Các cách để tạo dựng thương hiệu cho startup tốt hơn

Trào lưu Startup trong giới trẻ đang nở rộ mạnh mẽ. Trong năm 2017, Startup Việt đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam đứng thứ hai về thái độ tích cực với khởi nghiệp, khoảng 95%, so với trung bình thế giới chỉ 77% (Theo khảo sát của tập đoàn Amway phối hợp cùng trường đại học Technische Universitat Munchen (TUM), công ty nghiên cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumforschung (GfK)). Thế nhưng, đáng buồn thay là 80% các công ty startup không tồn tại được qua năm thứ 2 vì họ thiếu quá nhiều thứ: kinh nghiệm, nguồn vốn, kiến thức… Và lý do lớn nhất có lẽ là do thương hiệu chưa được nhiều người dùng biết đến và thương hiệu cũng chưa đủ mạnh so với đối thủ. Dưới đây là những gợi ý để củng cố thương hiệu cho startup và giúp họ xây dựng chiến lược thương hiệu đúng đắn hơn.

1. Tạo ra một nội dung và nghĩ ra một câu chuyện cho sản phẩm

Bạn có một sản phẩm sáng tạo cùng với những tính năng độc đáo, nhưng làm sao để bạn có thể khiến những người khác quan tâm và chú ý?
Sự thật là phần lớn các sản phẩm đều giống nhau và có ít điểm khác biệt. Điều duy nhất khác ở đây chính là đây là sản phẩm mà bạn làm ra chứ không phải của người khác. Nó cũng giống như là bạn có một đứa con vậy. Gần như những đứa trẻ khi mới sinh ra đều giống nhau, nhưng những phụ huynh vẫn đăng tải những hình ảnh nói về chúng lên Facebook thường xuyên, với sản phẩm cũng như vậy.

storytelling cho startup

Kể chuyện thổi hồn vào thương hiệu

Nhiều thương hiệu tập trung vào phát triển sản phẩm thay vì tập trung vào tăng cường nhận diện về sản phẩm đó và tạo ra những câu chuyện xoay quanh nó để chia sẻ với cộng đồng. Với việc biết được tính chất thị trường, vị trí của thương hiệu, điều gì có giá trị nhất sẽ tạo ra một bố cục nội dung tốt và đặc biệt việc khám phá ra những thông tin thêm để đưa vào nội dung sẽ nâng tầm của thương hiệu.

Một câu chuyện hay ho sẽ tạo ra điểm nhấn của bài toán thương hiệu hay sản phẩm đối với người xem. Đề cập tới những vấn đề mà người dùng gặp phải và biên tập chúng để tạo ra một câu chuyện có nội dung hấp dẫn sẽ tạo ra sự đồng cảm với khán giả. Rằng bạn hiểu được những vấn đề mà họ đang đối mặt và cũng đang nỗ lực để tìm ra giải pháp giúp cho họ. Chiếm được niềm tin của khách hàng sẽ tạo ra một kết nối mạnh mẽ đối với thương hiệu.

2. Có cho mình một sản phẩm tốt

Đối với bất kỳ một thương hiệu hay startup nào, điều đầu tiên cần phải chú ý đó chính là chất lượng. Sản phẩm của bạn có tốt thì khách hàng mới tin tưởng sử dụng. Và cho dù bạn có kiếm được nhiều khách hàng mới đến mấy mà sau khi sử dụng chất lượng sản phẩm không thể làm hài lòng được khách hàng thì củng cố thương hiệu cho startup có tốt cũng không thể khiến khách hàng quay lại. Và dù cho bạn có nỗ lực làm marketing tốt đến đâu nhưng nếu sản phẩm không như kì vọng thì cũng thật vô nghĩa. Thậm chí còn mang tiếng xấu cho những người chuẩn bị sử dụng sản phẩm của bạn. Rất nhiều startup trẻ đã lặp đi lặp lại điều này, đi vào những vết xe đổ của nhau mà không hề rút ra kinh nghiệm. Họ đầu tư quá nhiều thời gian và tiền của để hoàn thiện chiến lược marketing nhưng lại không tập trung đủ vào sản phẩm – thứ đem lại giá trị cho người dùng.

sản phẩm tốt với startup

Sản phẩm tốt là yêu tố giúp củng cố thương hiệu

3. Phân biệt giữa branding, marketing và PR

Mặc dù rằng làm thương hiệu là một phần tối quan trọng của một startup, thế nhưng nhiều founder của nhiều công ty vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm này và thậm chí họ còn bị nhầm lẫn giữa làm thương hiệu, làm marketing và làm PR trong doanh nghiệp.

Bà Linsey Fryatt, Giám đốc quản lý của Clarity PR ở Đức đã làm việc với nhiều công ty startup về công nghệ để tìm ra những chiến dịch về mẹo quan hệ truyền thông để tương tác với thông điệp và củng cố thương hiệu cho startup một cách hiệu quả hơn. Khi brainstorm với các client của mình, bà nói rằng có một số thứ về ý tưởng mà nó sẽ phù hợp với chiến lược marketing hiệu quả, nhưng không chỉ riêng PR. Marketing và Branding phải đi đầu để khiến mọi người ghi nhớ về hình ảnh của thương hiệu bạn và những giá trị mà bạn muốn đem lạ cho khách hàng để khiến họ đồng cảm với thương hiệu, tạo ra một mối liên kết tích cực.

Bà đã phân tích ba yếu tố kỷ luật của việc củng cố thương hiệu cho startup, branding bao gồm mọi thứ từ việc lựa chọn phông chữ, màu sắc của chữ cho tới việc lựa chọn những từ khóa để mô tả, trình bày về sản phẩm, trong khi đó marketing là đưa nhận diện thương hiệu của bạn ra bên ngoài và sử dụng những chiến lược để đạt được mục đích bán hàng. Còn với PR, nó đưa thương hiệu của bạn ra với công chúng, ví dụ như những thông cáo báo chí để tạo ra hiệu ứng tích cực đối với cộng đồng và củng cố thương hiệu cho startup.

4. Tự đặt ra câu hỏi cho thương hiệu của mình

Khi ban marketing của công ty bạn được thành lập thì cũng cần phải khảo sát về mục tiêu và đối tượng của công ty. Đâu là đối tượng mà bài toán thương hiệu phải giải đáp, đâu là đối tượng tiềm năng mà có thể trở thành khách hàng thân thiết của thương hiệu. Những ý nghĩ gì có thể sẽ xuất hiện trong đầu khách hàng khi lần đầu tiên họ nghe về thương hiệu của bạn. Bằng cách phân tích những điều này, nội dung PR sẽ chất lượng và có giá trị hơn.

Nhiều startup khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình và được hỏi về định hướng của công ty thì thường câu trả lời của họ rất trung trung, kiểu như tôi muốn công ty tạo ra một xu hướng mới, tôi muốn công ty của mình lớn mạnh nhất trong lĩnh vực. Những câu trả lời này không có nghĩa lý gì trong kinh doanh mà hoàn toàn mơ hồ, không chi tiết. Đầu tiên, hãy hỏi bản thân là bạn muốn thực hiện chiến dịch của công ty mình như thế nào? Các chiến lược định hướng trong ngắn hạn và dài hạn ra sao và sau bao lâu thì công ty sẽ có lãi? Đối tượng khách hàng ưu tiên, đối tác là ai và làm sao để hấp dẫn được các nhà đầu tư? Những câu hỏi càng chi tiết cùng với những câu trả lời thiết thực sẽ là tiền đề để một công ty startup phát triển vững chãi.

5. Nội dung tạo ra phải “có tiếng nói” với người dùng

Hầu hết những startup mới thành lập đều hầu như không được cộng đồng chú ý. Việc tạo ra nội dung có sức ảnh hưởng sẽ gây dựng một lượng khách hàng ban đầu của bạn, lắng nghe những thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Một nội dung có tiếng nói tức là nội dung đó được người dùng ghi nhận và phân tích. Việc người dùng quay lại và đón chờ những thông tin mới từ thương hiệu của bạn là minh chứng cho việc chiến lược củng cố thương hiệu cho startup đã tạo nên những tiếng nói riêng của brand trong lòng người xem.

6. Đầu tư vào đào tạo truyền thông để củng cố thương hiệu cho startup

Sau một thời gian startup hoạt động, công ty cần đầu tư vào chương trình đào tạo truyền thông để bảo vệ thương hiệu. Đối với bất kỳ công ty dù lớn hay nhỏ cũng cần chuẩn bị trước cho những sự cố tai nạn có thể xảy ra và sẵn sàng để vượt qua nó, để củng cố thương hiệu cho startup. Điều này không mất quá nhiều thời gian khi mà những thông tin cần thiết chỉ cần một vài buổi học là có thể hoàn thành. Chi phí training sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên và độ lớn của doanh nghiệp.

7. Lựa chọn tên thương hiệu

Có hàng triệu thương hiệu trên khắp thế giới và việc lựa chọn ra một cái tên đại diện cho thương hiệu của mình không phải là một chuyện dễ dàng. Thế nhưng không phải vì mục tiêu tạo ra một cái tên độc nhất mà đưa cho nó một cách gọi xấu xí, vô nghĩa hay tiêu cực.

cái tên củng cố thương hiệu cho startup

Đặt tên hơp lý tăng nhận diện thương hiệu cho startup

Hãy đầu tư một tên thương hiệu đơn giản, thu hút và dễ dàng ghi nhớ và không nên chứa quá nhiều ký tự. Một thương hiệu mới để được khách hàng biết đến đã khó, để khiến họ ghi nhớ một dòng chữ dài còn khó hơn nhiều. Hãy học tập những thương hiệu lớn trên thế giới, nó không quá phức tạp, dễ ghi nhớ mà vẫn truyền tải được tinh thần của thương hiệu đó. Như Samsung hay Facebook, đâu nhất thiết sử dụng những cái tên quá kêu mà vẫn gây được ấn tượng với khách hàng?

Đơn giản nhưng cũng cần phải khác biệt, không nên lựa chọn cái tên nào quá chung chung như “táo” vì nó khó có thể xuất hiện khi người nào đó google thông tin của công ty bạn. Kể cả Apple cũng không phải là cái tên gốc mà thương hiệu này giữ từ khi nó bắt đầu thành lập.

8. Thường xuyên tham gia vào các hội nghị về thương hiệu

Thông qua kênh B2B (Business-to-Business), startup có thể tìm ra những đối tác hay cổ đông có hứng thú với thương hiệu và điều này có ích cho việc xây dựng mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, khẳng định tên tuổi và tạo cơ hội truyền thông hơn về sản phẩm. Tham gia vào mạng lưới doanh nghiệp, các founder vừa có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, vừa phát huy và hoàn thiện những điểm mạnh, điểm yếu của một doanh doanh nghiệp còn non trẻ.

Việc phát triển thương hiệu cho startup cần rất nhiều nỗ lực và cố gắng. Không nên hướng doanh nghiệp phát triển nhanh quá khiến mất kiểm soát. Nhưng cũng không nên chậm quá vì startup yêu cầu sự mạo hiểm và tìm tòi cái mới. Và startup không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều được tự do, các founder vẫn phải theo những bộ khuôn tổ chức cụ thể thì mới tồn tại được.

Nguồn: Phương Anh Blog