Báo cáo nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á năm 2018

Theo báo cáo “e-Conomy SEA 2018 - Southeast Asia’s internet economy hits an inflection point” được thực hiển bởi Google Temasek, khu vực Đông Nam Á hiện tại với hơn 350 triệu người dùng internet, là một trong những khu vực có tốc độ kết nối internet tăng nhanh nhất thế giới.

Với 4 lĩnh vực chính bao gồm Online Travel, E-Commerce, Online Media, và dịch vụ gọi xe (Ride Hailing). Nền kinh tế số của khu vực được dự báo sẽ tăng trưởng đạt mốc 240 tỷ USD vào năm 2025.

Nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á sẽ đạt mốc 240 tỷ USD năm 2025

Nền kinh tế internet khu vực Đông Nam Á đạt 72 tỷ USD trong năm 2018 và sẽ đạt mốc 240 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn 40 tỷ USD so với dự báo trước đó.

Với nền tảng là sự tăng trưởng của người dùng internet, chúng tôi dự đoán rằng nền kinh tế internet khu vực này sẽ đạt đến giá trị 72 tỷ USD trong năm 2018 với các lĩnh vực chính là Online Travel, E-Commerce, Online Media, và dịch vụ gọi xe (Ride Hailing). Tốc độ tăng trưởng 37% so với năm trước đó, cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) 32% được chúng tôi ghi nhận từ năm 2015 đến năm 2018.

Với sự xuất hiện và tăng trưởng mạnh mẽ của các lĩnh vực mới như Online Travel, Online Food Delivery, Subscription Music & Video on Demand (Online Media). Nền kinh tế internet khu vực sẽ đạt mốc 240 tỷ USD giá trị vào năm 2025 - Cao hơn 40 tỷ USD với dự báo trước đó.

Nền kinh tế internet của Indonesia có quy mô dẫn đầu khu vực (27 tỷ USD) dựa trên lượng người dùng 150 triệu vào năm 2018, có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm nhanh nhất khu vực (49% mỗi năm từ 2015-2018), và sẽ đạt quy mô 100 tỷ USD vào năm 2025.

Tại Việt Nam, quy mô nền kinh tế Internet đạt 9 tỷ USD trong năm 2018, tăng trưởng trung bình hàng năm 38% giai đoạn từ 2015-2018. Quốc gia này như một con rồng mới nổi của khu vực. Với việc thị trường e-Commerce 2018 tăng trưởng gấp đôi so với năm trước đó, trong khi Online Advertising và Game tăng trưởng 50% mỗi năm, Nền kinh tế internet của Việt Nam thực sự đang bùng nổ. Cùng với việc thị trường Online Travel chưa thực sự phát triển thì cơ hội để các công ty trong lĩnh vực này là rất lớn.

Thị trường thương mại điện tử khu vực tăng trưởng gấp 4 lần giai đoạn 2015-2018

Thương mại điện tử (e-Commerce) đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế internet khu vực trong 3 năm qua. Quy mô thị trường từ mức rơi vào khoảng 5.5 tỷ USD năm 2015, đã tăng trưởng 4 lần và chạm mốc 23 tỷ USD năm 2018, mức tăng trưởng từng năm của giai đoạn 2015-2018 là 62%.

Cùng với sự tăng trưởng niềm tin của người tiêu dùng với hình thức mua bán trực tuyến, đã khiến chúng tôi dự báo lại quy mô thị trường thương mại điện tử của khu vực sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2025.

Thương mại điện tử là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế internet. Đạt mốc 23 tỷ USD trong năm 2018, ước tính 100 tỷ USD năm 2025.

3 Nền tảng e-Commerce hàng đầu khu vực là Lazada, Shopee, Tokopedia, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành. Chúng tôi ước tính 3 nền tảng này đã tăng trưởng 7 lần từ năm 2015. Với hàng chục triệu sản phẩm, quảng cáo thường xuyên đến khách hàng, xây dựng chuỗi cung ứng, logistic, ... Những công ty này đứng đằng sau sự tăng trưởng thần kỳ của e-Commerce khu vực Đông Nam Á.

Lazada, Shopee, Tokopedia là 3 nền tảng e-Commerce lớn nhất khu vực. Họ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử.

Trong khi e-Commerce vẫn tăng trưởng đều đặn tại tất cả các quốc gia trong khu vực, thì Indonesia dẫn đầu về quy mô thị trường với 12 tỷ USD, chiếm hơn 1 nửa quy mô thị trường toàn khu vực. Thái Lan và Việt Nam xếp tiếp theo, với quy mô thị trường mỗi quốc gia ở mức 3 tỷ USD.

Việc người tiêu dùng tin tưởng vào thương mại điện tử, khiến họ có thể mua nhiều hơn những thứ không có sẵn tại các cửa hàng. Nhất là ở những thành phố nhỏ, khi các cửa hàng bán lẻ không có đủ các mặt hàng. Người tiêu dùng chỉ có thể tiếp cận chúng thông qua thương mại điện tử.

Sự tăng trưởng của thị trường Online Travel SEA

Online Travel chính là lĩnh vực có quy mô lớn nhất trong 4 lĩnh vực của nền kinh tế internet khu vực Đông Nam Á. Bao gồm đặt vé máy bay, khách sạn và kỳ nghỉ. Online Travel được kỳ vọng có quy mô 30 tỷ USD trong năm 2018. Với mức tăng trưởng trung bình 15% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2018. Con số trên tiếp tục được dự báo tăng trưởng lên mức 78 tỷ USD đến năm 2025.

Online Travel là lĩnh vực phổ biến và có quy mô lớn nhất trong nền kinh tế internet của khu vực, với 30 tỷ USD giá trị và mức tăng trưởng hàng năm 15%.


Chúng tôi ước tính răng 41% tất cả các giao dịch trong lĩnh vực du lịch của khu vực được thực hiện online - tăng hơn đáng kể so với 34% năm 2015. Lĩnh vực đặt vé cũng chứng kiến sự dịch chuyển từ các hình thức offline trong đó với các công ty du lịch truyền thống, bộ phân call-center, check-in ... sang các hình thức online với các đơn vị OTA (Online travel aggregator).

Thị trường Online Travel sẽ tiếp tục phát triển với động lực chính từ các công ty có tên tuổi của khu vực như Agoda, Booking, Expedia, và Traveloka, với các sản phẩm đa dạng từ vé máy bay, đặt phòng nghỉ, tour du lịch,..và các dịch vụ lữ hành khác.

Các đơn vị OTA giúp hành khách có thể dễ dàng so sánh các sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp với nhau (dựa trên các tiêu chí giá cả, chất lượng dịch vụ, hay việc dễ dàng thanh toán hay hoàn thành thủ tục). Một yếu tố quan trọng khác đó là trải nghiệm của khách hàng trên website và app được cải thiện khiến các dịch vụ Online travel trở nên phổ biến hơn ở khu vực Đông Nam Á. Từ đó, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng của toàn ngành sẽ đạt 57% cho tới năm 2025.

Trong khi các ngành đều tăng trưởng đều đặn, vẫn có những lưu ý đáng chú ý. Lĩnh vực đặt vé máy bay online có quy mô lớn nhất với 18 tỷ USD giá trị giao dịch thông qua website, app và các đơn vị OTA. Hành khách lựa chọn dịch vụ online dựa trên sự tiện lợi và giá rẻ hơn so với các hình thức truyền thống.

Lĩnh vực đặt phòng khách sạn - Ước tính đạt quy mô 14 tỷ USD trong năm 2018, tăng trưởng 18% hàng năm và có tiềm năng tăng trưởng cao hơn nữa bởi vẫn còn rất nhiều những khách sạn trong khu vực nhận đặt phòng thông qua các hình thức truyền thống. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường này trong thời gian tới.

Đứng trên góc độ của từng quốc gia, Indonesia và Thái Lan là 2 thị trường Online Travel lớn nhất Đông Nam Á, với lần lượt 8.6 tỷ và 6.1 tỷ USD GBV năm 2018.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của các công ty như Traveloka, đây là một trong những unicorn (Từ dùng để chỉ những startup công nghệ có giá trị hơn 1 tỷ USD) của Indonesia, đóng vai trò quan trọng trong trong sự tăng trưởng của thị trường Online Travel toàn khu vực.

Tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 20%. Traveloka đã mở rộng sang thị trường Thái Lan và Việt Nam và tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng của mình.

Tăng trưởng của các dịch vụ ứng dụng gọi xe (Ride Hailing)

Năm 2018 trở thành năm bước ngoặt của thị trường gọi xe khu vực Đông Nam Á. Với thương vụ Grab thâu tóm Uber vào tháng 3, 2018, Grab trở thành dịch vụ gọi xe có thị phần dẫn đầu khu vực.

Đứng thứ 2 là Go-Jeck, ứng dụng gọi xe của Indonesia, cũng đã cho thấy sự tăng trưởng của mình bằng việc mở rộng thị trường sang Philippin, Singapore, Thái Lan và Việc Nam.

Chúng tôi ước tính rằng, lĩnh vực gọi xe bao gồm cả thị trường giao đồ ăn của khu vực đã đạt mốc 7.7 tỷ USD vào năm 2018, tăng trưởng trung bình 39% từ giai đoạn năm 2015, với độ phủ là 500 thành phố trên toàn khu vực.

Grab và Go-Jek trở thành những ứng dụng không thể thiếu hàng ngày của người dân Đông Nam Á. Thị trường gọi xe (Ride Hailing) cũng ước tính đạt giá trị 30 tỷ USD vào năm 2025, trong đó 20 tỷ USD của thị trường đặt xe di chuyển và 8 tỷ USD của thị trường giao đồ ăn.

Hiện nay, dịch vụ gọi xe đã có mặt tại 500 thành phố lớn toàn khu vực Đông Nam Á, được sử dụng thường xuyên bởi 35 triệu người dùng - Tăng trưởng 4 lần so với 3 năm trước.

Người tiêu dùng dần quen với việc sử dụng các ứng dụng gọi xe, ước tính 35 triệu người dùng Đông Nam Á sử dụng các dịch vụ này, với hơn 8 triệu giao dịch thành công mỗi ngày. Tăng trưởng 4 lần so với năm 2015.

Dù vẫn đang tăng trưởng ấn tượng, nhưng dự báo các dịch vụ gọi xe vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn, khi mà vẫn còn 80% người dùng internet của khu vực vẫn chưa từng sử dụng các ứng dụng này.

Những dịch vụ gọi xe đạt được sự tăng trưởng không thể tin nổi tại Indonesia. Quy mô thị trường lên đến 3.7 tỷ USD vào năm 2018, tăng trưởng trung bình năm 58% từ năm 2015, biến Indonesia giờ đây là thị trường gọi xe lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất toàn khu vực.

Lĩnh vực giao nhận đồ ăn cũng chạm ngưỡng 1 tỷ USD giá trị thị trường, với nền tảng là những ứng dụng như GoFood.

Xem toàn bộ Báo Cáo Nền Kinh Tế Số Khu Vực Đông Nam Á Tại: http://bit.ly/2ICRI0B