Giải pháp an toàn thương hiệu trong thời đại số

Trong buổi khai mạc sự kiện F8 diễn ra ngày 1/5 vừa qua tại San Jose, Mark Zuckerberg đã dành ra không ít thời lượng để bàn về vấn đề tin ảo và bảo mật dữ liệu. Mark công bố rằng Facebook đang cố gắng khắc phục cũng như đầu tư một nguồn nhân lực lớn để giải quyết hai vấn đề này. Cùng với đó, các scandal gần đây về việc banner quảng cáo của các thương hiệu trên Youtube xuất hiện cùng với các nội dung mang tính công kích cho thấy mức độ nghiêm trọng của an toàn cá nhân và thương hiệu trong thời đại số. Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề an toàn thương hiệu và bảo mật dữ liệu vẫn chưa được chú ý đáng kể. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn làm rõ hơn định nghĩa của an toàn thương hiệu và cách thương hiệu có thể bảo vệ hình ảnh của mình tốt nhất khi đối mặt với vấn nạn này.

Thấu hiểu Brand Safety trong kỷ nguyên số

An toàn thương hiệu - Brand Safety - đòi hỏi quảng cáo của thương hiệu phải xuất hiện trong môi trường sạch, không mang tính chất công kích khách hàng. Theo IAB (Cục quảng cáo) khái niệm về an toàn thương hiệu không thuộc nhóm nội dung bên dưới:

  • Kỳ thị người khuyết tật, người cao tuổi
  • Gợi ý/ tạo điều kiện cho các hoạt động phi pháp
  • Chủ đề tín ngưỡng, tôn giáo
  • Vi phạm bản quyền
  • Chất kích thích (Thuốc/ rượu/ ma túy)
  • Hình ảnh cực đoan, bạo lực
  • Thao túng hệ thống đo lường
  • Phần mềm gián điệp/ virus
  • Chính trị
  • Nội dung từ người dùng quá khích
  • Nội dung chưa được kiểm duyệt
  • Sex
  • Nội dung mang yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu

Trong kỷ nguyên marketing thời đại số - digital marketing, quảng cáo trực tuyến cho phép công ty tiếp cận đối tượng mục tiêu đúng thời điểm với mọi mức ngân sách. Tuy nhiên, song hành với quyền lợi hấp dẫn là nguy cơ tiềm ẩn, khó kiểm soát.

Bài học từ YouTube

Vài năm trở lại đây, việc sử dụng các hình thức quảng cáo hiển thị trực tuyến trên nền tảng Facebook và YouTube là xu thế của các nhãn hàng nhờ ưu điểm có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu ở mọi thời điểm và không quá giới hạn về ngân sách. Tuy nhiên, hình thức này đang gặp rắc rối lớn vì có nhiều trường hợp quảng cáo của thương hiệu bị hiển thị chung với các nội dung không được kiểm soát, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thương hiệu.

Hồi tháng 3/2017, nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tuyên bố ngừng mọi hoạt động quảng cáo trên YouTube có nội dung liên quan đến chính trị. Tiếp sau đó, làn sóng tẩy chay YouTube bùng nổ tại Anh, Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu.

Sau scandal này, Google (công ty mẹ của YouTube) đã trấn an đối tác bằng việc tuyên bố sẽ tăng cường kiểm soát nội dung đăng tải trên YouTube. Trên thực tế, quảng cáo của Amazon, Microsoft và Chevrolet vẫn xuất hiện cùng đoạn video có tên “Những người da đen trong môi trường tự nhiên” với nội dung xúc phạm Malcolm X và Martin Luther King, những nhà hoạt động nhân quyền gốc Phi nổi tiếng ở Mỹ. Điều này tiếp tục tạo nên sự phẫn nộ của dư luận.

Câu chuyện của YouTube chỉ là phần nổi của tảng băng chìm an toàn thương hiệu - Brand Safety. Vào tháng 3 năm nay, Facebook tiếp tục làm dư luận nóng lên vì scandal lộ thông tin người dùng. Nhiều thông tin cho thấy, ít nhất 87 triệu người dùng Facebook bị thu thập dữ liệu khi chưa được cấp phép.

Trong đó các quốc gia gặp phải vấn đề này nhiều nhất là Mỹ, Philippines, Indonesia, Anh, Mexico, Canada, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và Australia. Việt Nam có 427.446 tài khoản người dùng bị thu thập dữ liệu. Hiện nay, tuy vẫn chưa kết luận chính thức cuối cùng từ các nhà chức trách, nhưng vụ việc ảnh hưởng không nhỏ đến các thương hiệu khai thác quảng cáo trên nền tảng này.

Theo một thống kê năm 2017, YouTube và Facebook chiếm gần 80% thị phần ngành quảng cáo tại Việt Nam. Trong bối cảnh báo giấy suy giảm, còn quảng cáo trên truyền hình lại có chi phí cao, xu hướng này được dự đoán vẫn tiếp tục tăng mạnh. Mỗi phút trôi qua có trung bình 400 giờ video được đăng tải trên YouTube, đến từ hơn 350 triệu kênh trên toàn cầu và chỉ riêng Việt Nam đã có tới 78.000 kênh.

Tuy nhiên, khi xét đến mức độ rủi ro thương hiệu (Brand Risk), display ads tại Việt Nam lại đứng vị trí thứ 3 (chỉ sau Malaysia và Indonesia). Quảng cáo video nằm ở top 2 với mức độ rủi ro là 13,2% (cao hơn 4,3% so với mức trung bình toàn cầu). Đây là con số báo động khiến các doanh nghiệp cần cân nhắc khi quyết định có nên tiếp tục sử dụng YouTube hay không.

Trước những rào cản trên, các marketer sẽ buông xuôi, hay tìm kiếm 1 nền tảng quảng cáo trực tuyến khác? Nếu chọn vế sau, bạn không nên bỏ qua nội dung bên dưới.

Giải pháp nào đảm bảo an toàn cho thương hiệu?

Bước vào năm 2018, các marketer mong đợi sự hoàn thiện của programmatic advertising (tự động hóa trong việc mua bán quảng cáo hiển thị), đặc biệt trong vấn đề đảm bảo an toàn thương hiệu với chính sách minh bạch cho publisher (nhà xuất bản) và nguyên tắc tối giản đối các advertiser (nhà quảng cáo).

Thực tế, việc bảo đảm an toàn thương hiệu trên quảng cáo phức tạp hơn khi có các đơn vị trung gian tham gia. Global publishers (các nền tảng quảng bá đa quốc gia) có độ phủ sóng cao và rộng, nhưng kèm theo đó là quy trình làm việc cồng kềnh và tốn thời gian. Giải pháp trong tình thế này là cần tìm đến những nền tảng quảng cáo có thể tối ưu được vấn đề bảo vệ hình ảnh thương hiệu chẳng hạn như các công ty ad network quy mô nhỏ hơn hoặc local publishers – nhà xuất bản nội địa. Sự uy tín, độ phổ biến và quy trình kiểm soát nội dung đăng tải chặt chẽ là những yếu tố mà thương hiệu cần lưu ý khi lựa chọn đối tác quảng cáo.

Adtima - Premium publisher hàng đầu Việt Nam nổi lên là một ứng viên sáng giá cho các thương hiệu. Không chỉ sở hữu những lợi thế trên nêu trên, Adtima còn nắm trong tay các platform di động đứng đầu Việt Nam như: Zalo; Zing.news (trang báo điện tử uy tín top 2), Zing.mp3 (trang nghe nhạc trực tuyến số 1), Baomoi (ứng dụng đọc tin tức số 1),… điều này sẽ giúp thông điệp quảng cáo của thương hiệu không những có khả năng tiếp cận mạnh mẽ mà còn được đội ngũ quản trị chuyên nghiệp giám sát nội dung, tránh xảy ra các trường hợp gây ảnh hưởng hình ảnh thương hiệu. Đặc biệt, khi khai thác quảng cáo trên Zalo, quyền riêng tư của người dùng và thương hiệu khai thác quảng cáo được bảo mật tuyệt đối. Adtima đảm bảo 100% không cung cấp thông tin, không scan/ sao chép lịch sử tin nhắn, cuộc hội thoại của khách hàng cho bất kỳ ai.

Bài toán bảo vệ hình ảnh thương hiệu là nỗi bận tâm của rất nhiều nhãn hàng, nhất là trong thời đại số. Hãy để Adtima đồng hành cùng bạn giải bài toán này. Kết nối với chúng tôi ngay hôm nay!

Nguồn Adtima tổng hợp