Các khái niệm cơ bản và xu hướng của Story Marketing

Trên thực tế, khoa học cũng đã xác nhận một sự thật - điều mà chúng ta biết từ lâu: Con người rất thích những câu chuyện. Chúng giúp con người làm giàu kiến thức, tạo sự tin tưởng, hiểu biết, tiếp thu và nhiều hơn nữa.

“Cha mẹ dạy cho những đứa con từ bài học vỡ lòng, hình thành nhân cách đạo đức cho chúng thông qua truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích. Khi đến trường, học sinh được thầy cô giáo chia sẻ các tập phim từ cuộc đời của các nhân vật trong lịch sử, của đất nước thông qua các cuộc đối thoại và câu chuyện”. Và để kết nối khách hàng trong kinh doanh, các doanh nghiệp sử dụng các câu chuyện tiếp thị để kết nối cảm xúc với mọi người, ở một quy mô lớn nó có thể giúp thay đổi vận mệnh của cả một thương hiệu, một tập đoàn.

Vậy thì… Story Marketing là gì? Nó kết nối cảm xúc con người bằng cách nào, và để tạo ra một câu chuyện tiếp thị thành công bạn cần những yếu tố ra sao? Hãy cùng SlimCRM.vn khám phá bài biết này nhé.

Chương 1: Các khái niệm cơ bản của Story Marketing

Hiểu theo cách nôm na Story Marketing là gì nhỉ..?

Đây là một phương pháp tiếp thị nhằm tạo ra trải nghiệm thương hiệu thông qua cách kể chuyện bằng âm thanh, hình ảnh và sự kết hợp các yếu tố, theo đó khách hàng trở thành trung tâm của câu chuyện để thúc đẩy sự tham gia, hành động mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trong thực tế, đằng sau câu chuyện tiếp thị, một vấn đề đạo đức hoặc bài học giáo huấn có ý nghĩa là được truyền lại cho người nghe.

Bạn có thể rõ hơn Story Marketing bằng cách nhìn vào bảng so sánh dưới đây:

Hiểu rõ hơn về Story Marketing

Nguồn: HubSpot.com


Story Marketing mang lại hiệu quả như thế nào ?

Khi bạn xem xét một số nghiên cứu dưới đây về Story Marketing, kết quả có thể làm bạn ngạc nhiên đấy: Theo trang OneSpot - 92% người tiêu dùng muốn các thương hiệu tạo ra các quảng cáo giống như một câu chuyện.

92% khách hàng muốn các Brand tạo ra các quảng cáo giống như một câu chuyện.

Điều đó có nghĩa là hầu hết đối tượng mục tiêu mà các doanh nghiệp đang cố gắng tiếp cận sẽ quan tâm hơn đến hoạt động tiếp thị nếu bạn trình bày một câu chuyện hấp dẫn. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy mọi người thích thú với những câu chuyện hơn tất cả mọi thứ khác.

Nhưng với rất nhiều người phải “tiêu thụ” quá nhiều thông tin mỗi ngày, việc tạo ra một câu chuyện vừa có thể truyền đạt thông tin vừa thúc đẩy hành động là một thách thức. Bạn cần biết loại câu chuyện nào là phù hợp, tùy theo đối tượng mục tiêu, phương tiện truyền tải, ngân sách công ty để triển khai một cách hiệu quả.

Trong báo cáo này, việc tập trung vào cách kể chuyện đã giúp thương hiệu tăng 92% số lượt truy cập trang web và tăng tỷ lệ mua hàng của họ lên gấp ba đến năm lần số tiền trước đó.

Chỉ cần kết hợp việc kể chuyện vào các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, bạn đã có thể tìm kiếm khách hàng mới và giữ khách hàng cũ quay trở lại. Và mọi thương hiệu đều có thể làm được điều này.

Bí mật khoa học tâm lý đằng sau những câu chuyện tiếp thị ?

Có lẽ bạn đã bắt gặp rất nhiều bài viết, chiến dịch tiếp thị dưới dạng kể chuyện. Công cụ này được các thương hiệu sử dụng rất phổ biến vì nó mang lại hiệu quả mạnh mẽ hơn bạn nghĩ. Cụ thể là gì nhỉ? Để trả lời điều đó, chúng ta phải phân tích sâu một chút về mặt tâm lý đằng sau.

Trong một nghiên cứu hấp dẫn từ vài năm trước, một nhóm từ Berkley đã tìm ra mối liên kết giữa mức độ kể chuyện hiệu quả với sự đồng cảm của người xem theo tỷ lệ thuận. Dưới đây là video về các thí nghiệm và những gì nhóm thí nghiệm tìm thấy:

Trong các thử nghiệm này, họ phát hiện ra rằng câu chuyện được chia sẻ đã kích thích não tiết ra 2 chất:

  • Chất cortisol cho phép đối tượng người nghe tập trung sự chú ý ở mức độ lớn hơn rất nhiều.

  • Do đó nồng độ oxytocin tăng cao mang lại mức độ đồng cảm lớn hơn với người kể chuyện. Do đó, kết quả là người nghe sẵn sàng tham gia nhiều hơn và có cảm xúc mạnh mẽ với video này

Từ đó họ có thể thay đổi hành vi của con người bằng cách tác động đến não của đối tượng thông qua cách kể chuyện.

Câu nói nổi tiếng

Trong trường hợp nào cần áp dụng Story Marketing ?....

Story Marketing được sử dụng như một công cụ tiếp thị theo nhiều cách khác nhau, việc sử dụng phổ biến nhằm thu hút khán giả mục tiêu từ đó giúp kéo khách truy cập mới vào trang web và củng cố lòng trung thành của khách hàng cũ .

Là một công cụ chiến lược để giao tiếp mạnh mẽ, Story Marketing đặc biệt hữu ích mang lại hiệu quả khi:

  • Bán hàng / Sales: Thuyết phục người nghe mua sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp, phân biệt được điểm khác nhau và giá trị cốt lõi trong sản phẩm của bạn với các đối thủ cạnh tranh

  • Quảng cáo / Advertising: Quảng bá và tăng cường nhận thức của khách hàng mục tiêu về sản phẩm / dịch vụ / thương hiệu doanh nghiệp .

  • Chính trị: Chia sẻ một thông điệp và vấn đề đạo đức trong xã hội, mang đến cho doanh nghiệp những người ủng hộ mới.

  • Tiếp thị / Marketing: Thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu, để tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp và xây dựng mối quan hệ dựa trên lòng trung thành

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: Thiết lập danh tiếng bằng cách nêu bật những thế mạnh, kiến ​​thức, phẩm chất và kỹ năng của một người

Chương 2: Bốn xu hướng tiếp thị nhờ câu chuyện mà các marketer nên biết

Xu hướng 1: Kể chuyện dựa trên dữ liệu

Đến năm 2020, trung bình 1,7 megabyte dữ liệu sẽ được tạo ra mỗi giây, cho mỗi người trên thế giới. Việc tận dụng lượng dữ liệu kỹ thuật số khổng lồ có sẵn để tạo ra những câu chuyện có tính trực quan, hấp dẫn và nhắm mục tiêu cao sẽ mang lại tiềm năng, cơ hội vô cùng lớn cho các thương hiệu và công ty và hơn thế nữa.

Con người có tốc độ xử lý hình ảnh trung bình nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản và bằng cách sử dụng dữ liệu để tạo ra những câu chuyện trực quan, các thương hiệu sẽ có thể thu hút sự chú ý, cung cấp giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề và cắt giảm tiếng ồn của phương tiện trực tuyến. Một ví dụ tuyệt vời về cách kể chuyện dựa trên dữ liệu nổi bật trực quan đến từ người khổng lồ Google.

Video đạt được hơn 15 triệu lượt xem, Google đã thu hút sự chú ý của một nhóm nhân khẩu học rộng lớn và kể một câu chuyện thu hút người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.

Dữ liệu là chìa khóa để phát triển nội dung tốt và cuối cùng là kể một câu chuyện gây được tiếng vang. Không nhất thiết lúc nào cũng cần phải dựa vào lời nói để kể một câu chuyện và các nhà lãnh đạo có thể giúp định hướng nhóm làm việc của họ có được cái nhìn sâu sắc từ dữ liệu bằng cách kể một câu chuyện độc đáo khi nhu cầu về tương tác nội dung đang tăng lên.

Xu hướng 2: Tạo mini quảng cáo

Khi mà quảng cáo truyền thống đang vật lộn, rối rắm trong bối cảnh kỹ thuật số ngày nay, các công ty cần bổ sung nhiều hơn cách thức mới, sáng tạo để kết nối với người tiêu dùng và truyền tải thông điệp doanh nghiệp như một phần của chiến lược tiếp thị kỹ thuật số.

Một phương tiện trực quan mang lại kết quả tuyệt vời: Video tiếp tục phát triển giúp các nhóm tiếp thị kể câu chuyện về thương hiệu hoặc sản phẩm. Nhiều đến mức các công ty tích cực sử dụng video vì họ có thể hưởng lợi từ lưu lượng truy cập web nhiều hơn 41% so với doanh nghiệp không sử dụng.

Tuy nhiên, khi con người càng trở nên mù mờ trước việc tiếp nhận “hàng tấn” thông tin mỗi ngày, các khoảng chú ý ngày càng ngắn lại. Hiểu được xu thế, cách tiếp nhận thông tin mới mẻ này, Facebook đã tung ra quảng cáo dài sáu giây cho phép các thương hiệu và doanh nghiệp kể một câu chuyện cô đọng cho đối tượng mục tiêu của họ - MiniAd . Đu theo xu hướng này, YouTube gần đây đã đưa ra 'Thử thách câu chuyện sáu giây', một sáng kiến ​​tạo ra một loạt các kết quả vô cùng sáng tạo:

Những quảng cáo mới này không chỉ có sức mạnh làm cho câu chuyện của thương hiệu trở nên sống động mà với định dạng sáu giây linh hoạt sẽ khai thác vào một nội dung gây ấn tượng cực mạnh tới đối tượng, từ đó sẽ thúc đẩy sự tham gia.

Chìa khóa để lãnh đạo thành công là nắm chắc các xu hướng mới nhất và khuyến khích thử nghiệm. Điều quan trọng cần nhớ là không phải mọi xu hướng có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn, vì vậy hãy chọn một cách khôn ngoan và truyền động lực cho nhân viên sáng tạo từ đó đưa ra quyết định dựa trên kiến ​​thức và nghiên cứu trước đó

Xu hướng 3: Kể chuyện về văn hóa doanh nghiệp

Trong thế giới ngày nay, khách hàng sẽ dễ dàng trao sự tin tưởng, đề cao tính minh bạch và luôn muốn biết nhiều hơn về các công ty, cách các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cách họ đối xử với nhân viên của họ, đạo đức trong nghề của họ là những gì, nguồn gốc và cách thức xử lý sản phẩm của họ. Vì vậy, khi nói đến cách kể chuyện thương hiệu trong thời đại hiện nay, các công ty sẵn sàng trả tiền , công sức để khách hàng biết đến doanh nghiệp một cách rõ ràng, súc tích và trung thực.

Theo Adobe và Goldsmiths, 75% các nhà lãnh đạo tiếp thị không hiểu được hành vi thay đổi của người tiêu dùng sẽ dẫn đến tác động xấu không hề nhỏ đến hiệu quả kinh doanh. Và bằng cách hiểu những gì người tiêu dùng hiện nay đang tìm kiếm, bạn có thể tạo ra thông điệp của mình sao cho phù hợp; bạn cũng sẽ có thể dẫn dắt khách hàng đi theo con đường kết nối cảm xúc với thương hiệu.

Xu hướng 4: Kể chuyện nhập vai

Theo các chuyên gia gợi ý có hơn 200 triệu kính thực tế ảo sẽ được bán vào năm 2020. Với thực tế ảo tăng cường trở thành một lựa chọn ngày càng khả thi để các doanh nghiệp kết nối với khán giả của họ thông qua phương tiện VR, nó nhanh chóng trở thành một công cụ thú vị để các thương hiệu truyền tải thông điệp của họ và nhận được sự tham gia, ủng hộ

Sau thành công rực rỡ của game Pokemon Go (một ứng dụng thực tế ảo tăng cường được tải xuống bởi 65 triệu người dùng ở Mỹ vào năm ra mắt), IBM đang tung ra một ứng dụng VR mới kết hợp với Thời báo New York. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường mới thú vị này được lấy cảm hứng từ bộ phim Fox theo chủ đề của Fox và sẽ cho phép người dùng đắm mình trong một bảo tàng ảo và khám phá những nhân vật ít được biết trong lịch sử - sư phát triển này sẽ truyền cảm hứng, thúc đẩy tham gia và giáo dục ở mức độ hoàn toàn mới

Bằng cách đưa một cá nhân đắm mình trong trải nghiệm cảm giác, tạo thành trung tâm của câu chuyện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ tạo ra một kết nối với người nghe thú vị hơn bao giờ hết. Khi hình thức kể chuyện thương hiệu này ngày càng phát triển, một loạt các sáng kiến ​​dự kiến ​​sẽ xuất hiện trong tương lai gần và làm chủ nền tảng tiếp thị kỹ thuật số, phương tiện kể chuyện nhập vai không chỉ hỗ trợ trong việc tạo ra các chiến dịch kết nối mạnh mẽ tới người dùng mà còn cung cấp các công cụ để thúc đẩy kỹ năng và kiến thức của họ lên một cấp độ hoàn toàn mới

Chương 3 sẽ là cách để tạo nên Story Marketing hiệu quả. Tải bản PDF đầy đủ tại: http://bit.ly/2VxGFIP . Chúc mọi người xem tài liệu vui vẻ

Nguồn: SlimCRM.vn

Tham khảo: Blog.Hubspot.com; digitalmarketinginstitute.com; doxee.com..