Out Of Home X Digital (Search Engine): Một góc nhìn từ thị trường Nhật Bản

1. Lời mở đầu

Vừa qua mình vừa qua Nhật Bản, một đất nước có thể coi là phát triển (so sánh với Việt Nam). Hoạt động truyền thông tiếp thị ở Nhật Bản có rất nhiều khác biệt so với Việt Nam, từ tiếp thị tại điểm bán, trưng bày, quảng cáo ngoài trời, TVC, event, báo chí,..

Là một người quan tâm đến quảng cáo ngoài trời (OOH). Điều mình bị thu hút và ngạc nhiên ở các maquette quảng cáo ngoài trời ở Nhật là: có rất nhiều quảng cáo hướng người xem tìm kiếm từ khóa của nhãn hàng, chiến dịch quảng cáo. Chuyển từ quảng cáo ngoài trời (offline) qua quảng cáo trên Digital (online). Mình tạm sử dụng thuật ngữ cho hoạt động này là chuyển kênh (Switch Channel).

2. Ví dụ minh họa

McDonald's Nhật Bản Mc Delivery:

Trên một chiếc xe giao hàng của McDonald's Nhật Bản (là một phương tiện quảng cáo ngoài trời) có gắn một dòng chữ trong khung tìm kiếm: Mc Delivery (マックデリバリー) và bên cạnh là nút tìm kiếm (Search /検索). Khi mình tìm kiếm trên Google với cụm từ này và trả về kết quả thì sẽ tìm thấy trang con của McDonald's về dịch vụ giao hàng. Bấm vào trang con này sẽ thấy nội dung quảng cáo cho dịch vụ giao hàng: できたてをもっと、いつでも、どこへでも(tạm dịch: Giao hàng bất cứ đâu bất cứ khi nào). Kèm theo là nút đặt hàng (注文する).

http://www.mcdonalds.co.jp/shop/mcdelivery/

Lotte Mart Việt Nam:

Đây là một bảng quảng cáo ngoài trời của Lotte Mart Việt Nam về nội dung Thẻ Quà Tặng LotteMart. Phía dưới nội dung có ghi website của công ty là www.lottemart.com.vn. Truy cập vào trang này thì thấy về nội dung Giỏ quà Tết – chiết khấu hấp dẫn. Rõ ràng đã có một khe hở (Gap) giữa nội dung quảng cáo trên OOH và Digital. Trong trường hợp này Switch Channel đã hoạt động không hiệu quả.

http://lottemart.com.vn/Default.aspx

3. Nguyên nhân

Tại sao lại có sự khác biệt như vậy. Có nhiều yếu tố nhưng mình xin điểm qua 3 yếu tố chính:

  • Ở Nhật năm 2015 có khoảng 51.8 triệu người sử dụng Smartphone tại Nhật (dân số Nhật năm 2015 là khoảng 127 triệu người). Việt Nam là 22 triệu/91,7 triệu. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại minh cao khiến việc lôi kéo khách hàng truy cập nội dung trên Internet là cần thiết.
  • Ở Nhật tàu điện ngầm là phương tiện di chuyển chính. Trong thời gian ở tàu điện ngầm hoặc đứng đợi hầu như người Nhật không hề trò chuyện mà bấm điện thoại, nghe nhạc hoặc đọc sách. Đây là yếu tố về hành vi xã hội.
  • Ngoài ra vì là nước phát triển mạnh về IT nên các nhãn hàng có thể xây dựng nội dung tương đối tốt trên kênh Digital (Website, nội dung tương tác trên kênh Online,,..). Do đó việc chuyển kênh (Switch) từ OOH qua Digital là một cách hiệu quả để khai thác OOH cũng như Digital.

4. Kết luận

Mỗi hình thức truyền thông có sức mạnh của riêng mình. Out of Home ưu thế về chi phí, targeting theo địa lý, impact,… Digital có sức mạnh về lượng thông tin cung cấp, cách tương tác hiện đại,.. Việc kết hợp các kênh truyền thông lại với nhau (cross channel) sẽ tạo nên sự tương hỗ tốt cho hoạt động động truyền thông nếu triển khai bài bản và có hoạch định chính xác.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng người sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam đi cùng với hành vi, lối sống hiện tại. Để đáp ứng nhu cầu truyền thông hiệu quả, trong thời gian tới hoạt động truyền thông OOH ở Việt Nam chắc chắn cũng sẽ có những chuyển mình.

Tặng bạn đọc một số hình ảnh ở Japan: https://photos.google.com/share/AF1QipONAlEJd3-LgSV0fJKeIJHEtte_EKh-FPrzERGQ139gF1yo-v9nM9QiXc0jkcTcvQ?key=MkpYZ2N4UHRFTlA3cWVHcmlsR01UQlA4TmJuM3p3

Chúc các bạn một năm mới dồi dào sức khỏe và niềm vui.

Đặng Vinh Quang