8 lầm tưởng về nghề CopyWriter ( Part 1 )

Một số bạn mới vào nghề thường có những nhận định khá sai lầm về CopyWriter. Sau đây mình sẽ tổng hợp lại một số điều mà các bạn hay hiểu sai nhất để mọi người đều có cái nhìn đúng đắn hơn về cái ngành nghề còn khá non trẻ này.



  1. Những người viết báo, viết văn giỏi sẽ là CopyWriter giỏi ?
    Đây là nhận định sai lầm phổ biến nhất mà mình hay gặp. Mặc dù không thể phủ nhận là các bạn hay viết báo, viết sách giỏi sẽ có lợi thế trong việc làm CopyWriter, tuy nhiên CopyWriter là một ngành nghề khá đặc thù khác hẳn với các công việc viết lách kia. Có khá nhiều những người CopyWriter giỏi trên thế giới có công việc không hề liên quan đến công việc viết lách ( Nổi tiếng nhất là Ogilvy ). Nhà văn giỏi ở việc sử dụng từ ngữ và phong cách viết của chính họ trong việc hấp dẫn người đọc. Còn CopyWriter thì phải biết vận dụng tùy từng đối tượng khách hàng mà sử dụng phong cách viết khác nhau. Việc khó từ bỏ văn phong của chính mình để viết cho nhiều loại khách hàng chính là một điểm yếu của nhà văn, nhà báo so với CopyWriter. Ngoài ra việc bị bó buộc viết về sản phẩm của khách hàng cũng là thứ ít khi nhà văn – những người viết khá phụ thuộc cảm xúc – có thể làm tốt hơn CopyWriter
    Các bạn có thể xem thêm ở đây
  2. Cứ viết nhiều là sẽ viết hay ?
    Điều nay đúng nhưng không hoàn toàn chính xác. Viết nhiều sẽ cho ta kĩ năng viết mạch lạc và cách sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên CopyWriter là một nghề đòi hỏi phải có những trải nghiệm sống và một đầu óc nhạy bén, sáng tạo để kết nối và có góc nhìn mới lạ. Chính vì thế đối với CopyWriter mà nói, viết nhiều chưa chắc đã hay nhưng nếu bạn có thêm sự trải nghiệm, kiến thức xã hội đủ rộng chắc chắn bạn sẽ là một CopyWriter giỏi. Vậy nên đừng viết quá nhiều các bạn ạ, hãy ra ngoài kia và tìm hiểu cuộc sống đang diễn ra ở ngay xung quanh nơi các bạn đang sống.
  3. CopyWriter là phải có bằng cấp ?
    Sai hoàn toàn luôn ! Nghề này chẳng có trường lớp nào dạy và cũng chẳng có chỗ nào cung cấp bằng cấp cho bạn cả. Mỗi người sẽ có những trải nghiệm sống khác nhau và sẽ có chuyên môn về những mảng khác nhau. Do đó điều bạn cần khi đi xin việc CopyWriter hoàn toàn không phải tấm bằng gì cả mà là những bài viết của bạn nhé.

  4. CopyWriter chỉ dành cho một số người ?
    Có thể nói một cách chính xác rằng CopyWriter có thể là BẤT KÌ AI ( Đầu bếp, nhân viên ngân hàng, nội trợ..) nhưng KHÔNG PHẢI AI cũng có thể làm CopyWriter. Có rất nhiều yếu tố quyết định việc bạn có thể làm CopyWriter được hay không, trong đó sự nhạy cảm, thấu hiểu tâm lý và trải nghiệm cuộc sống là những điều tối quan trọng mà một CopyWriter cần có.
  5. CopyWriter là đi viết bài SEO ?
    Có một điều khá buồn cười là vẫn có nhiều bạn nghĩ rằng làm CopyWriter là đi viết bài SEO. Công việc của CopyWriter khá đa dạng và còn nhiều việc khác như viết Sale Letter, Storyborad, Slogan, lên Concept, Tagline… Viết bài SEO thường là công việc liên quan nhiều đến Content Writing nhiều hơn.
  6. CopyWriting và ContentWriting là một ?
    Điều này là không sai cũng không đúng. Căn bản là hai cái hoàn toàn khác nhau: Một là kĩ năng, một là công việc. CopyWriting đơn giản là viết hay để kêu gọi hành động từ người đọc. ContentWriting là tạo nội dung hữu ích, thú vị để hấp dẫn người kết nối với Website, fanpage… mà trong đó Content không nhất thiết phải là chữ mà có thể là hình ảnh, video… Người làm Content nếu biết áp dụng CopyWriting vào công việc thì sẽ khiến content của mình hấp dẫn, có sức thuyết phục hơn và ngược lại một người CopyWriter nếu có tư duy của Content Marketing sẽ giúp cho bài viết của mình mang tính hữu ích hơn cho độc giả.
    Có thể xem thêm tại đây

  7. CopyWriter thì kĩ năng viết là quan trọng nhất ?
    Cái này có thể là ý kiến chủ quan của mình. Nhưng mình luôn cho rằng idea hay sự sáng tạo ( có trong idea ) mới chính là vũ khí quan trọng nhất đối với các CopyWriter chứ không phải kĩ năng viết. Có thể là bạn chưa viết hay nhưng một bài viết nếu có idea hay đưa cho người đọc những góc nhìn thú vị thì vẫn có thể hấp dẫn người đọc. Ngược lại bài viết không đưa ra được điều gì mới thì dù có viết hay cũng không khác nào hàng Tàu kém chất lượng nhưng có mẫu mã đẹp cả.
  8. Làm CopyWriter là nói dối ?
    Đây là hiểu lầm tai hại nhất mà mọi người vẫn nghĩ về CopyWriter. Ngay cả một số người làm nghề CopyWriter cũng nghĩ về mình tiêu cực như vậy. Thực ra “nói dối” là nói sai sự thật. Còn CopyWriting thì khác, đây là kĩ năng giúp chỉ ra cho mọi người thấy những mặt hấp dẫn về sản phẩm, những tác dụng mà mọi người chưa thấy, chưa ngờ tới. Không có gì điều gì là xấu khi ta “khoe” với mọi người những điều chúng ta có thể giúp được cho họ phải không ?

Nguồn: https://kienlangthang.wordpress.com/