Ngành Giáo dục làm Marketing như thế nào?

Ngày nay, các doanh nghiệp lĩnh vực giáo dục & đào tạo đang gặp không ít khó khăn đến từ thị trường cạnh tranh khốc liệt. Người người mở lớp, nhà nhà mở trung tâm.

Chỉ cần lơ là, mất cảnh giác là doanh nghiệp có thể mất thị phần, tụt giảm doanh số rõ rệt. Nhưng giờ đây, với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ 4.0, mọi việc dần trở nên đơn giản và giải quyết hiệu quả hơn ngày xưa rất nhiều.

1. TÌM ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA MÌNH SO VỚI ĐỐI THỦ

Mặc dù đặc thù là giáo dục & đào tạo nhưng để thu hút và đảm bảo được số lượng đầu vào thì bản thân doanh nghiệp phải đưa ra được đặc điểm nổi bật, khiến mình tách biệt khỏi vô số những người đang chật vật tìm cách tuyển sinh ngoài kia. Mỗi chương trình, nội dung khóa học chia sẻ phải thật sự phong phú và đa dạng, mang tính cạnh tranh cao và giải quyết được chính xác nhu cầu đối tượng học viên đang cần.

2. HIỆU QUẢ KHÔNG THỂ THẤY NGAY LẬP TỨC

Tăng cường đẩy mạnh hoạt động truyền thông: Các thông tin khóa học giờ đây không phải bị động, có được khách hàng tìm tới, mà nó bắt buộc phải chủ động tiếp cận khách hàng. Để tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số hiện nay thì Digital Marketing là hướng đi hiệu quả nhất mà các nhà doanh nghiệp cần tới.

Nó đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết khi có thể giúp doanh nghiệp nhắm trực tiếp đến đối tượng khách hàng tiềm năng, có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Có những chiến dịch Marketing đánh phát thắng luôn, đem lại chiến thắng lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với ngành giáo dục thì các chiến dịch quảng cáo đa số thường ngắn hạn và phải khởi động lại liên tục.

Mọi người thường nói phải Marketing từ niềm tin, bởi lẽ đó mà việc thấy được hiệu quả các chiến dịch quảng cáo cũng không thể một sớm một chiều mà có thể thấy ngay lập tức được. Với Marketing cho ngành giáo dục, bạn phải educate được khách hàng hiểu được những những lợi ích khi đăng kí trải nghiệm trung tâm của bạn, đồng thời lại phải chạm được đến cảm xúc của khách hàng qua những iTVC quảng cáo hoặc các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược mang tính dài hạn và gắn kết thương hiệu tạo ra giá trị cộng đồng, thường sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các nhóm học viên, tạo ra hiệu ứng và độ loan tỏa mạnh mẽ hơn rất nhiều

3. LÀM MARKETING ĐA KÊNH, TỐI ĐA ĐIỂM CHẠM VỚI KHÁCH HÀNG

Với không ít khó khăn vừa kể trên, bản thân những marketer ngành giáo dục phải vô cùng tính toán, vẽ chiến lược cho từng điểm chạm nhưng đồng thời cũng phải thật sáng tạo để không khiến cho khách hàng cảm thấy phải nhàm chán. Bạn cần hiểu rất rõ cấu trúc thị trường, để nắm rõ những "Điểm chạm" và đưa ra chiến lược hợp lý cho từng kênh. Vì đứng dưới góc nhìn của 1 trung tâm giáo dục, bạn sẽ không chỉ cần có thật nhiều học viên đăng kí tuyển sinh, bạn đồng thời cũng phải thuyết phục đến cả những bậc phụ huynh [đối tượng có khả năng chi tiền] , thật sự tin tưởng và hiểu được những giá trị mà doanh nghiệp của bạn đang cố gắng mang lại.

Bên cạnh đó, hình ảnh của giảng viên, người trực tiếp đào tạo cũng là những đối tượng cần được chú trọng. Bởi đây chính là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định đăng kí của khách hàng tiềm năng.

Ngoài những bài học, kiếm thức được chia sẻ tràn lan trên mạng internet, nhiều đối tượng học viên cũng đang trong xu hướng "tự bơi" trong biển kiến thức, mà không biết được nó đã được kiểm chứng hay chưa, đã phù hợp với cấp độ hiện tại không. Họ lên những trang mạng để đọc, để tự thực hành theo hơn là đi học với một chuyên gia kinh nghiệm lâu năm. Vì vậy, bạn cũng cần để ý đến những "điểm chạm" trên Digital trong ngành giáo dục & đào tạo. Xây dựng một hệ thống niềm tin với khách hàng thông qua những kênh online: Channel như YouTube, Website, Blog tin tức, Forum,.... và những hoạt động offline Marketing. Từ niềm tin, khách hàng sẽ nhớ đến bạn như một giải pháp khi thực sự cần đến

Sự cạnh tranh giữa các trung tâm ngày càng tăng, nhờ đó mà các hình thức quảng cáo tiếp thị trong ngành cũng lúc nào sôi nổi và liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, "quyết liệt" hơn bao giờ hết. Những ai có thể sớm nhanh tay nắm bắt được xu hướng thì chắc chắn sẽ có lợi thế rất lớn trên thị trường.

Trên đây là những kinh nghiệm của Chin Media khi triển khai hàng loạt chiến dịch cho các tổ chức giáo dục lớn như Wallstreet English, ila, FPT Education, Kyna.vn, Topica...Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp trung tâm, trường học của bạn thu hút học viên tốt hơn.

Nguồn: Chin Media - Agency hàng đầu về Digital Performance Marketing
Tìm hiểu thêm về Chin Media http://bit.ly/2KF4CeD