'Cây Nấm của Mario' và tool DropTask giúp nâng cao năng suất công việc

Khoảng 2 năm trở lại đây, mình có để ý tìm hiểu nhiều về mảng Productivity (năng suất công việc). Khi quan sát chính bản thân mình và mọi người xung quanh, mình thấy rằng hàng ngày công việc cứ bủa vây tới tấp như mưa bão, rất thường xuyên khiến mọi người chao đảo, quá tải.

Không những thế, mọi người lại thường ở trong thế thụ động, và chưa có một cách thức bài bản nào để dần thoát ra khỏi tình trạng “ngập lụt” đó. Những lúc như vậy, mình lại nhớ đến 2 quan điểm bên dưới:


ĐẶT VẤN ĐỀ:

Làm thế nào để kết hợp hài hòa 2 cách thinking Đông & Tây ở trên kia?

Làm thế nào để áp dụng vào thực tế công việc hàng ngày nhằm giảm stress, gia tăng hiệu suất, tối ưu hóa kết quả sau cùng?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Một lần gần đây mình đọc được câu quote này từ một facebook page mà mình thường follow: “Much of the stress that people feel doesn't come from having too much to do. It comes from not finishing what they've started.” (David Allen)

Thấy đúng quá, mình bèn mày mò search thêm thông tin về tác giả của câu quote là David Allen thì thấy tiếp cái biểu đồ workflow minh họa 2 bước Process & Organize của phương pháp Getting Things Done (GTD) như ảnh bên dưới. Đây là phương pháp xử lý thông tin trong công việc được các chuyên gia/ tạp chí nổi tiếng ở Mỹ đánh giá rất cao.


KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

Theo mình thấy, cái diagram/ flowchart ở trên đây, nói thiệt lòng là hay thì có hay đó, nhưng mà hơi rườm rà đối với người VN chúng ta.

Để nhiều người có thể áp dụng thì cần twist lại cho nó ĐƠN GIẢN & TRỰC QUAN hơn nữa.

Và rồi mình nhìn lại, trong 2 năm vừa qua, mình đã sử dụng qua rất nhiều tool productivity khác nhau, sau cùng thì mình thấy DropTask hiện đang là tool tối ưu nhất, bởi vì nó dung hòa được những thuộc tính của 2 yếu tố Đông & Tây sau đây:


Mình cũng tìm được 1 nghiên cứu cho thấy thông tin visual được não bộ xử lý hiệu quả như thế nào:






SOURCE:
http://www.mammothinfographics.com/why-infographics/

Và rồi mình có ý này: “Tại sao lại không thử kết hợp workflow Getting Things Done & cái tool DropTask màu mè hoa lá cành?”

Kết quả là:


Cái biểu đồ workflow Getting Things Done ở trên kia được twist lại thành hình “CÂY NẤM” thông qua 7 group trong DropTask như sau:
(cách sắp xếp bố cục của 7 group ở trên màn hình nhìn giống như Cây Nấm, nên mình gọi là Cây Nấm vậy thôi ah!)


ĐIỂM MẤU CHỐT khi sử dụng những app productivity là: Cập nhật mỗi task NGAY-KHI-NGHĨ-ĐẾN-NÓ, tương tự như cách chúng ta update status Facebook.


Mình đã ứng dụng mô hình “CÂY NẤM” ở trên vào thực tế khoảng hơn 1 tháng nay, và xử lý công việc hàng ngày bằng cách “ném” (drag & drop) những “quả bóng màu sắc” (tasks) vào những “chiếc rổ” (group), vừa pro mà cũng vừa cool không kém!


Tin vui là giờ đây DropTask đã work được trên tất cả các device, platform, hệ điều hành!

Chỉ cần xài bản Free thôi thì cũng đã khá là OK rồi :)

MÌNH XIN LƯU Ý THÊM ĐIỀU NÀY: Phần quan trọng nhất của bất kỳ công cụ quản lý thời gian nào là mình cần phải sử dụng nó thường xuyên, nhiều lần, cho tới khi nó trở thành một thói quen, như việc hít vào và thở ra vậy. Tất nhiên là sẽ cần một thời gian để nắm vững, nhưng một khi đã làm được, thì sẽ cảm thấy rất hiệu quả mỗi khi sử dụng đến nó.

VÀI LỜI SAU CÙNG CỦA THIỀN SƯ MINH THIỀN:

Ai có ngờ đâu! Khôn ngoan lanh lợi như loài người mà trên tâm lý phần đông lại dễ bị kẹt vào trong những cái thế nhược điểm mâu thuẫn như sau:

(1). Luôn luôn thích nghe một điều gì được trình bày huỵch toẹt một cách rõ rệt;

(2). Ngược lại, khi nghe nói một điều gì rõ rệt huỵch toẹt một cách dễ dàng, thì điều đó chẳng còn có chút giá trị gì đối với cuộc sống thực tế của họ, vì nó đã bị rơi ngoài tầm tay mà biến thành kiến thức mất rồi.

Đây là chỗ mà Khổng Tử gọi là: "Chỉ cho 1 góc để tự biết thêm 3 góc nữa, nếu không biết thì không dạy thêm". Thế mới biết: đây là điểm sâu sắc nhất để lại cho người sau, mà cũng là một cách chơi bí hiểm của cổ nhân, và cũng là một nhược điểm đối với bộ óc lười biếng của con người ngày nay vậy.