Vai trò của Affiliate trong việc tối ưu hành trình trải nghiệm khách hàng

Theo trang emarsys.com, tối ưu trải nghiệm khách hàng bằng việc cá nhân hoá trong hoạt động marketing là phương thức thực hiện một chiến lược truyền tải những nội dung cá thể hoá đến đối tượng truyền thông thông qua việc thu thập, phân tích dữ liệu. Mục tiêu của marketing cá nhân hoá là thực sự tương tác với khách hàng (đặc biệt là khách hàng tiềm năng) như những cá nhân riêng biệt.

Marketing cá nhân hóa đến từng cá nhân ở một quy mô lớn đòi hỏi sự kết hợp giữa dữ liệu chính xác và công nghệ phù hợp. Để tạo ra hiệu suất cao nhất và lợi ích lớn nhất, các Marketer phải tập trung vào bốn bước trong quy trình cá nhân hóa:

  1. Nhận biết và tiếp cận đúng người tiêu dùng trên các thiết bị của họ
  2. Xây dựng hồ sơ cá nhân và ẩn danh được làm phong phú qua mỗi tương tác theo thời gian
  3. Đưa ra các quyết định về thông điệp tốt nhất để chuyển tải đến đối tượng dựa trên dữ liệu thu thập được
  4. Đo lường ảnh hưởng, hiệu quả của những hoạt động đó trên các kênh truyền thông.

Vì sao doanh nghiệp cần tới hoạt động cá nhân hóa

Đầu tiên, tương tác cá nhân hóa giúp doanh nghiệp thiết lập thông điệp và phương thức hội thoại đúng đắn để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Trước đây, thông điệp xây theo hướng "one-size-fits-all", một thông điệp của thương hiệu được truyền thông đến tất cả mọi người. Nhưng như đã đề cập ở trên, nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay cực kì đa dạng, nếu doanh nghiệp vẫn giữ cách tiếp cận cũ, họ sẽ trở nên mờ nhạt và chỉ nhận lại sự thờ ơ của khách hàng. Chỉ khi thông điệp mang tính cá nhân hóa với từng khách hàng, chúng mới trở nên hấp dẫn.

Thứ hai, việc cá nhân hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì thông điệp đi thẳng vào từng tập khách hàng cụ thể. Trước đây, khi nói về phân khúc khách hàng, thị trường chỉ nhiều lắm là 10 - 15 phân khúc, nhưng hiện nay, mỗi nhãn hàng có thể có tới cả trăm phân khúc khách hàng khác nhau. Và mỗi đối tượng lại có mục đích sử dụng riêng biệt. Vì thế, cá nhân hóa thông điệp giúp doanh nghiệp nhắm đúng insight khách hàng, tạo ra hiệu quả mua hàng cao nhất.

Lợi ích thứ ba rất quan trọng, đó là cá nhân hóa giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi: “Tại sao khách hàng phải tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình?”. Những câu trả lời “Tại sao” này hướng thông điệp phù hợp tới từng khách hàng khác nhau. Điều này giúp thương hiệu có nhiều lý do để tồn tại, khiến người tiêu dùng yêu thích và cảm nhận rằng thương hiệu này thực sự phù hợp với mình mình.

Doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua Affiliate Marketing như thế nào?

Affiliate bản chất là việc các nhà quảng cáo dựa vào hàng trăm ngàn publisher để quảng bá sản phẩm của mình. Publisher có thể chạy tất cả các hình thức digital marketing và họ nhận được hoa hồng khi người dùng mua hàng qua link của họ (tức là bước cuối cùng trong hành trình mua hàng của người dùng).

Để tối đa hóa khả năng mua hàng của người dùng, publisher sẽ chạy các chiến dịch quảng cáo dựa trên các nền tảng traffic như website, blog, mạng xã hội hoặc dữ liệu người dùng của họ.

Vì thế Affiliate marketing có thể tiếp cận nhiều touch point trong hành trình mua hàng (Customer journey).

Hành trình khách hàng gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nhận thức nhu cầu

Nhu cầu của khách hàng xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Vì thế, khi những vấn đề nảy sinh, người tiêu dùng tự nhận thức được nhu cầu của mình và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó.

Publisher có thể sử dụng: Mạng xã hội, email, website tin tức, review sản phẩm... để thúc đẩy khách hàng nhận thức được nhu cầu của mình.

Giai đoạn 2: Tìm hiểu sản phẩm và những thông tin liên quan

Khi người tiêu dùng có hứng thú với 1 sản phẩm nào đó, họ sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó

Vì thế Publisher sử dụng: website nội dung, review sản phẩm, website so sánh giá,.. để cung cấp thông tin về nhãn hiệu và sản phẩm cho khách hàng tiềm năng.

Giai đoạn 3: So sánh các sản phẩm thuộc các nhãn hiệu khác nhau

Sau khi có được thông tin về sản phẩm cần mua, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến những nhãn hiệu cung cấp sản phẩm đó. Tùy theo nhu cầu mong muốn sản phẩm sở những hữu đặc tính như thế nào mà mỗi người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu đó.

Trong giai đoạn này của người tiêu dùng, Publisher có thể sử dụng Website so sánh giá, website review sản phẩm, website mã giảm giá, cashback.... để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Giai đoạn 4: Mua sản phẩm

Khi người tiêu dùng đã quyết định nhãn hiệu sản phẩm cần mua Publisher có thể có thể tiếp cận khách hàng bằng cách sử dụng retargeting và remarketing, quảng cáo trả tiền, hoặc sử dụng website mã giảm giá, cashback... để thúc dục người tiêu dùng đưa ra lựa chọn của họ. Affiliate Marketing đóng vai trò xuyên suốt trong hành trình mua hàng của khách hàng.

1. Tận dụng tối đa dữ liệu về hành vi khách hàng

Mỗi chiến dịch Marketing của doanh nghiệp ngoài mục tiêu gia tăng doanh số khách hàng, thì điều quan trọng không kém đó là những thông tin, dữ liệu mà chiến dịch đó đem lại.

Từ lượng Publisher đông đảo lên đến 150,000 người, dữ liệu mà doanh nghiệp có thể thu về là rất lớn. Nó sẽ giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi như: Khách hàng đó là ai? Tuổi tác, giới tính? Họ đến từ đâu (quốc gia, nông thôn/thành thị, địa hình, khí hậu)? Học vấn, nghề nghiệp? Thu nhập 1 tháng? Còn độc thân hay đã kết hôn, có con hay chưa? Tính cách/lối sống như thế nào? Với sản phẩm này thì khách hàng này sẽ sẵn sàng chi bao nhiêu? Họ hay mua hàng trên thiết bị nào, vào thời gian nào? Dạng content nào sẽ thu hút khách hàng nào? Kênh quảng bá nào đem lại nhiều khách hàng nhất? Họ hay e ngại điều gì khi mua sản phẩm này?...

Nói tóm lại, lượng thông tin doanh nghiệp thu được về hành vi khách hàng thông qua Affiliate Marketing là vô cùng to lớn. Hàng nghìn Publisher tương ứng với hàng nghìn ý tưởng, hàng nghìn cách quảng bá khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được tối đa lượng khách hàng và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ. Nắm bắt được những yếu tố đó là gì, chia khách hàng thành những phân khúc riêng để có cách tiếp cận và lôi kéo phù hợp là chìa khóa giúp doanh nghiệp đứng vững trên thương trường cạnh tranh khốc liệt.

2. Lựa chọn Publisher

Mặc dù cả doanh nghiệp và Publisher đều có chung mục đích cuối cùng là thu về càng nhiều lợi nhuận càng tốt, nhưng không phải Publisher nào cũng đủ trình độ và tâm huyết để làm điều này. Nhiều Publisher sẽ giúp doanh nghiệp thu về cả tá lợi nhuận và khách hàng mới, nhưng cũng không hiếm những Publisher thiếu trách nhiệm trong việc quảng bá khiến danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp lao dốc. Vậy nên, việc “chọn Publisher gửi chiến dịch” là điều rất cần thiết.

Những Publisher làm việc có trách nhiệm đồng nghĩa với việc họ sẽ có kiến thức về Marketing, dù ít dù nhiều. Họ biết cách chọn lọc đối tượng khách hàng, đầu tư vào content, sử dụng những công cụ digital marketing phù hợp để thu hút người tiêu dùng, chứ không chỉ chăm chăm đi spam mọi lúc mọi nơi, hoặc có những content “thần thánh hóa” sản phẩm cốt để dụ dỗ khách mua hàng, ăn hoa hồng mà không quan tâm đến trải nghiệm của họ.

Việc hợp tác với đúng Publisher vừa giúp doanh nghiệp thu được những thông tin quý giá để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, vừa giúp bảo vệ và lan tỏa thương hiệu.

Ngoài ra, hãy xây dựng mối quan hệ vững chắc với những Publisher ảnh hưởng đến nhiều khách hàng nhất hoặc đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp của bạn. Họ có thể tiết lộ cho doanh nghiệp những thông tin quý báu về hành vi của khách hàng – những điều không phải lúc nào cũng được thể hiện rõ ràng trên báo cáo/dữ liệu. Hoặc thậm chí, doanh nghiệp có thể học hỏi cách quảng bá và chăm sóc khách hàng của họ để nâng cao chất lượng của những chiến dịch trong tương lai.

Giá trị cốt lõi của Affiliate trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp

  1. 1. Tác động, ảnh hưởng đến toàn bộ hành trình khách hàng.
  2. 2. Thấu hiểu insight khách hàng
  3. 3. Ứng dụng nhanh những công nghệ mới vào kế hoạch marketing của doanh nghiệp
  4. 4. Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing

Doanh nghiệp luôn mong muốn tìm cho mình những giải pháp marketing mới. ACCESSTRADE hiện tại là nền tảng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp quan tâm đến mô hình Performance App Marketing với hơn 185.000 publisher trên toàn hệ thống. Mô hình tiếp thị liên kết – Affiliate marketing đem lại cho doanh nghiệp một giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dung toàn diện và bền vững.

Riêng tại Việt Nam, ACCESSTRADE đang hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp lớn các lĩnh vực TMĐT, du lịch, tài chính, dịch vụ online như Shopee, Tiki, Adayroi, Canifa, Saffron, Juno, Vitayes, Citibank, Shinhanbank, Viettravel, Mytour, Atadi, Booking.com,…

Đăng ký tại đây