5 việc không nên làm trong một chiến dịch Video Marketing

Video marketing không chỉ là việc tuân theo những phương pháp hay lắp vá mọi quy tắc vào một chiến dịch. Trong quá khứ, đã có nhiều chiến dịch gặp phải những sai lầm ê chề, đặc biệt với nội dung nhạy cảm và phức tạp như video.

May thay có một cách đơn giản để bạn có thể tránh những sai lầm mà hầu hết các video marketing hay gặp phải và bạn sẽ nhận ra rằng mọi thứ đều xuất phát từ việc thấu hiểu khách hàng mà thôi.

Video là một phương tiện phức tạp, bởi vậy không ít các công ty liên tục mắc sai lầm. Bất ngờ là những công ty này không phải là những doanh nghiệp nhỏ lẻ mà họ là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn mang tầm quốc tế. Dưới đây sẽ là một vài lỗi cơ bản mà chiến dịch video marketing hay gặp phải:

Đặt nhầm ngân sách quảng cáo

Năm 2018, Squarespace’s Super Bowl đã đổ rất nhiều tiền vào quảng cáo sản phẩm Keanu Reeves, tuy nhiên quảng cáo này lại khiến khách hàng khó hiểu hơn là hấp dẫn họ. Ngược lại, một quảng cáo về nuôi dưỡng động vật hoang với ngân sách thấp hơn nhưng lại được viral mạnh hơn. Vấn đề không phải ngân sách nên chi trả cho một quảng cáo là bao nhiêu mà nội dung video tiếp thị đến khách hàng phải là điều mà khách hàng có thể hiểu, điều mà họ đang cần. Nếu không đúng đối tượng, không đúng thông điệp thì hàng triệu đô cũng không thể cứu vớt quảng cáo của bạn

Hãy suy nghĩ kỹ về sứ mệnh của công ty, giá trị của sản phẩm, thông điệp mà khách hàng của bạn nhớ tới trước khi bắt tay thực hiện một chiến dịch video marketing nào.

Xúc phạm đối tượng khách hàng

Apple đã học được bài học đắt giá này khi ra mắt video marketing sản phẩm Ipad Pro. Một cô bé với mọi hoạt động trong ngày từ học bài, thiết kế, chơi game, giao lưu với bạn bè…đều qua Ipad, và đến khi người hàng xóm khỏi “Cháu đang làm gì trên máy tính vậy?” thì cô bé đã đáp “Máy tính là gì?” – “What is computer?”. Câu hỏi “What is computer?” cuối video đã khiến cho đến 90% người xem cảm thấy phẫn nộ.

Apple đã mắc phải một sai lầm cơ bản, đó là chưa nghiên cứu kỹ nhân khẩu học đối tượng mục tiêu. Nếu có sự nghiên cứu và thử nghiệm đủ nhiều thì Apple sẽ nhận ra những khách hàng thích thú với quảng cáo sẽ không muốn có sự liên quan đến trẻ em bằng nội dung không mang đến động lực, cảm hứng cho một đứa trẻ, thay vào là những hoạt động vô nghĩa đã khiến họ phải lên tiếng phản đối.

Cố gắng gắn thương hiệu gắn với các chủ đề nóng

Pepsi gần như bị tẩy chay sau khi sản xuất một quảng cáo có sự tham gia của Kendall Jenner trong cuộc biểu tình chống lại cảnh sát tàn bạo. Họ không hiểu rằng một quảng cáo về cuộc biểu tình chống lại sự bạo lực từ cảnh sát sẽ mang tính cổ động hơn là ngăn chặn.

Ngay khi quảng cáo của Pepsi được phát sóng, dư luận đã chỉ trích gay gắt. Đặc biệt là đoạn cuối video, hành động trao cho cảnh sát những lon Pepsi của Kendall Jenner đã có nhiều ý kiến phản hồi. Nhiều người cho rằng, lựa chọn Jenner là người phụ nữ hiện đại, giàu có, da trắng như trở thành một người anh hùng giải thoát cuộc biểu tình như nói lên sự phân biệt chủng tộc và thể hiện khía cạnh mọi cuộc biểu tình vì lợi ích chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó, giáo sư khoa Quảng cáo tại đại học Boston – Edward Boches và một số cộng sự là CCO tại Mullen Lowe cũng cho rằng đây là một quảng cáo vô lý, không hề có sự hiểu biết, tư duy về những người biểu tình. Những tình tiết diễn ra đều không thực tế và rất giả tạo.

Điều này cũng phần nào phản ánh một vấn đề lớn hơn trong ngành kinh doanh quảng cáo: đó là không có người lãnh đạo phản ảnh được nền văn hoá mà thương hiệu đang đại diện và đưa ra truyền thông.

Tốt nhất, để an toàn, các thương hiệu nên tránh những sự kiện và chủ đề đang được gây tranh cãi. Có lẽ nhiều thương hiệu cũng không tránh khỏi cám dỗ từ những chủ đề nóng sẽ giúp họ tạo ra năng lượng gây sức hút với cộng đồng, tuy nhiên, đó cũng chính là con dao hai lưỡi khiến doanh nghiệp nhận lại phản hồi tiêu cực nhanh chóng. Thương hiệu có lẽ không nên cố gắng làm sáng tỏ các vấn đề xã hội (đặc biệt liên quan đến nỗi thống khổ của con người) mà nên tập trung vào sản phẩm đang bán theo cách không cần phải khai thác nỗi đau của những người thiệt thòi, yếu thế.

Hãy nghiên cứu kỹ về các sự kiện mà bạn muốn sử dụng trong chiến dịch của mình và hơn hết, hãy lựa chọn những sự kiện phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Không khoanh vùng đối tượng khách hàng

Bud Light đã chạy một chiến dịch #UpForWhatever với tagline: “The perfect beer for removing ‘no’ from your vocabulary for the night”. Đây sẽ là một tagline tuyệt vời với những người đàn ông thích cảm giác mạnh, nhưng lại không hề hoàn hảo cho phụ nữ. Quảng cáo này nhanh chóng nhận lại cuộc biểu tình trên mạng xã hội. Với họ, đây không phải từ ngữ hay để marketing, đặc biệt là có rất nhiều vụ cưỡng hiếp xảy ra trong các trường học. Một người phụ nữ đã đăng bình luận trên trang fanpage của Bud Light rằng: Bà là một người phụ nữ, là người mẹ của một cô bé và cậu bé. Bà cảm thấy đây là một quảng cáo nguy hiểm.

Đó là lý do tại sao các marketer cần tìm hiểu và thử nghiệm các đối tượng ngoài tập khách hàng mục tiêu nhằm dự đoán được những vấn đề nhạy cảm về phong tục, văn hoá khi tiếp cận.

Không có lời kêu gọi hành động (call to action)

Lời kêu gọi hành động sẽ cho khách hàng họ phải làm gì sau khi xem xong quảng cáo. Trong khi các thương hiệu lớn như McDonald’s có thể tạo ra các chiến dịch tăng nhận thức của khách hàng về sản phẩm, thì các thương hiệu nhỏ hơn sẽ tập trung đưa ra các lời kêu gọi hành động cụ thể. Đó có thể là việc dẫn khách hàng đăng nhập và mua hàng trên website, gọi hotline tư vấn, hay truy cập wifi…

Phần lớn các lỗi doanh nghiệp mắc phải đều là do họ chưa để tâm đến khách hàng đủ nhiều. Trong khi marketing cố gắng đẩy thông điệp xuất hiện trong tâm trí khách hàng một cách rõ ràng và khiến họ ghi nhớ, nhưng khách hàng không hành động gì cả, có nghĩa là chiến dịch marketing đã thất bại.

Theo ước tính, video có chứa CTA sẽ thu được số lượng click gấp 380% CTA xuất hiện trên sidebar của website. Cũng có nhiều báo cáo cho thấy rằng CTA giúp tăng doanh thu tháng đầu lên đến 80%.

Biên tập: FilmCiti
*Nguồn: adweek.com