Top 5 công cụ quản lý công việc miễn phí dành cho những ai đang kinh doanh

Khi tôi làm nghề kinh doanh, buôn bán:

- Bố mẹ nghĩ rằng: ừ! nó có nghề ổn định kiếm đồng ra đồng vào rồi

- Bạn bè nghĩ rằng: ôi! nó kinh doanh hái ra tiền rồi đấy, sướng lắm

- Người ngoài nghĩ rằng: chà! doanh nhân thế này thì tiền để đâu cho hết, chắc toàn ăn, chơi với đi du lịch

Nhưng ít ai biết rằng nghề kinh doanh, buôn bán đau đầu lắm, kiếm được đồng tiền của thiên hạ đâu có dễ, đầu óc lúc nào cũng chăm chăm vào hàng, khách và tiền... Ngày nào không bán được là lại lo tiền đâu trả cửa hàng, nhân viên,... lãi lờ ở đâu khi mà nhớ nhớ quên quên bao nhiêu việc, bán được 1 đơn đâu phải cứ đăng lên mạng là bán xong, còn quảng cáo, còn tư vấn chán chê rồi mới chốt được đơn, xong còn đóng gói, tìm ship, gửi ship, check khách đã nhận được hàng chưa, thi thoảng lại chăm sóc hỏi han khách... Chưa kể đến các việc lặt vặt như kiểm kho từng loại mặt hàng xem hàng nào thiếu thừa ra sao, hàng nào cần phải nhập, hàng nào cần phải đẩy đi nhanh,... Sấp mặt luôn ấy chứ. Những việc này chỉ có những người đang bán hàng mới hiểu được. Ít khách cũng chết mà nhiều khách không biết quản lý công việc còn chết nữa. Mà cái chết đấy mới buồn cười. Nhân tiện tìm hiểu 1 số các công cụ phần mềm quản lý công việc miễn phí, mình chia sẻ lại cho các bạn 1 số công cụ quản lý mình biết, hi vọng sẽ hữu ích cho các bạn nói chung và những bạn đang kinh doanh nói riêng nhé. Các bạn cứ thử áp dụng xem cái nào hợp với mình thì dùng nhé, cơ bản vì nó đều miễn phí nên chẳng tội gì không dùng cả nếu nó ok!

1. Quản lý công việc trực quan Trello

Đây là ứng dụng quản lý vận hành theo phương pháp Kanban, quản lý thời gian, công việc đang được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra các hạng mục công việc của mình trên bảng công cụ đã tối ưu các trạng thái công việc: Phải làm; Đang làm; Hoàn thành. Mình thích Trello vì nó có cấu trúc khá linh hoạt, giao diện thân thiện, dễ dùng trên mọi thiết bị dù là quản lý công việc, dự án hay làm việc nhóm. Bạn có thể google thêm từ khóa “làm việc hiệu quả với Trello”, bạn sẽ ngạc nhiên về sự thay đổi của mình khi ứng dụng nó. Nó được đánh giá là rất hữu ích thế mà lại hoàn toàn miễn phí, thích nhé.

Link: http://bit.ly/ung-dung-trello

2. Quản lý công việc tổng thể Asana

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc sắp xếp, phân chia công việc nhóm khi làm việc với các nhân viên của mình thì có thể tham khảo Asana. Khác với Trello, Asana không trực quan hoá luồng công việc, mà giống một danh sách việc phải làm (to-do list), nơi tất cả mọi người có thể tạo nhiệm vụ và giao việc cho nhân viên. Nhân viên nhận được thông báo công việc và thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể quản lý được hết các công việc này khi nhân viên cập nhật. Người quản lý hay nhân viên dù có tài khoản riêng vẫn có thể tham gia vào nhiều đội nhóm khác nhau. Cái hay là bạn còn có thể theo dõi tổng thể công việc ở nhiều nhóm khác nhau cùng 1 lúc nữa.

Link: http://bit.ly/ung-dung-asana

3. Quản lý lịch làm việc bằng Calendar Google

Mình cá là phần lớn mọi người đều chỉ sử dụng ứng dụng Lịch của Google chỉ để xem ngày tháng mà chưa biết rằng mình có thể tận dụng ứng dụng này trong quản lý công việc. Các bạn chắc hẳn đều có sử dụng gmail, vậy bạn có biết rằng ngoài những lịch hẹn, cuộc họp đặt được trên lịch Google, danh sách các công việc có thể chèn vào lịch làm việc, bằng cách đơn giản là: để chế độ Sự kiện (Event) “cả ngày”. Khi đó bạn sẽ dễ dàng rà soát cách sắp xếp lịch làm việc của mình với những công việc cần hoàn thành đã hợp lý hay chưa? và chắc chắn hệ thống nhắc lịch sẽ giúp bạn không bỏ sót bất kỳ một cái hẹn nào.

Link: http://bit.ly/ung-dung-lich-google

4. Ứng dụng Evernote -Tủ quản lý file

Khi nhiều việc quá rất dễ gây ra tình trạng nhớ nhớ quên quên nếu không sắp xếp công việc một cách hợp lý. Đặc biệt là các mẹ bỉm sữa sinh xong hay mắc chứng "não cá vàng". Evermote là 1 ứng dụng mình nghĩ nó rất phù hợp trong trường hợp hay quên. Với khẩu hiệu "nhớ tất cả mọi thứ" cùng với một giao diện đơn giản và dễ sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra một lưu ý, khóa nó, chia sẻ nó, và thiết lập một lời nhắc nhở, vậy là nhẹ đầu đi pha sữa cho con, chăm lo cho bản thân, việc đến chân đã có evermote thông báo. Được ví như Tủ quản lý file khi Evernote chứa được tất cả mọi thứ mà bạn đã lưu. Không chỉ có thể lọc các ghi chú của mình bằng sổ tay và thẻ, ghi chú của bạn có thể xuất hiện trong Google.

Link: http://bit.ly/ung-dung-quan-ly-evernote

5. Ứng dụng quản lý bán hàng Sapo miễn phí trên di động

Mình đã từng kinh doanh mà không biết lãi lỗ hay tổng giá trị tồn kho hiện tại ra sao cho đến khi ngồi tổng kết 1 loạt. Để người khác bán cho những lúc đi ra ngoài một tí cũng khó vì không biết giá cả ra sao, nghiêm trọng hơn là chẳng biết hàng nào hết, hàng nào còn nhiều để lên kế hoạch lấy hàng hoặc khuyến mại đẩy hàng tồn nên hàng hết thì chẳng có hàng bán mà hàng tồn thì cứ tồn chất đống vẫn lấy tiếp. Nếu ai đang rối bời với quản lý hàng tồn và đơn hàng, khách hàng, muốn tìm kiếm 1 ứng dụng có thể quản lý được tối ưu thì nên tìm hiểu về Sapo. Sapo mới đây có ra 2 ứng dụng quản lý bán hàng miễn phí trên điện thoại. Một ứng dụng chuyên dụng để bán hàng, 1 ứng dụng chuyên dụng để quản lý, 2 ứng dụng này đồng bộ tài khoản với nhau, tải về đăng ký miễn phí là dùng được luôn.

Cài đặt ứng dụng quản lý bán hàng Sapo miễn phí trên di động (iOS và Android) sẽ khiến chiếc điện thoại của bạn giống như một máy bán hàng thu gọn, giúp bạn nhập hàng, quét mã vạch, bán hàng, tạo đơn hàng online, quản lý bán hàng, kết nối máy in bluetooth, kiểm soát được tồn kho và danh sách khách hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống 20 báo cáo trực quan sinh động sẽ giúp bạn theo dõi được kịp thời tình hình kinh doanh, lãi lỗ để đưa ra những quyết định chính xác liên quan tới chiến lược kinh doanh.

Bản Sapo miễn phí này đặc biệt ở chỗ có kết nối đẩy đơn hàng sang các đơn vị vận chuyển mà hệ thống đã tích hợp sẵn như VNPost, Grab Express, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettel Post.... So với bản trả phí thì hạn chế duy nhất là giới hạn dưới 500 mã sản phẩm và chỉ có 1 kho. Tuy nhiên, xài hết 500 mã và có hơn 1 chi nhánh thì lúc đó vấn để chuyển lên trả phí với mức vài nghìn mỗi ngày của bản trả phí thì chắc không phải vấn đề lớn.

Link: http://bit.ly/ung-dung-quan-ly-mien-phi-sapo

Trên đây là một số công cụ, phần mềm quản lý công việc giúp bạn nhàn hạ hơn rất nhiều. Đặc biệt chúng hoàn toàn miễn phí. Hãy chia sẻ thêm những ứng dụng khác hiệu quả mà bạn biết, bạn đã sử dụng để cùng trao đổi, học hỏi nhau nhé!