Follower “ảo” trên kênh quảng cáo influencer: Thiệt hại nặng nề cho nhãn hàng

Trong tháng 6, tờ New York Times công bố mạng xã hội hình ảnh Instagram buộc hàng loạt dịch vụ like tự động trên Instagram như Instagress, PeerBoost, InstaPlus, Mass Planner, Fan Harvest phải đóng cửa vì con số những hoạt động “giả” với người theo dõi ảo (fake followers) khiến các nhãn hàng bị thiệt hại hàng triệu đô la đổ vào chỉ để... thu gom người tiêu dùng “giả” từ các influencers sử dụng thủ thuật này.

Instagram buộc hàng loạt dịch vụ like tự động trên Instagram như Instagress, PeerBoost, InstaPlus, Mass Planner, Fan Harvest phải đóng cửa.

Cuộc chiến follower ảo

Nếu một người nổi tiếng có được vài ngàn like, comment, share cho một bài đăng trên Facebook, Instagram, họ dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của nhà quảng cáo và nhãn hàng. Từ đó, các profile này có thể kiếm từ vài ngàn đến vài chục ngàn USD khi tham gia vào những chiến dịch quảng cáo có sử dụng kênh influencer. Biết được ý nghĩa quan trọng của những con số này, nhiều influencers không ngần ngại sử dụng đến các công cụ như bots comment tự động, fake followers, like tự động với giá rất rẻ để đạt được con số làm vừa mắt khách hàng.

Sau khi status được chia sẻ, brand và nhà quảng cáo có thể rất vui mừng khi đạt số KPI như mong muốn, đạt đúng lượng reach, share, like, comment, tăng followers, tăng fans đúng tiến độ. Nhưng con số lại có thể là sự lãng phí mà nhãn hàng không thể ngờ đến.

Đằng sau những con số follower đẹp mắt, hấp dẫn đó, một khảo sát của hãng Ahalogy tại Mỹ cho một nhãn hàng thời trang đã chi hơn 1 triệu đô la Mỹ mỗi năm để thuê các influencer quảng bá về sản phẩm của mình. Tuy nhiên, kết quả chỉ có 25% lượng người sử dụng mà các influencer tiếp cận được là đúng đối tượng mua hàng. Hầu hết số tiền chi ra lãng phí vào fake followers hoặc người dùng hoàn toàn chẳng có nhu cầu với sản phẩm. Đây là sự thiệt hại nghiêm trọng mà brand ít khi nào thấy được nếu không có khảo sát kỹ lưỡng sau những chiến dịch hoành tráng và những con số đẹp như ý.

Hầu hết số tiền chi ra lãng phí vào fake followers hoặc người dùng hoàn toàn chẳng có nhu cầu với sản phẩm. Nguồn: Finan Akbar.

Thị trường “like dạo”, mua bán like, bán follower ảo trở nên cực kỳ sôi động và công khai, mà bất cứ ai cũng có thể tìm đến chỉ bằng một cú pháp tìm kiếm trên Google. Những người muốn bước chân vào làng “influencer” không ngần ngại chi vài trăm đồng đến vài ngàn đồng cho một fan ảo để đạt đến con số 50k fan, 100k fan để được nhãn hàng để mắt tới. Số lượng chiêu thức tăng fan ảo ngày càng tinh vi và có thể “hô biến” cho một profile làm vừa lòng những brand chuộng sử dụng influencer nhằm kiếm tiền dễ dàng từ các chiến dịch quảng cáo cần đến người gây ảnh hưởng.

Gần đây, nhiều brand lớn buộc phải lên tiếng tuyên chiến với thị trường follower ảo. Gần đây, Procter & Gamble Co., đã gỡ những kênh digital ảo và không thể kiểm chứng khỏi chiến dịch truyền thông qua mạng xã hội của mình. Có đến 2 trong số những thương hiệu của P&G lọt vào top 10 đơn vị sử dụng influencer có lượng follower ảo cao nhất. Pampers xếp thứ 4 và Olay xếp thứ 10 trong danh sách này.

Follower ảo khiến nhãn hàng bị ảnh hưởng nặng nề sau những chiến dịch quảng cáo lớn. Nhãn hàng tưởng mình đạt được con số khán giả như mong đợi, nhưng lại thu về những kết quả kém khả quan và lệch hẳn khỏi mục tiêu chiến dịch. Nhãn hàng bị thiệt hại về tiền bạc, thời gian, thậm chí gây tổn hại về mặt hình ảnh thương hiệu. Chẳng hạn, một brand thực hiện chiến dịch quảng cáo nhắm vào quyền phụ nữ và sản phẩm chăm sóc phụ nữ, nhưng số lượng follower ảo mà họ đạt được lại toàn là... nam giới và hoàn toàn không có nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Hoặc thử tưởng tượng nếu brand cần thực hiện chiến dịch về sản phẩm bảo vệ môi trường nhưng cuối cùng lại kết thúc với hàng chục ngàn follower ảo từ influencer đang khoe ảnh các sản phẩm về... sừng tê giác hay áo lông thú trên tường nhà họ thì sao? – Những nguy cơ này đều có thể dễ dàng dẫn đến khủng hoảng về mặt hình ảnh thương hiệu mà brand phải vất vả giải quyết sau đó.

Trí tuệ nhân tạo xử lý “fan ảo”

Thấy rõ những rủi ro về follower ảo, con số “like dạo” giả, công nghệ Real Verify của Hiip - nền tảng Influencer Marketing đầu tiên và duy nhất dựa vào trí tuệ nhân tạo – có thể giải quyết triệt để bài toán đầy rủi ro và tốn kém đó. Công nghệ Real Verify của Hiip có khả năng làm thay đổi cục diện của các chiến dịch marketing dựa vào influencer hoàn toàn. Real Verify giúp kiểm chứng số lượng cũng như chất lượng của influencer là thật hay ảo, thông qua hàng loạt yếu tố và thông số như:

  • Hoạt động (activity): có ít hoặc không có hoạt động như một người dùng bình thường như đăng trạng thái, đăng ảnh, check-in, v.v...
  • Thông tin mô tả bản thân (bio): không có hoặc giống bất thường với một follower khác follow cùng một influencer
  • Hình ảnh (photo): ít hoặc giống bất thường với một follower khác follow cùng một influencer

Tính năng Real Verify độc quyền do Hiip sáng tạo và khai thác, từ đó có thể giúp nhà quảng cáo và khách hàng đánh giá được bản chất nền tảng của các fan mà một influencer nào đó hứa hẹn đem lại cho chiến dịch. Real Verify cũng giải quyết ngay từ đầu những rủi ro như tổn hại hình ảnh thương hiệu, tốn nhiều chi phí nhưng hướng sai đối tượng khách hàng hoặc bị lừa bởi “bẫy” của những influencer sử dụng bots để tăng con số “đẹp” nhưng không hề có người theo dõi trung thành thực sự.

Real Verify giúp kiểm chứng số lượng cũng như chất lượng của influencer là thật hay ảo, thông qua hàng loạt yếu tố và thông số. Nguồn: Phil Desforges.

Công cụ Real Verify giúp brand và nhà quảng cáo cân đong ngân sách phù hợp với từng influencer, sử dụng kênh của influencer đúng tiêu chí và từ đó tìm kiếm những khách hàng thực sự sẵn sàng có thiện cảm và sử dụng dịch vụ hoặc đón nhận thương hiệu.

Tìm hiểu thêm về Hiip và Real Verify để bắt đầu một chiến dịch marketing influencer có giá trị thật và hiệu quả thật.