Marketer GIGAN JSC
GIGAN JSC

CEO & Co Founder @ GIGAN JSC

Phần 2 - Tại sao mô hình D2C lại quan trọng với doanh nghiệp?

Không phải ngẫu nhiên khi D2C trở thành mô hình kinh doanh được chú ý và phát triển trên thế giới trong thời gian gần đây. (Xem bài viết Phần 1: D2C -Sự chuyển dịch và Phát triển mạnh mẽ)

Sự phát triển của mô hình D2C trên thế giới

Một điều chắc chắn rằng, trong tương lai mô hình D2C vẫn sẽ tăng trưởng và đóng vai trò quan trọng đối với ngành bán lẻ nói chung trên toàn thế giới. Theo khảo sát của Shopify, thì có đến hơn 40% khách hàng mong muốn mua những sản phẩm ở những công ty áp đang dụng mô hình D2C trong những năm tới và 81% đều chắc chắn rằng họ sẽ mua thêm nhiều lần nữa trong 5 năm tiếp theo.

Còn tại Việt Nam?

Tại Việt Nam Với những điều kiện thuận lợi như hiện nay, D2C hứa hẹn sẽ trở thành mô hình kinh doanh đem đến sự đột phá cho các doanh nghiệp.

Điểm chung của các thương hiệu làm D2C tại Việt Nam là họ đều loại bỏ kênh trung gian bao gồm nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ... Điều này giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa lợi nhuận.

D2C - Tương lai của bán lẻ trực tuyến

Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị khách hàng, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối.

Mô hình này linh động hơn rất nhiều những cách làm marketing khác trong việc định hướng thông điệp, tối ưu chi phí và tất cả những đặc quyền khi tiếp cận trực tiếp với khách hàng, bao gồm cả cơ hội cá nhân hoá thương hiệu và gắn kết với khách hàng.

So với bán lẻ truyền thống thì sao?

Đối với bán lẻ truyền thống, nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm của họ thông qua các kênh phân phối, với rất ít sự kiểm soát việc sản phẩm được bán như thế nào như: Sản phẩm được đặt ở đâu trong cửa hàng, người bán hàng nói gì về sản phẩm của họ, hay mức độ thỏa mãn của khách hàng.

Trải nghiệm thương hiệu luôn phải gắn liền với trải nghiệm mua hàng. Nếu khách hàng mua sản phẩm của bạn với một trải nghiệm không tốt, họ sẽ thất vọng về dịch vụ. Chiến lược của thương hiệu xung đột với trải nghiệm tại điểm bán sẽ ngăn cản doanh số bán hàng tăng trưởng.

Mặt khác, mô hình D2C lại cho phép doanh nghiệp có thể kiểm soát mọi hoạt động tương tác với khách hàng cũng như biết được hành vi và động cơ mua hàng của họ từng bước trong hành trình mua hàng (customer journey). Xác định được điểm chạm với khách hàng, doanh nghiệp sẽ thu được chính xác thông tin về trải nghiệm mua hàng của họ, từ đó sẽ tránh việc tạo ra xung đột giữa các bước trong quá trình sale.

Những thách thức đối với các doanh nghiệp D2C

Thách thức lớn nhất đối với mọi doanh nghiệp D2C là TRÁCH NHIỆM trong phân phối. Không có các đại lý lớn để hỗ trợ thương hiệu của doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực gấp hàng chục lần để làm cho thương hiệu nổi bật.

Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện việc bán hàng, đóng gói, vận chuyển, đổi trả, chăm sóc khách hàng, quản lý kho bãi,...

Bán hàng trực tuyến không phải lúc nào cũng dễ dàng. Xây dựng sự hiện diện trực tuyến ngày càng khó khăn và nó đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực của toàn thể doanh nghiệp: từ khâu bán hàng cho tới marketing.

Nguồn: GIGAN JSC - The First D2C Digital Agency in Vietnam