Social Buzz - Gangnam Style và các chiến dịch "ăn theo" của nhãn

Chưa đầy 6 tháng kể từ khi ca sỹ PSY chính thức ra mắt video clip GangNam Style (15/07/2012), nó đã gây nên một cơn sốt toàn cầu: "người người nhảy Gangnam style, nhà nhà tập Gangnam style". Sự phổ biến của nó đã góp phần đưa danh tiếng PSY vượt ra ngoài biên giới Hàn Quốc và ngang hàng với các ngôi sao lớn trên Thế Giới. Hãy xem, sau gần 6 tháng siêu phẩm nhạc điện tử của Hàn Quốc này đã gầy dựng tầm ảnh hưởng lớn như thế nào đến Thế giới hiện đại nhé!

Cán mốc 100 triệu lượt xem trong 52 ngày. (Nguồn: Youtube)

Chắc Justin Beiber sẽ rất buồn khi video bài hát Baby của anh đã bị Gangnam Style đánh bại khi Baby mất đến 56 ngày để chinh phục 100 triệu lượt xem trên Youtube. Các vị trí trên bao gồm Kony 2012 (chỉ mất 6 ngày), bài thi của Susan Boyle trong Britan got’s Talent, Bad romance của Lady Gaga và cô nàng siêu anti - Rebecca Black với nhạc phẩm Friday.

Và cũng đáng ngạc nhiên là đến 96% lượng khán giả Youtube đánh giá tích cực về đoạn video này.

Những người trẻ tuổi là đối tượng người xem chính của đoạn video này (2 nhóm tuổi chủ chốt là 21 - 24 và 25 - 34). Trong đó 62% tỉ lệ người xem là Nữ giới.

Số lượt nhắc tới trên twitter có ngày cao nhất lên đến 97.687 tweet/ ngày (đầu tháng 9/2012)

Phần thưởng xứng đáng cho PSY

Với 6 tháng quá thành công của Gangnam Style đã mang về cho ca sỹ PSY hơn 7,9 triệu USD. Số tiền đó đến từ nhiều nguồn bao gồm khoảng 4,6 triệu USD mà PSY đã ký kết quảng cáo cho các công ty điện tử quê nhà như Samsung và LG… (theo ước tính của Chung Yu-seok, chuyên gia từ công ty chứng khoán Kyobo).

Ngoài ra còn một số khoản thu khác mà PSY có thể nhận như:

Hãng thông tấn AP trích lời trang Tubemongul thì với trên 880 triệu lượt xem trên youtube, trung bình chi phí các nhà quảng cáo phải trả 0,001 USD cho mỗi lượt xem thì ca sỹ Psy và Google mỗi bên sẽ nhận một nửa khoảng tiền tương đương 870.000 USD.

Còn theo Apple, thì lượt tải bài hát Gangnam style trên Itune đã đạt 2,7 triệu lượt như vậy ông sẽ nhận về khoản 2,3 triệu USD nữa (thông thường Apple sẽ nhận 30% tổng doanh số bán ra).

Ngoài ra các dịch vụ nhạc số tại Hàn Quốc và lợi nhuận từ việc phát hành CD cũng mang về cho ông lần lượt là 61.000 USD và 50.000 USD vào thu nhập năm nay.

Top 5 quốc gia “nghiện” Gangnam style nhất.

Đến các chiến dịch "ăn theo" của nhãn

Nhiều người cho rằng chính thành công của Gangnam style đã khơi nguồn cho một trào lưu mới là Sexy Marketing. Các nhà quản lý truyền thông xã hội của các thương hiệu lớn ở khắp nơi trên thế giới đã ăn theo sự thành công mang tính quốc tế của điệu nhảy ăn khách này, và truyền cảm hứng vào các chương trình quảng cáo của họ.

Các mốc thời gian mà các thương hiệu nổi tiếng tung ra các chiến dịch quảng cáo “ăn theo” đà tăng trưởng của bài hát Gangnam style trên Youtube.

Trên Facebook, tầm ảnh hưởng của Gangnam style lên hoạt động tiếp thị của các thương hiệu lớn cũng diễn ra rầm rộ không kém. Tiêu biểu nhất là hình ảnh chú robot nhảy ngựa – Gangnam style đã được lồng ghép vào quảng cáo trên fanpage của Intel và thật bất ngờ khi chỉ sau 2 tháng, hình ảnh này đã thu về lượng tương tác cực lớn (bao gồm gần 510.000 like, hơn 13.000 lượt comment và hơn 41.000 lượt share).

“Tôi nghĩ rằng điều ấy đem lại hiệu quả cho chúng tôi, cụ thể bởi vì chúng tôi chèn thương hiệu của mình vào các hình, theo cách mà những người hâm mộ của chúng tôi cảm thấy như là họ đang tham gia vào trải nghiệm này vậy.” Jennifer Lashua, Chiến lược gia về truyền thông xã hội toàn cầu của Intel cho hay trong một bài phát biểu.

Ngoài ra, các thương hiệu lớn khác Samsung, LG, Red Bull, Mc Donald's, Nescafe, KFC, StarBucks, Pizza Hut... cũng có những hoạt động và hình ảnh ăn theo GangNam style, kết quả thu được khiến các nhà làm thương hiệu phải giật mình.

Quảng cáo tủ lạnh Samsung

Bao bì sản phẩm khoai tây rán McShaker của McDonald's. Trên đó kèm theo hướng dẫn cách dùng điệu nhảy của Psy để trộn gia vị vào khoai tây.

Quảng cáo AXE của học sinh Mỹ

Quảng cáo kẹo M&M Chocolate

PHAPMONG

Bài viết do bạn đọc Bùi Huỳnh Minh Phong chia sẻ, được tổng hợp từ Mashable, Infoghraphic từ Unmetric và New Media.

Brands Vietnam