qua Influencer đem lại hiệu quả tích cực cho thương hiệu của họ.

Thế nhưng, vẫn còn nhiều chiến dịch Influencer Marketing tốn hàng trăm triệu đồng nhưng không đạt hiệu quả mong muốn, thì có thể họ đang mắc phải một trong những sai lầm dưới đây.

Sai lầm 1: Chọn Influencer dựa trên lượng tương tác và Follower (người theo dõi)

Hiện nay, lựa chọn Influencer phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ là thách thức lớn với các doanh nghiệp. Vì không thể chọn người ảnh hưởng phù hợp, họ thường lấy con số để đo lường độ liên quan, phù hợp với thương hiệu. Cụ thể, họ tin rằng Influencer có lượng Follower “khủng” sẽ giúp cho việc tiếp cận khách hàng, truyền tải thông điệp hay tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, liệu lượng Follower ấy có đúng với khách hàng mục tiêu mà nhãn hàng mong muốn?

Trường hợp này thường xuất hiện ở các nhãn hàng, doanh nghiệp về mỹ phẩm hoặc thời trang dành cho nữ. Họ hợp tác với các “hot girl” để quảng cáo trên trang Facebook cá nhân, tuy nhiên người hâm mộ/ theo dõi của các bạn này chủ yếu là phái nam. Do đó, sản phẩm của brand sẽ không tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Mặc khác, vì quá tập trung vào số lượng Follower và tương tác, vô hình trung đã tạo nên cơn sốt “mua” follow, like, comment... trong cộng đồng người ảnh hưởng. Điều này đã trở thành một vấn đề mà các nhãn hàng thường e ngại khi hợp tác với Influencer.

Kết quả là chiến dịch marketing chưa triển khai mà công sức và ngân sách đã “đổ sông đổ bể”. Vậy làm thế nào để chọn Influencer đúng với thương hiệu để chiến dịch có được những kết quả tích cực? Trước tiên, doanh nghiệp cần phải xác định được đối tượng khách hàng là ai? Họ có thói quen, hành vi hoặc sở thích như thế nào? Quan tâm đến vấn đề gì khi tương tác với thương hiệu của mình? Khi xác định được khách hàng mục tiêu (target customer), nhãn hàng sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn Influencer có lượng fan tương đương với target customer.

Nếu thị trường của bạn ở Hồ Chí Minh (hoặc Hà Nội) thì bạn không nhất thiết phải tìm kiếm và hợp tác với những người ảnh hưởng có lượng fan trải đều toàn quốc. Thay vào đó, hãy tìm kiếm và hợp tác với những Influencer tại địa phương hay thành phố đó. Thường thì những người ảnh hưởng này có lượng Follower từ 10,000 - 100,000; nhãn hàng có thể cân nhắc lựa chọn khi chạy chiến dịch cùng họ.

Sai lầm 2: Chiến dịch Influencer bắt buộc phải có người nổi tiếng

Những Influencer là người nổi tiếng hoặc top KOL thường được săn đón từ nhiều nhãn hàng. Điều này cũng dễ hiểu vì họ sở hữu lượng fan khủng và độ ảnh hưởng khá lớn, việc truyền tải thông điệp sẽ dễ dàng hơn, vì thế mà các thương hiệu thường muốn người nổi tiếng xuất hiện trong chiến dịch của mình. Việc đổ dồn ngân sách vào 1 ca sĩ, diễn viên nổi tiếng tương tự như việc bạn bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ.

Bên cạnh đó, khi làm việc với người nổi tiếng, các nhãn hàng phải chấp nhận những quy định chặt chẽ về thời gian đăng bài cũng như phạm vi công việc (SOW: Scope of Work) của người nổi tiếng. Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian đăng bài trễ hoặc bài đăng lên không đúng với thời điểm “vàng” mà thương hiệu muốn.

Một vấn đề khác mà nhiều thương hiệu quan tâm khi chọn người nổi tiếng đó là chi phí booking. Nhiều nhãn hàng luôn muốn Influencer đó phải chất lượng nhưng chi phí họ đưa ra thì hoàn toàn “tỉ lệ nghịch” với yêu cầu ban đầu. Thông thường, việc book một KOL hot có giá tầm 100 triệu đổ lên, vì thế nhãn hàng cần cân nhắc về ngân sách trước khi quyết định chọn top KOL cho chiến dịch marketing.

Khách hàng không nhất thiết phải đặt tất cả trứng vào giỏ, thay vào đó, hãy dành cơ hội cho những “tiểu Influencer” (Micro-influencer). Hãy tưởng tượng 100 người (có lượng fan từ 10,000 - 100,000) nói về sản phẩm của bạn, sẽ có rất nhiều người biết đến sản phẩm mà chi phí lại thấp hơn so với việc book 1 KOL nổi tiếng.

Sai lầm 3: Nội dung quảng cáo và sản phẩm thể hiện quá lộ liễu trong bài post

Đề cập thương hiệu vào nội dung là vấn đề gây nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp, bởi lẽ họ thường nghĩ rằng đã bỏ tiền thuê Influencer thì nên sử dụng triệt để. Nghĩa là nội dung sẽ được “xào nấu” sao cho xuất hiện sản phẩm và phải nhắc đến thương hiệu thay vì sử dụng nội dung từ Influencer đề xuất. Khi đọc phải một nội dung có quảng cáo, con người ta thường có xu hướng lướt qua hoặc tắt đi. Người tiêu dùng ngày nay khá nhạy cảm và dễ dàng nhận ra bài viết đó có đang quảng cáo sản phẩm hay không.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này đó là hãy để Influencer tự do sáng tạo nội dung, vì họ là người hiểu fan của mình nhất. Điều này sẽ giúp nhãn hàng tiếp cận với người tiêu dùng một cách tự nhiên và hiệu quả. Influencer tự do sáng tạo nội dung là điều tốt, tuy nhiên nhãn hàng cần phải “brief” đầy đủ thông tin về chiến dịch, sản phẩm/ dịch vụ và những điểm chính trong nội dung. Ví dụ, đối với thương hiệu nước uống thì hình ảnh xuất hiện trong bài post cần thấy rõ chai nước/ lon nước nhưng phải thật tự nhiên chứ đừng quá lộ liễu.

Sai lầm 4: Quá tập trung vào KPIs khi thực thi Influencer Marketing

Influencer Marketing là hình thức quảng cáo giúp thương hiệu được nhiều người biết đến. Nó tương tự với việc truyền tai nhau những sản phẩm/ dịch vụ giữa con người với con người. Một số doanh nghiệp thường áp KPIs khi thực hiện chiến dịch marketing cùng Influencer, điều này hoàn toàn đi trái với tính chất của hình thức này. Vì KPIs không liên quan đến hành vi quyết định mua hàng của người tiêu dùng (end-user). Để một người có thể đi đến bước hàng động (mua hàng), họ phải trải qua những bước như nhận biết, tìm hiểu, đánh giá và quyết định.

Lời khuyên cho các thương hiệu đó là kết hợp các chương trình khuyến mãi khi thực thi chiến dịch Influencer Marketing. Ví dụ, năm 2018 thương hiệu giày dép JUNO hưởng ứng Black Friday - Ngày lễ Sale lớn nhất năm qua chiến lược Influencer Marketing. Chiến dịch gồm nhiều Micro-influencer là những cô gái trẻ, xinh đẹp có hình ảnh phù hợp với thương hiệu. Ở những bài post của Influencer được lồng ghép đường link để khách hàng có thể truy cập đến website mua hàng.

Kết hợp chương trình khuyến mãi và hình thức quảng cáo qua Influencer sẽ mang lại hiệu quả khả quan cho chiến dịch.

Sai lầm 5: Thực hiện chiến lược Influencer Marketing đơn lẻ

Không thể phủ nhận Influencer Marketing có thể giúp thương hiệu được nhiều người biết đến. Thế nhưng, để có thể đạt được kết quả như mong đợi, thương hiệu cần phải lập ra một kế hoạch cụ thể trên nhiều phương tiện truyền thông và kết hợp cùng nhiều hình thức marketing khác như tặng mã giảm giá, tổ chức event… nhằm tăng tương tác, tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng, đồng thời thúc đẩy nhu cầu hành động của khách hàng.

Nếu chúng ta chỉ đơn giản cần một người nổi tiếng đăng bài quảng cáo trên Facebook cá nhân của họ, sẽ chẳng có ai chú ý hay nhớ đến nội dung đó là gì, hay sản phẩm được đề cập trong nội dung bài post.

Đó là những sai lầm phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp khi bắt tay chạy chiến dịch Influencer Marketing. Với những giải đáp từ 7Saturday, hy vọng sẽ mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp phù hợp.

7Saturday - Nền tảng Influencer Marketing

Công ty cung cấp dịch vụ Influencer Marketing dựa trên Platform và Big Data hàng đầu tại Việt Nam với s ứ mệnh giúp các nhãn hàng quảng bá rộng khắp, chân thực và tức thời.

Liên hệ: [email protected]

>> Hỗ trợ tư vấn chiến lược Influencer Marketing