Thương mại điện tử Việt Nam: "Cuộc chiến ngầm của các doanh nghiệp Trung Quốc"

Đó là ngụ ý từ lời bình luận của Thời báo Tài chính Financial Times về thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Nhưng có thể trong ngụ ý này còn hàm chứa nhiều hơn chỉ việc các sàn TMĐT Việt Nam đang “được” nâng đỡ bởi các đại gia Trung Quốc như Alibaba, JD hay Tencent, mà còn tiềm ẩn việc người bán Trung Quốc hoàn toàn có thể thống trị thị trường TMĐT Việt Nam trong những năm tới thông qua chính những sàn TMĐT trên sân chơi của người bản địa.

Theo một báo cáo về thị trường online của 6 quốc gia bao gồm Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam, Google và Singapore Temasek Holdings dự báo doanh thu TMĐT Đông Nam Á sẽ đạt 240 tỷ đô vào năm 2025. Ngoài ra, số liệu báo cáo cũng chỉ ra rằng Đông Nam Á trở thành một trong những vùng internet phát triển phát triển nhanh nhất thế giới.

Thương mại điện tử Đông Nam Á

Dự báo của Google và Temasek về TMĐT Đông Nam Á (Ảnh: Bloomberg)

Đây là những nguyên nhân khiến những nhà đầu tư nước ngoài bước vào cuộc chạy đua rót vốn để giành thị phần TMĐT Đông Nam Á. Thị trường Việt Nam cũng đang phát triển theo bối cảnh chung của nền kinh tế internet Đông Nam Á khi chứng kiến nhiều thương vụ đầu tư đình đám trong suốt 3 năm vừa qua. Nhưng một thực tế cho thấy cho đến hiện nay, đứng đằng sau hầu hết các thương vụ này và thống lĩnh thị trường Việt Nam đều đang là các doanh nghiệp từ Trung Quốc.

Những “gã khổng lồ” Trung Quốc “phân chia” thị trường TMĐT Việt Nam

Không quá khó để nhận ra những cái tên nổi bật nhất tại thị trường TMĐT Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Thống kê của iPrice Insights vào quý IV năm 2018 cho thấy Top 5 sàn TMĐT dẫn đầu lần lượt là Shopee, Tiki, Lazada, Thegioididong và Sen Đỏ. Trong đó, 3/5 danh sách này được đầu tư từ các “đại gia” Trung Quốc.

báo cáo thương mại điện tử 2018

Top 5 sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam (Nguồn: SimilarWeb by iPrice Insights)

Tập đoàn Alibaba đã đầu tư 4 tỷ đô vào Lazada chỉ trong 3 năm và giành quyền kiểm soát với 83% cổ phần tính đến năm 2018. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11/2017, chủ tịch Alibaba được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hỗ trợ xây dựng gian hàng Việt Nam trên ứng dụng thương mại điện tử của Alibaba; hỗ trợ tập huấn, đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về ứng dụng các mô hình thương mại điện tử. Thủ tướng cũng thể hiện kì vọng về sự phát triển TMĐT Việt Nam sau khi Alibaba tham gia vào thị trường. Giới chuyên gia nhận định cuộc gặp gỡ này góp phần giúp Alibaba “rộng đường” về khía cạnh pháp lý, thể chế để phát triển tự tin hơn tại thị trường Việt Nam.

Vào tháng 8/2018, trang báo điện tử vnExpress đưa tin Lazada Việt Nam đưa người Trung Quốc nắm quyền điều hành công ty. Ông Zhang YiXing thay ông Alexandre Joel David Sylvain Dardy (người Pháp) ở vị trí Tổng giám đốc Lazada Việt Nam.

DealStreetAsia đưa tin tập đoàn TMĐT lớn thứ hai Trung Quốc – JD.com đã chính thức đầu tư vào Tiki với con số được đồn đoán là 44 triệu đô. Để chuẩn bị cho cuộc chiến dài hơi, công ty mẹ của Shopee – tập đoàn SEA đã “rót” 50 triệu USD vào Shopee Việt Nam.

Điều đáng nói, tập đoàn công nghệ Tencent từ Trung Quốc là một trong ba cổ đông nước ngoài lớn nhất của VNG, cùng với Goldman Sachs (Mỹ) và GIC (Singapore). Tencent cũng nắm trong tay 15% cổ phần của JD và 40% cổ phần của SEA.

Dễ thấy với việc 3 sàn TMĐT lớn nhất là Shopee, Lazada, Tiki đang dần chiếm hết thị phần thì thị trường TMĐT đang trở thành “sân chơi” riêng của người Trung Quốc. Vậy điều này mang đến thách thức hay cơ hội cho người bán hàng TMĐT Việt Nam?

Cơ hội gắn liền thách thức cho doanh nghiệp Việt

Xu thế đầu tư từ những đại gia Trung Quốc trên vô hình chung đã tạo điều kiện để TMĐT Việt Nam phát triển bứt phá trong những năm gần đây, và cũng là cơ hội lớn cho những người bán nắm bắt sớm xu thế và tham gia vào thị trường những năm qua. TMĐT tăng trưởng về doanh thu, người dùng và thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại Việt Nam đã được ghi nhận trong Báo cáo TMĐT năm 2018. Trong giai đoạn thâm nhập thị trường, hầu hết sàn TMĐT điện tử đều miễn phí hoa hồng cho người bán, phí đăng ký gian hàng khá thấp, thậm chí miễn phí. Con số 49,8 triệu khách hàng (theo Statista) cùng với nhiều hỗ trợ, ưu đãi của các sàn TMĐT là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp Việt tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu, mở rộng và phát triển.

Tuy nhiên, như đã nêu trên, đây là giai đoạn đầu trong lộ trình phát triển của các sàn TMĐT. Sau giai đoạn này, người bán Việt có thể phải “gánh” một khoản chi phí khá lớn từ các sàn TMĐT để tiếp tục kinh doanh. Theo đó, người bán TMĐT phải trả nhiều khoản phí bao gồm phí đăng ký gian hàng, phí hoa hồng, phí xử lý đơn hàng. Dưới đây là biểu phí hoa hồng của Lazada với các thị trường khác tại Đông Nam Á.

phí hoa hồng trên sàn thương mại điện tử lazada

Mặt khác, việc người Trung Quốc kiểm soát phần lớn thị trường đã đề cập phía trên tạo ra một trong những thách thức lớn của người bán trực tuyến tại Việt Nam. Doanh nghiệp Trung Quốc có điều kiện rất thuận lợi để thâm nhập vào thị trường Việt Nam và thay thế người bán Việt Nam trên chính sân chơi của người bản địa. Họ có lợi thế về giá cả, chi phí vận hành, sự đa dạng của hàng hóa và sự hỗ trợ từ các sàn TMĐT mà các doanh nghiệp Việt rất khó đuổi kịp. Cả Tiki, Lazada và Shopee đã và đang tạo ra một ngách sản phẩm là “Mua hàng từ nước ngoài” để nhập hàng trực tiế từ Trung Quốc. Lazada hiện đã bổ sung một danh mục riêng “Hàng quốc tế” để cung cấp các sản phẩm từ người bán Trung Quốc.

rủi ro từ nhà đầu tư vào thương mại điện tử Việt Nam

Tiki cũng tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ từ Trung Quốc tham gia bán hàng thông qua dịch vụ mua hộ của Tiki. Những doanh nghiệp này được bảo chứng từ Tiki như bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam khác có gian hàng trên Tiki. Bên cạnh đó, Shopee cũng sắp triển khai rộng rãi hình thức mua hàng từ Trung Quốc vào thời gian tới.

rủi ro từ nhà đầu tư vào thương mại điện tử Việt Nam

Để giảm áp lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động tập trung xây dựng thương hiệu trên kênh TMĐT với lợi thế duy nhất là hiểu biết thị trường và khả năng xây dựng content và chiến dịch marketing bên ngoài. Tuy nhiên, khi quá nhiều vấn đề về nguồn hàng, giá cả, chi phí cho sàn TMĐT trở thành những lợi thế cạnh tranh của người bán Trung Quốc, sẽ còn bao lâu nữa người Việt không còn làm chủ được chính sân chơi của mình?

Trong bối cảnh như vậy, Netsale là một dự án ra đời với sự hợp tác của nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần kho vận (logistics) và TMĐT trên toàn khu vực Đông Nam Á nhằm mang đến cho người bán trong khu vực một mô hình chuỗi cung ứng hoàn toàn mới. Qua đó, người bán hàng sẽ chỉ cần tập trung vào việc bán và quảng cáo sản phẩm; khi toàn bộ chuỗi cung ứng phía sau từ nguồn hàng, thời gian & chi phí vận chuyển đều được tối ưu ở mức ngang bằng hoặc hơn so với việc người Trung Quốc bán về Việt Nam thông qua sàn. Khi cuộc chơi ở thế cân bằng, lợi thế lại thuộc về người bán Việt Nam để có thể tận dụng hiểu biết về sân chơi của mình để trở thành người chiến thắng sau cùng.

Netsale là nền tảng dropshipping hoàn toàn MIỄN PHÍ giúp người bán hàng có thể tiếp cận trực tiếp các nguồn hàng từ nhà sản xuất từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, v.v., tự động đưa sản phẩm lên các sàn E-commerce kết nối cùng Netsale và sử dụng dịch vụ quản lý vận chuyển từ nhà sản xuất đến tận tay người mua hàng.

Tìm hiểu thêm tại https://netsale.asia hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé