13 bí quyết bán hàng trực tuyến không phải ai cũng biết

Có một câu hỏi muôn thuở mà bất kỳ ai đang và có kế hoạch bán hàng trực tuyến đều muốn biết, đó là: Làm thế nào để tôi bán được nhiều sản phẩm hơn?. Nếu bạn tìm kiếm câu hỏi này trên mạng, thông thường bạn sẽ thấy những câu trả lời đại loại như ‘Chỉ tốn… chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết với bạn!’. Trung thực mà nói, có rất nhiều cách để bạn tăng doanh số bán hàng hoàn toàn miễn phí. Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết đó.

1. Tạo từng trang riêng biệt cho từng sản phẩm

Tạo từng trang riêng biệt cho từng sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng đọc được thông tin chi tiết về sản phẩm họ quan tâm. Đây không phải là điều nên làm, mà là điều phải làm, vì nó cần thiết cho website của bạn. Thử nghĩ tới sự khác biệt giữa một website bán hàng được thiết kế gọn gàng và trình bày đẹp mắt, sản phẩm sắp xếp trong từng trang riêng biệt với một trang web show tất cả sản phẩm trên trang chủ theo cách lộn xộn. Bạn sẽ chọn trang nào để mua hàng: website có từng trang riêng chứa các thông tin chi tiết (màu sắc, kích thước, giá, xuất xứ,…) hay website không có trang riêng cho từng sản phẩm?

2. Sử dụng đánh giá của khách hàng

Người ta thường nói không nên tin người lạ, nhưng trong trường hợp bán hàng trực tuyến thì lại khác. Theo như một báo cáo gần đây, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm và tin tưởng những đánh giá trực tuyến cũng tương tự như những gợi ý từ những người họ biết.

Điều này có nghĩa là, nếu bạn thêm tính năng đánh giá vào từng sản phẩm, bạn đã cho phép khách hàng để lại đánh giá, cảm nghĩ của họ về sản phẩm mà họ đã mua. Hơn thế nữa, bạn cũng có thể xem xét những đánh giá để có hướng cải thiện sản phẩm nếu nó không làm khách hàng hài lòng. Và một điều chắc chắn là, khách hàng mới sẽ có cơ hội tham khảo đánh giá và có khả năng mua sản phẩm cao hơn.

3. Thúc đẩy mua hàng với chương trình khuyến mãi và giảm giá


Sale giúp thúc đẩy khách hàng mua hàng nhiều hơn

Mọi người đều thích được giảm giá và khuyến mãi. Dù đó là giảm giá bao nhiêu % cho đơn hàng đầu tiên, “mua 1, tặng 1” hay giảm giá hàng loạt nhân dịp lễ Tết, thì nó cũng là một sự kích thích rất lớn đối với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Thực hiện như thế nào là tuỳ ý của bạn. Bạn có thể đặt những thông tin như thế ở đầu trang, gửi qua các bản tin hoặc tặng cho một khách hàng lâu năm ngay khi họ hỏi.

4. Chế độ thanh toán đơn giản – nhanh chóng

Bạn phải thiết kế quá trình thanh toán đơn giản nhất có thể. Bằng cách chỉ hỏi những thông tin cần thiết, bạn sẽ tốn ít thời gian thiết kế và khách hàng cũng đỡ tốn thời gian điền thông tin. Đối với những khách hàng cũ, bạn nên có tính năng lưu thông tin để họ có thể thanh toán nhanh hơn vào lần đăng nhập mua hàng sau.

Hình thức thanh toán cũng phải đa dạng để khách hàng có thể lựa chọn hình thức họ thích nhất. Hiện nay có rất nhiều hình thức thanh toán khác nhau như Zalo Pay, Visa, MasterCard, Internet Banking, Momo,… mà bạn có thể thêm vào. Đặc biệt, nếu bạn bán hàng trên website thì việc tích hợp chức năng giỏ hàng và cổng thanh toán online là điều vô cùng cần thiết. Khách hàng có thể thao tác nhanh chóng và đơn giản ngay trên website.

5. Hình ảnh sản phẩm ấn tượng và chất lượng

Đối với mỗi sản phẩm, bạn nên chụp nhiều tấm hình ở nhiều góc độ khác nhau để dùng cho nhiều trường hợp khác nhau. Hãy chắc rằng bạn dùng máy ảnh có độ phân giải cao (dù có đắt nhưng nó xứng đáng) để cho ra những bức ảnh đẹp nhất và khách hàng có thể phóng to mà không bị vỡ hình.

6. Tối ưu hoá trang sản phẩm

Ở mức độ quan trọng, tối ưu từng trang sản phẩm là điều cần thiết để mỗi trang đều có cơ hội xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.

Đây là một vài yếu tố mà bạn nên cân nhắc nếu muốn sản phẩm của mình xuất hiện thường xuyên trên Google:

  • Thêm tiêu đề trang và miêu tả từng trang
  • Chỉnh sửa URL cho phù hợp với từng trang
  • Thêm thẻ alt, tức là thẻ miêu tả cho từng hình ảnh xuất hiện trên website
  • Miêu tả sản phẩm chi tiết và có chứa các keyword cần thiết

7. Viết blog

Mặc dù blog ảnh hưởng không nhiều, nhưng nó cho bạn hai lợi ích rõ ràng. Thứ nhất, bạn có thể tận dụng blog để làm SEO. Bằng việc thường xuyên đăng tải những nội dung mới, các robot công cụ tìm kiếm sẽ chú ý đến blog của bạn và bạn có cơ hội xuất hiện trên các trang tìm kiếm cao hơn. Hơn nữa, mọi người cũng sẽ thường xuyên truy cập blog mỗi khi thường xuyên có nội dung mới. Thứ hai, blog là cơ hội để bạn nói về sản phẩm và những điều xung quanh doanh nghiệp của bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ có được sự tín nhiệm nhiều hơn từ phía khách hàng.

8. Đừng quên những khách hàng hiện tại

Nhiều doanh nghiệp quá chú trọng vào thu hút khách hàng mới mà quên mất những khách hàng cũ. Điều này có hại nhiều hơn lợi. Bởi vì những khách hàng cũ đã mua sản phẩm và biết về doanh nghiệp của bạn rồi. Họ là những nhà tư vấn sản phẩm tiềm năng cho những người khác và giúp bạn tăng doanh số bán hàng. Một trong những cách tốt nhất là giữ lại thông tin liên lạc của họ để liên lạc với họ sau này. Hỏi họ về những đánh giá của họ về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn cũng có thể gửi email dành tặng những phần quà “bí mật” dành riêng cho họ để giữ họ ở lại với doanh nghiệp của bạn.

9. Sử dụng mạng xã hội


Facebook là nền tảng giúp bạn bán hàng tốt hơn

Dùng mạng xã hội là cách tốt nhất để khách hàng mới tìm thấy bạn và khách hàng cũ thì có một nơi khác để gặp bạn. Hãy tạo một tài khoản doanh nghiệp để đăng tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ, tin tức xoay quanh bạn. Các trang như Facebook, Instagram… là những nơi rất tốt để thu thập thông tin, đánh giá và nhận xét của họ về sản phẩm, dịch vụ hay để giao tiếp, trò chuyện trực tiếp với họ.

10. Thực sự “hiện diện” và cung cấp cho khách hàng mọi thông tin họ cần

Để trả lời những câu hỏi thường gặp của khách hàng, một trang “Những câu hỏi thường gặp” là rất cần thiết. Thông qua trang này, khách hàng sẽ không cần phải hỏi trực tiếp bạn mà vẫn có câu trả lời. Nhưng dĩ nhiên là bạn không nên trốn tránh việc có mặt đúng lúc để trả lời những câu hỏi của khách hàng. Cung cấp cho họ thông tin liên lạc như email, số điện thoại hoặc dùng tính năng trò chuyện trực tuyến sẽ giúp bạn “hiện diện” mọi lúc mọi nơi.

11. Xây dựng một doanh nghiệp đáng tin cậy

Điều này khá khó khăn cho những ai mới bắt đầu bán hàng trực tuyến vì trên website có rất ít đánh giá. Nhưng vẫn có một vài cách giúp bạn có được tự tin tưởng từ khách hàng thậm chí với một doanh nghiệp mới:

  • Cung cấp tất cả thông tin liên lạc với bạn trên website
  • Cung cấp thông tin cần thiết thông qua trang “Những câu hỏi thường gặp”
  • Thêm đánh giá sản phẩm càng nhiều càng tốt (đánh giá phải thật)
  • Sử dụng tính năng trò chuyện trực tuyến

Ngoài ra, bạn có thể thêm trang “About us” (Về chúng tôi) để kể cho khách hàng biết những câu chuyện về chính bạn và doanh nghiệp của bạn.

12. Tiếp thị thần kinh học

Bằng cách tìm hiểu và áp dụng các quy tắc hoạt động của các vùng não. Chúng ta có thể kích thích khách hàng mua hàng nhiều hơn.

Tạo cảm giác hối thúc: Mọi người ghét cảm giác bỏ lỡ mất một đợt giảm giá. Thế nên bằng cách đánh vào tâm lý nào, bạn có thể tạo những mẫu CTA như “Khuyến mãi khủng chưa từng có”, “Đừng bỏ lỡ sản phẩm này” để thúc đẩy khách hàng mua hàng.

Tạo cảm giác còn rất ít sản phẩm: Mọi người thường mất bình tĩnh khi biết món hàng gì đó sắp bán hết. Dù là thật hay chỉ do bạn thực hiện, thì việc thông báo cho khách hàng bạn còn rất ít sản phẩm nào đó cũng có hiệu quả rất lớn. Những câu nói như: “Chỉ còn 3 ngày giảm giá”, hay chỉ còn “100 sản phẩm trong kho”,… sẽ hối thúc khách hàng làm gì đó để không bỏ lỡ.

13. Giao diện tương thích với di động

Giao diện tương thích với mọi thiết bị là điều tối thiểu một website phải có

Dù website của bạn có đẹp và lộng lẫy đến đâu, nhưng nếu nó không tương thích với các thiết bị di động thì bạn sẽ mất rất nhiều đơn hàng. Vì đơn giản là càng ngày càng có nhiều người đặt hàng qua các thiết bị di động. Hãy chắc chắn là website của bạn chuẩn responsive trước khi bắt đầu bán một sản phẩm nào nhé.

Nếu bạn sở hữu một sản phẩm và dịch vụ tốt, thì việc kết hợp với những bí quyết trên sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng một cách hiệu quả. Hãy cẩn thận áp dụng và bạn sẽ thấy điều kỳ diệu đến với doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công.

Nguồn: Wix