29 Tip giúp doanh nghiệp tối ưu doanh số thông qua Performance Marketing

Performance Marketing là một nhánh trong chiến lược Digital marketing của doanh nghiệp. Performance marketing như tên gọi của nó, là cách doanh nghiệp triển khai hoạt động marketing dựa trên hiệu quả mà nó đem lại. Trong đó, các nhà quảng cáo và các công ty cung cấp dịch vụ performance marketing được trả tiền khi hoàn thành một hành động cụ thể, chẳng hạn như tăng sale, lead hoặc click chuột…

Performance Marketing áp dụng mô hình tính phí quảng cáo tối ưu nhất hiện nay khi dựa trên hành vi của người dùng. Doanh nghiệp chỉ phải trả phí khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký dịch vụ, điền thông tin …

Link bản full: https://drive.google.com/file/d/1FPwncS5VIWcjHVEzzmhghnmFbPR4uuhH/view

Tài liệu của Partnerize, 1 trong những Performance marketing agency lớn nhất thế giới. Cực kỳ ứng dụng với các doanh nghiệp đang triển khai hoặc có định hướng triển khai chiến dịch Performance/Affiliate.

1. Xác định sự phân bổ giá trị đóng góp

Image result for attribution marketing

Ngày nay, trong khi nhiều công ty lớn đã ý thức được tầm quan trọng của việc đo lường sự phân bổ đa kênh, thì hầu như tất cả đều không bao gồm hình thức partnership. Đối với partner marketing, không thể coi đóng góp của partner marketing đối với doanh nghiệp như một hình thức marketing thông thường với những quy chuẩn có sẳn.

Người tiêu dùng không tương tác với một kênh media hay với chỉ 1 thiết bị. Thay vào đó, họ liên tục di chuyển từ điểm tiếp xúc này đến điểm tiếp xúc khác và mong muốn tìm thấy các thương hiệu yêu thích sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của họ ở mọi nơi. Mấu chốt là hiểu được sự tương tác của người dùng trên các phương tiện và thiết bị. Để có được sự hiểu biết này, bạn cần bao gồm một bộ dữ liệu toàn diện về các sự kiện của người tiêu dùng cho kênh tiếp thị đối tác (Partner marketing).

Thông qua phân tích nâng cao, dữ liệu đó – khi được kết hợp với hiểu biết về hiệu suất trong marketing mix – giúp xác định tầm quan trọng tương đối của các điểm tiếp xúc (touch point) khác nhau đối với việc chuyển đổi. Trên khắp các kênh và các thiết bị. Để các doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác hiệu quả của kênh partner marketing thì dữ liệu PHẢI đóng vai trò then chốt của quá trình này. Bạn không thể chiến thắng trò chơi nếu bạn không tham gia vào nó. Để hợp tác phát huy vai trò chính đáng trong đầu tư tiếp thị của công ty, dữ liệu của nó PHẢI là một phần của quy trình này trong công ty của bạn. Nói chuyện với nhóm hiểu biết của bạn về cách dữ liệu hợp tác có thể được kết hợp trong phân bổ. Bạn có thể thắng trò chơi nếu bạn không tham gia trò chơi.

2. Bonus cho những đối tác quan trọng

Tăng bonus cho những đối tác quan trọng

Khi triển khai các chương trình Affiliate/Performance marketing, chúng tôi thường chia các đối tác thành 3 dạng:

  • Đối tác khởi xướng, bắt đầu trong hành trình mua hàng của người dùng
  • Đối tác chuyển đổi, là bước cuối cùng trong hành trình mua hàng.
  • Đối tác đóng góp, là những đối tác tác động ở những bước giữa trong hành trình mua hàng.

Khi áp dụng Performance marketing, hầu hết các thương hiệu đều sẵn sàng trả thưởng cho những đối tác tác động trực tiếp đến hành động mua hàng của người dùng (theo luật last click). Tuy nhiên, những đối tác, publisher tác động đến những bước xa hơn trong phễu mua hàng cũng xứng đáng được trả thưởng. Ngày nay, những network cần phải có một cơ chế chia sẻ hoa hồng linh hoạt hơn cho những publisher ở giữa trong phễu mua hàng, không chỉ đơn thuần dựa trên luật last click.

Một số những advertiser lớn khi mở chương trình affiliate vẫn ưa chuộng hình thức trả thưởng theo luật last click và không muốn tham gia vào những network có cơ chế chia nhỏ hoa hồng. Tuy vậy, không ai phản đối việc trả thưởng và nó có thể là cách tốt nhất để những publisher ở phía trên của phễu mua hàng (Mô hình review site, industry site..) nhận được phần thưởng đúng với đóng góp của họ.

3. Tăng ngân sách đối cho Performance Marketing

Image result for increase budget

Affiliate/Performance marketing đem lại chỉ số ROAS (Return on ad spend) cực kỳ hiệu quả. Nghiên cứu gần đây của IAB chỉ ra rằng ROI của affiliate lên đến 14:1, tức là Advertiser thu lại 14 lần số tiền họ bỏ ra.

Affiliate marketing tỏ ra hiệu quả vượt trội hơn mọi kênh marketing khác.

Trong khi kênh affiliate marketing ngày càng chứng tỏ hiệu quả thì điều này lại không thường xuyên thể hiện ở những kênh marketing khác đặc biết là các kênh paid traffic. Dich chuyển một phần ngân sách marketing của doanh nghiệp sang kênh affiliate/performance marketing sẽ là một cách tuyệt vời để tăng cả lợi nhuận và hiệu quả của doanh nghiệp.

4. Mở rộng phễu mua hàng bằng những publisher tạo content

Image result for top of the funnel

Mặc dù mô hình “phễu mua hàng” bị một vài người coi là lỗi thời, nhưng không thể phủ nhận rằng, bạn sẽ không thể bán được hàng cho những người không hế quan tâm đến thương hiệu của bạn. Nói cách khác, việc nhắm đến đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn gia tăng doanh số.

Affiliate/performance marketing có thể là cách tốt nhất giúp bạn gia tăng kích cỡ của miệng phễu lẫn đáy phễu. Một trong những cách tốt nhất, đó là làm việc với những publisher tạo nội dung (Review site, authority site…,) những người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Các nội dung trên website của họ có thể giúp bạn nâng cao nhận thức cũng như thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn.

Để làm được điều này, trước tiên bạn hãy xác định một vài website có lượng truy cấp tương đối, phù hợp với tệp khách hàng của bạn rồi sau đó liên hệ với chủ website. .

5. Sử dụng Performance Influencer để đem lại doanh số cho bạn

Các đơn vị quản lý Influencer hiện tại vẫn đánh giá hiệu quả Influencer của họ thông qua các chỉ số như like, share, comment. Sử dụng chỉ số tương tác tiềm ẩn nhiều rủi do như like ảo, follow hay share ảo, comment seeding… trong khi lại chưa thể cam kết performance (hiệu quả) như với Affiliate Marketing. Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày nay các thương hiệu có thể kết hợp cả Influencer và Affiliate Marketing ngay trong cùng một chiến dịch. Bằng cách sử dụng link affiliate từ các Affiliate network, nhà cung cấp có thể thu được lợi ích từ cả 2 phía:

  • Một là sự truyền tải thông điệp của thương hiệu tới khách hàng thông qua ảnh hưởng của Influencer tới người theo dõi của họ.
  • Hai là thu được lợi nhuận trực tiếp từ đơn hàng thông qua link affiliate mà Influencer sử dụng, trong khi vẫn theo dõi được sự hiệu quả của từng Influencer.

Ngày càng nhiều Influencer hoạt động như các publisher đem lại cho thương hiệu cơ hội lớn để nhận được lợi ích từ Affiliate Marketing như việc tiếp cận nhiều nhóm khách hàng với nhân khẩu học khác nhau. Thử nghiệm sản phẩm với phân khúc khách hàng mới mà không phải đối mặt với nhiều rủi ro và chi phí thấp.

Việc theo dõi và đo lường hiệu quả Influencer của các thương hiệu chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Tùy vào mục tiêu của mỗi thương hiệu khi sử dụng Influencer marketing sẽ quyết định cách thức họ đánh giá hiệu quả chiến dịch đó. Kết hợp Inffluencer với Affiliate Marketing có thể là một giải pháp cho vấn đề này.

Influencer luôn là một chủ đề nóng trong giới marketing. Và thực tế đã chứng minh, việc đầu tư chi phí quảng bá vào các chương trình influencer mang lại hiệu quả rất tốt. Hãy xem xét xem, những influencer có ý nghĩa như thế nào đến việc thúc đẩy doanh số cho bạn.

Thật khó tin, nhưng có một sự thật là, lượng khán giả khổng lồ mà các influencer thu hút đang làm lu mờ dần các nền tảng media truyền thống. Bên cạnh những influencer nổi tiếng, các micro-influencer, những người ảnh hưởng đến số lượng ít khán giả, nhưng cực kì đam mê lĩnh vực đó, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng sự lựa chọn tiêu dùng của hàng triệu khách hàng.

Hãy tích cực nuôi dưỡng mối quan hệ với những publisher đặc biệt này, bạn sẽ thấy rằng influencer có đủ khả năng để đem lại sự tăng trưởng vượt bậc cho những sản phẩm, cho dù là khó bán nhất.

Link bản full: https://drive.google.com/file/d/1FPwncS5VIWcjHVEzzmhghnmFbPR4uuhH/view