Top những khó khăn của ngành bán lẻ trực tuyến năm 2018

Thị trường kinh doanh online năm 2018 với những biến động không ngừng đã mang tới những thách thức lớn mà những nhà bán hàng online phải trải qua.

Bán lẻ trực tuyến đã bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Statista đã ghi nhận con số 49,8 triệu người mua hàng trên kênh thương mại điện tử (TMĐT) vào tháng 10/2018, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2017. Vì vậy, đây là ngành rất hot hiện tại, thu hút không chỉ người bán cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng tham gia. Càng hấp dẫn càng tăng sức cạnh tranh và không thiếu những vấn đề phát sinh khác. Thị trường kinh doanh online năm 2018 với những biến động không ngừng đã mang tới những thách thức lớn mà những nhà bán hàng online phải trải qua như sau:

1/ Rủi ro thêm chi phí phát sinh từ hàng hoàn và hình thức COD

Đây là thời điểm mà thương mại điện tử nói riêng và kinh doanh online nói chung mang đến trải nghiệm tốt xấu lẫn lộn cho người tiêu dùng. Chính sách cam kết về nguồn gốc hàng hóa, thanh toán đảm bảo an toàn, chính sách hậu mãi và chăm sóc sau mua vẫn còn chưa rõ ràng. Vì vậy, niềm tin của khách hàng với mua sắm online vẫn rất thấp. Google và Temasek thống kê có đến 75% khách hàng vẫn lựa chọn thanh toán tiền mặt (COD) khi mua hàng online để bảo vệ quyền lợi cho mình. Nếu nhận thấy hàng hóa không phù hợp, họ có thể từ chối nhận hàng khiến người bán trở nên bị động hơn rất nhiều. Người bán thường chịu rủi ro khá lớn về hàng hóa, chi phí vận chuyển với các đơn hàng COD bị hủy hoặc chuyển hoàn.

Để giải quyết tình trạng này, các sàn thương mại điện tử đã có nhiều nổ lực để gia tăng niềm tin vào mua sắm trực tuyến. Lazada, Shopee, Tiki,…đều có chính sách bảo vệ người bán cũng như người mua để tạo ra môi trường mua bán lành mạnh, an toàn. Phương án thanh toán cũng mở rộng hơn, ngoài COD, các sàn bổ sung thanh toán thẻ, ví điện tử để thay đổi hành vi thanh toán, gia tăng niềm tin vào mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian giao hàng là yếu tố rất quan trọng để biến trải nghiệm mua sắm online trở nên “thực” hơn.

Với bản thân người bán cần xây dựng thương hiệu, lựa chọn nguồn hàng đảm bảo, đầu tư trong cách tư vấn khách hàng trước và sau khi mua. Đây là cách chính bản thân người bán tạo niềm tin cho khách hàng để hạn chế rủi ro khi bán hàng online.

2/ Áp lực cạnh tranh về giá trên sàn TMĐT

Theo báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2018, làn sóng đầu tư của các tập đoàn Trung Quốc vào những sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam đang làm thay đổi nhiều mặt của thị trường. Dễ dàng nhận thấy các gian hàng trên Lazada hay Shopee có những mức giá rất chênh lệch nhau cho cùng một loại sản phẩm. Ngoài ra, hàng hóa Trung Quốc và người bán Trung Quốc được tạo điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua các sàn TMĐT. Dễ thấy rằng hiện nay Lazada, Tiki và Shopee – 3 sàn TMĐT nhận được vốn đầu từ “khủng” từ Trung Quốc đang tạo ra một ngách mới là “mua hàng từ nước ngoài”, mà cụ thể là Trung Quốc.

Lazada hiện đã bổ sung một danh mục riêng “Hàng quốc tế” để cung cấp các sản phẩm từ người bán Trung Quốc. Nhiều người bán từ Trung Quốc có mặt trên Lazada với lợi thế về nguồn hàng giá rẻ, chi phí vận hành thấp, hàng hóa đa dạng và sự hỗ trợ lớn từ Lazada.

danh mục hàng quốc tế từ Lazada

Tiki cũng tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ từ Trung Quốc tham gia bán hàng thông qua dịch vụ mua hộ của Tiki. Những doanh nghiệp này được bảo chứng từ Tiki như bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam khác có gian hàng trên Tiki.

rủi ro từ nhà đầu tư vào thương mại điện tử Việt Nam

Vì vậy, sự thâm nhập của những doanh nghiệp Trung Quốc mang đến sự cạnh tranh lớn đối với người bán hàng/doanh nghiệp Việt Nam. So với nguồn hàng, giá cả, sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, người bán Việt Nam khó có thể cạnh tranh. Mặt khác, người bán Việt Nam trên sàn TMĐT vừa cạnh tranh lẫn nhau, vừa cạnh tranh với doanh nghiệp từ Trung Quốc làm gia tăng áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.

3/ Áp thuế và truy thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi bán hàng online

Báo Tuổi Trẻ đưa tin vào cuối năm 2017, Cục thuế TP. HCM vừa truy thu một cá nhân kinh doanh online số tiền 9,1 tỉ đồng tiền thuế TNCN. Trong khuôn khổ kỳ họp HĐND khóa IX, phía lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng đề ra nhiều phương án siết chặt quản lý thuế thông qua các sàn giao dịch điện tử, mạng xã hội, website bán hàng và phối hợp rà soát dòng tiền với các ngân hàng tại Việt Nam. Từ sự kiện Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019, chính phủ Việt Nam nắm dữ liệu và hành vi của người dùng tại Việt Nam giúp Cục Thuế dễ dàng điều tra thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp. Có thể thấy việc bán hàng online đã gặp nhiều khó khăn hơn trong giai đoạn hiện nay. Người bán tự do hoặc hộ kinh doanh cũng có thể bị truy thu thuế, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của cửa hàng.

4/ Tình trạng hủy đơn hàng vẫn tiếp diễn

Vấn đề thường gặp nhất khi bán hàng online là tình trạng khách hàng hủy đơn hàng, từ chối nhận hàng, hoàn hàng rất phổ biến. Đây là khó khăn rất lớn của bất kỳ người bán hàng nào trên kênh online. Tình trạng này không chỉ khiến người bán mất thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng uy tín của shop online. Nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ thái độ và hành vi người mua. Để hạn chế vấn đề phát sinh, người bán nên chốt đơn cẩn thận và tư vấn trung thực. Việc chốt đơn giúp bạn xác thực thông tin với khách hàng, xác nhận thông tin mua hàng, thỏa thuận phí vận chuyển, thu hộ để giảm tình trạng từ chối nhận hàng hoặc hoàn hàng sau mua. Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn trọng trong khâu kiểm tra sản phẩm, đóng gói hàng chuyên nghiệp, đúng qui cách. Bạn cần gửi hàng nhanh nhất và bám sát theo lịch trình giao hàng từ hãng vận chuyển để có hướng xử lý tốt nhất.

Mặt khác, sự sai sót trong dịch vụ vận chuyển cũng khiến tình trạng hoàn hàng gia tăng. Việc giao hàng quá lâu, mất hàng, hàng hóa vỡ, hư hỏng, móp méo trong quá trình vận chuyển có thể khách hàng từ chối nhận hàng hoặc hoàn hàng. Do đó, bạn cần phải đàm phán rõ ràng khi hợp tác với các hãng vận chuyển trong các vấn đề phí chuyển hoàn, chính sách bồi thường các vấn đề phát sinh do lỗi của hãng vận chuyển,…

5/ Khó khăn trong triển khai và quản lý đa kênh

Quản lý shop online bao gồm quản lý đơn hàng, cập nhật tồn kho, dữ liệu khách hàng,… vẫn còn là nỗi lo của nhiều người bán. Dù là người bán chuyên nghiệp hay không chuyên cũng đang đối mặt với nỗi sợ…đông khách. Hiện nay, kênh bán hàng đã rất đa dạng tạo điều kiện để shop online tiếp cận nhiều hơn với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người bán đã cố gắng phân phối sản phẩm của mình trên nhiều kênh khác nhau nhưng lại không có kinh nghiệm quản lý đa kênh. Việc bán hàng đa kênh có thể mang đến nhiều rủi ro trong trường hợp này. Những sàn thương mại điện tử đều có những khoản phạt đối với người bán nếu không có hàng giao, gửi hàng trễ so với qui định, sai hàng,…

Mức phạt của sàn TMĐT với người bán hàng online

Mức phạt của sàn TMĐT với người bán hàng online (Nguồn: Ebook - Cẩm nang Hướng dẫn bán hàng TMĐT tại Việt Nam)

Để bán hàng đa kênh, người bán hàng cần có hệ thống quản lý kho trung tâm được đồng bộ theo thời gian thực với tất cả các kênh bán hàng và xử lý đơn hàng đúng các cam kết chặt chẽ của các marketplace. Nếu thiếu kinh nghiệm quản lý, bạn cần sự hỗ trợ của các dịch vụ hỗ trợ bán hàng đa kênh như hệ thống quản lý đa kênh, dịch vụ hậu cần kho vận đa kênh,…

6/ Chi phí logistics như kho bãi, vận chuyển vẫn đang khá cao làm tăng áp lực cạnh tranh

Chi phí logistics (chi phí kho bãi, quản lý kho bãi, xử lý đơn hàng, giao hàng, xử lý phát sinh sau mua,…) là một trong những vấn đề hàng đầu và chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh thương mại điện tử. Nếu không được tối ưu, khoản chi phí này sẽ được người bán giải quyết theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu là cộng thêm vào giá thành sản phẩm. Điều này làm tăng giá bán sản phẩm nhưng lại tạo thêm một áp lực cạnh tranh vô hình cho người bán. Vì vậy, chi phí này cần được tối ưu để giảm thiếu áp lực cho người bán.

Việc tối ưu phải dựa vào nhiều yếu tố như:

  • Mạng lưới chuyển phát như kho bãi, kênh trung chuyển,…
  • Năng lực công nghệ để quản lý và vận hành chuỗi cung ứng
  • Giảm thiểu các khâu trung gian, tự động hoá việc luân chuyển hàng hoá đến nơi gần người mua nhất.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam chưa thể đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên do điều kiện hạn chế về nhiều nguồn lực. Để giải quyết bài toán giữa cạnh tranh và chi phí logistics nói trên, người bán Việt Nam có thể áp dụng mô hình 5PL như người bán tại các thị trường TMĐT phát triển nhất thế giới.

Thực tế thì các sàn TMĐT Trung Quốc, cụ thể là sàn bán sỉ quốc tế Aliexpress đã áp dụng điều này từ lâu. Sở dĩ người bán Trung Quốc có nhiều lợi thế về giá bán, chi phí vận chuyển đã nêu trên so với người bán Việt Nam là do hưởng lợi từ mô hình dropshipping phối hợp với dịch vụ 5PL của Aliexpress và ePacket. Chi phí vận chuyển quốc tế trên Aliexpress thậm chí còn rẻ hơn vận chuyển trong nước ở Trung Quốc.

Phí vận chuyển trên Aliexpress

Vì vậy, người bán Trung Quốc chịu ít áp lực về chi phí logistics hơn khi bán hàng xuyên biên giới đã được phân tích phía trên. Ngược lại, người bán Việt Nam đã và đang gánh nhiều chi phí khi kinh doanh trong nước lẫn quốc tế như: vận chuyển nguồn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, phí nhân công kiểm đếm, phân loại, đóng gói hàng hóa, phí vận chuyển nội địa VN,… Áp lực chi phí gia tăng bắt buộc người bán Việt Nam phải giải quyết bằng nhiều cách khác nhau nhưng lại tạo nên nhiều khó khăn và rào cản như:

  • Nhập khẩu không chính ngạch có thể gặp rủi ro như bị hải quan giữ hàng, quản lý thị trường giam hàng do không có giấy tờ nhập khẩu,…
  • Nhập khẩu số lượng lớn để tiết kiệm chi phí nhập hàng nhưng rất hạn chế nếu không bán được hàng sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khác như lưu kho, quản lý,… chưa kể hàng hóa thất thoát, hư hỏng trong thời gian hàng hóa đợi bán.

Vì vậy, giải pháp tối ưu nhất cho người bán Việt Nam là áp dụng mô hình dịch vụ 5PL để giải quyết bài toán hiện tại, giảm phần lớn áp lực về chi phí và thời gian vận chuyển để tập trung vào năng lực bán hàng, tăng giá trị cạnh tranh.

Netsale là nền tảng dropshipping hoàn toàn MIỄN PHÍ giúp người bán hàng có thể tiếp cận trực tiếp các nguồn hàng từ nhà sản xuất từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, v.v., tự động đưa sản phẩm lên các sàn E-commerce kết nối cùng Netsale và sử dụng dịch vụ quản lý vận chuyển từ nhà sản xuất đến tận tay người mua hàng.

Tìm hiểu thêm tại https://netsale.asia hoặc liên hệ với chúng tôi qua email [email protected] để được tư vấn thêm.