Poca - Nông sản đơn giản là "ngon"

Poca - Nông sản đơn giản là ngon
Thông tin chiến dịch
Brand:
Poca

Loại chiến dịch:
CSR

Client:
Suntory PepsiCo

Ngành hàng:
Bánh snack

Thị trường:
F&B

Thời gian:
10/2017

Nông sản đơn giản là "ngon" là dự án kể chuyện được thực hiện bởi Xanh Marketing và được tài trợ bởi thương hiệu snack khoai tây Poca. Đó không chỉ là những thước phim đẹp và xanh ngát về những cánh đồng nông sản Đà Lạt,  mà còn là những câu chuyện sâu hơn, “đẹp” hơn đằng sau 10 năm nỗ lực của các kĩ sư nông nghiệp, cả những câu chuyện đời thường nhẹ nhàng về các cô, các chú, anh chị và cả những cô cậu bé nông dân vẫn đang làm hằng ngày trên vùng đất cao nguyên.

Bối cảnh

Lâm Đồng hiện có hơn 62.000 ha đất trồng rau với sản lượng 2 triệu tấn/năm. Nông sản Lâm Đồng từ lâu đã được xem là một thương hiệu có mặt khắp các tỉnh thành trong nước từ Bắc đến Nam. Năm 2016, gần mười ngàn tấn rau củ đã từ Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lộc đi khắp Sing, Thái, Đài Loan, Nhật Bản,...

Hơn 10 năm qua, Poca (PepsiCo) đã tâm huyết đầu tư và phát triển khá nhiều dự án nông nghiệp ở Lâm Đồng. Năm 2017, Dự án Nông sản đơn giản là "ngon" ra đời dưới sự kết hợp giữa Poca và Xanh Marketing như một cột mốc đánh dấu để kể về hành trình của những củ khoai tây hay bất kì loại nông sản nào khác trên mảnh đất cao nguyên.

Dự án cũng thuộc tổng thể chiến dịch Đời đơn giản là "ngon" của Poca Vietnam trong năm vừa qua.

Mục tiêu

Là một dự án kể chuyện, Nông sản đơn giản là "ngon" như một thước phim thuật lại quá trình gieo trồng, chăm sóc ruộng đồng của người nông dân để đưa nông sản ra chợ và khắp nước ở Đà Lạt, Đơn Dương (Lâm Đồng). Qua đó, thể hiện được sự tự hào, gắn bó của người dân Lâm Đồng trong việc tạo ra nông sản từ đất, khí hậu mà thiên nhiên ban tặng.

Trong mỗi giai đoạn từ đồng ra chợ đều khắc hoạ rõ ràng cuộc sống, công sức, nỗi lo toan nhọc nhằn của người dân. Từ đó thể hiện được sự tri ân của họ với thiên nhiên, với sự ủng hộ của công chúng đối với nông sản Đà Lạt.

PepsiCo đóng vai trò như một người ủng hộ thầm lặng, đầu tư và quan sát sự phát triển nông nghiệp ở Lâm Đồng trong suốt 10 năm qua.

Insight

(1) Chúng ta đều đã được nghe kể, tiếp xúc hoặc thân thuộc với một vài loại nông sản nào đó ở những vùng đất nào đó trên đất nước mình. Nhưng chúng ta có thể sẽ quan tâm hơn một chút đến quá trình, kể từ khi nông-sản còn là một hạt giống được gieo ngoài đồng, lớn lên, thu hoạch, ra đến chợ, cơ sở chế biến, xuất khẩu, sau đó xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Chúng ta muốn biết quá trình ấy diễn ra ở những đâu, như thế nào, gắn liền với nụ cười, giọt mồ hôi, niềm vui, sự lo lắng, gia đình, cuộc sống của người nông dân ra sao… 

(2) Đà Lạt là một vùng đất rất được yêu mến và có nhiều câu chuyện đầy thú vị mà mọi người muốn chia sẻ và lắng nghe.

Creative Idea

Đà Lạt vốn là một vùng đất được nhiều người đem lòng yêu mến, và cũng là nơi mà người nông dân tại Lâm Đồng trong 10 năm qua đã có hàng ngàn cuộc nói chuyện cùng các kỹ sư nông học (Poca/PepsiCo). Những cuộc nói chuyện với vô số cuộc thử nghiệm để tìm các giống khoai mới, để xem mức độ phù hợp,... là một hành trình đầy cảm hứng.

Nông sản đơn giản là "ngon" sẽ bắt đầu câu chuyện về khoai tây, xem đây là chương đầu tiên của chuyện kể về nông sản ở cao nguyên. Câu chuyện sẽ bắt đầu với các video dẫn dắt và được cập nhật liên tục sau đó để cho thấy toàn cảnh về đất và người nông dân ở cao nguyên. Câu chuyện khoai tây là câu chuyện dẫn nhập và là nền tảng đầu tiên để chia sẻ một góc nhìn mang tính tổng thể về toàn bộ dự án.

Hoạt động thực thi

Dự án chọn điểm đầu tiên trong hành trình của mình là Lâm Đồng – vựa nông sản nổi tiếng của cả nước để bắt đầu, lý do không có gì khác ngoài sẽ có thật nhiều chuyện để kể tại vùng đất mà nhiều người đã lỡ yêu.

Bắt đầu dự án là 3 tập phim nhỏ, mỗi tập chỉ vài ba phút. Và rất nhiều câu chuyện nho nhỏ khác đã lớn lên cùng dự án, những câu chuyện của mỗi người về đất cao nguyên, về con người và nông sản. Những câu chuyện được kể theo một phong thái giản dị, như cái tên “Đời đơn giản là..”. Đó là những khoảnh khắc đi loanh quanh, ghi lại vài câu chuyện về việc nông sản Việt Nam vốn có như thế nào, rồi kể lại như thế đó.

Dự án còn tạo ra cơ hội để những bạn trẻ yêu mảnh đất lỡ cao hơn những mảnh đất khác này kể về câu chuyện riêng của mình qua Cuộc thi Đà Lạt đơn giản là "ngon". Mọi người bắt đầu truyền tai nhau những câu chuyện nông-sản-đơn-giản là-“ngon”, ngon miệng, ngon mắt, ngon đến cả quá trình mang đến cho chúng ta.

Content Video

Tập phim ngắn đầu tiên mang tên Đà Lạt đơn giản là "ngon" - những thước phim về một thành phố cao nguyên xinh đẹp nhưng gần gũi, bình dị và ấm áp tình người.

Tập phim ngắn thứ hai Nông sản đơn giản là "ngon" kể về hành trình từ ruộng ra chợ của nông sản, về những nỗ lực mưu sinh và cả tình yêu dành cho nông sản của những người nông dân nơi đây.

Tập phim ngắn thứ ba Hành trình khoai tây trên đất cao nguyên - là lời kể của các kỹ sư nông học ở Đơn Dương, Lâm Đồng về hành trình hơn mười năm từ khi đi khắp cao nguyên để tìm kiếm vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với nông sản, học cách trồng khoai cùng bà con nông dân, thuyết phục bà con thử những giống cây trồng mới, làm sai rồi sửa, cho đến những mùa vụ bội thu và lòng tin và sự yêu quý lẫn nhau.

ĐÀ LẠT ĐƠN GIẢN LÀ "NGON"
NÔNG SẢN ĐƠN GIẢN LÀ "NGON"
HÀNH TRÌNH KHOAI TÂY TRÊN ĐẤT CAO NGUYÊN

Print

Một số ấn phẩm nho nhỏ như namecard, phiếu hướng dẫn bảo quản,... với dòng chữ Nông sản đơn giản là "ngon" được gửi tặng các cô chú tại chợ Đà Lạt.

Print
Print
Print

Out of Home

Lên Đà Lạt, đi ngang góc đường Hải Thượng - Hai Bà Trưng và Ba Tháng Hai, bạn sẽ thấy một góc nho nhỏ nơi dự án Nông sản đơn giản là "ngon" tự hào đồng hành cùng nông sản Lâm Đồng.

Billboard
Billboard

Social

Cuộc thi ảnh Đà Lạt đơn giản là "ngon"

Là một cuộc chơi nho nhỏ dành cho những người yêu Đà Lạt, một hoạt động mà qua đó có thêm nhiều câu chuyện, nhiều bức hình kể về Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng,… nơi vùng đất cao nguyên lỡ cao hơn những vùng khác.

Chủ đề ảnh có thể là đất, là cà phê, là trà, là nông sản, là con người và những sinh hoạt bình dị mỗi ngày,... theo định nghĩa đơn giản và “ngon” của Đà Lạt qua góc nhìn của mỗi người.

Website: http://nongsandongianlangon.com

Fanpage: https://www.facebook.com/nongsandongianlangon

 

Bình chọn ảnh trên website
Hình ảnh cuộc thi trên fanpage dự án

PR

Dự án được đưa tin trên các trang báo mạng lớn như Kenh14, Zing, Báo mới,... Các content clip cũng được chia sẻ trên nhiều trang fanpage lớn.

Zing
Baomoi
Kenh14
Thu hút được hàng nghìn lượt chia sẻ và vô số bình luận đồng cảm trên mạng xã hội.
Thu hút được hàng nghìn lượt chia sẻ và vô số bình luận đồng cảm trên mạng xã hội.

Kết quả

Giữa những campaign hào nhoáng và rực rỡ, sự giản dị và gần gũi của Nông sản đơn giản là "ngon" đã thu hút sự quan tâm và không ít tình cảm từ người tiêu dùng. Những mẫu chuyện nhỏ của dự án đều được đón nhận và phản hồi tích cực. 

Content clip 1:

  • Tổng view: 1,280,760 (Facebook: 1,231,870, YouTube: 48,890)
  • Tổng share: 6,518
  • Total seedings view: 666,870
  • Total seedings page: 17
  • Total KOLs: 2 (Phan Ý Yên, BeP)
  • Total groups shared: 39

Content clip 2:

  • Tổng view: 2,043,248 (Facebook: 2,014,609, YouTube: 28,639)
  • Total seedings view: 547,248
  • Total seedings page: 13
  • Total groups shared: 11

Content clip 3: 

  • Tổng view: 325,427

Website:

  • Page views: 27,536
  • Session: 13,348

Contest:

  • Số người dự thi: 89

Lời bình:

Từ đâu đó rất lâu trước đây người Pháp đã đem khoai tây đến Đà Lạt. Khoai tây không mới, nhưng làm sao để trồng khoai tây nhiều hơn, làm sao để người nông dân có thể mưu sinh được bằng khoai tây và làm sao để có thể biến một vùng đất thành vùng nguyên liệu cung cấp khoai tây cho snack Poca. Đó là hành trình mà những kỹ sư nông học của PepsiCo đã đi trên đất cao nguyên trong suốt mười năm trời. Là một dự án CSR do Xanh thực hiện với sự tài trợ của Poca, Nông sản đơn giản là "ngon" đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi kể lại hành trình đó một cách trọn vẹn và đầy cảm hứng, hình ảnh của snack khoai tây Poca không còn gói gọn trong vị thơm ngon giòn rụm mà còn đậm đà một vị "ngon" rất tình người.

Đang tải thảo luận...