5 lý do dẫn đến sự thất bại của những người làm sáng tạo

Dù thích hay không, chúng ta đều thất bại. Nhưng việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao sẽ giúp ngăn chặn điều đó xảy ra lần nữa.

Sự sáng tạo của chúng ta là một mớ hỗn độn mỏng manh. Càng khó khăn trong quá trình đưa ra ý tưởng, chúng ta càng dễ sụp đổ khi những ý tưởng đó thất bại. Thị trường truyền thông là một chiến trường khốc liệt, chúng ta đều biết điều đó từ khi bạn xin được công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp Đại học cho đến khi bạn đấu tranh cho ghế CMO hay Giám đốc sáng tạo.

Hơn nữa, trong lĩnh vực social media, khách hàng là nhà phê bình khắc nghiệt nhất (nhưng có giá trị nhất) của bạn. Khi sản phẩm bạn thiết kế cho một nhãn hiệu nào đó rơi vào thất bại trên một kênh mạng xã hội với 40 triệu follower, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy như bị hàng trăm mũi dao đâm thẳng vào mình vậy.

Không có một cách nào có thể ngăn chặn sự thất bại trong việc làm truyền thông. Trái lại, việc thất bại lại được khuyến khích, hãy nhìn bức tường lớn với thông điệp “Fail Harder” tại triển lãm Weiden+Kenedy mà xem!

Cách đây không lâu một khách hàng đã nói với tôi rằng chúng ta đã không làm công việc này nếu chúng ta không “lùi về phía trước”. Ở nơi tôi làm việc, “Sai để Đúng” là một trong số những thần chú của chúng tôi. Những sai lầm ta mắc phải luôn là một phần của quá trình làm việc, nhưng học hỏi từ những thất bại mới là điều then chốt làm tăng nhuệ khí và sự thành công của ta trong công việc, vì việc xoay chuyển tình thế đúng đắn sẽ giúp ta giảm thiểu rủi ro và tăng tỷ lệ thành công.

Dưới đây là 5 lý do đẫn đến sự thất bại của người làm sáng tạo – những điều mà tác giả đã mắc phải ít nhất 1 lần trong sự nghiệp của mình, và rất có thể sẽ còn lặp lại… Cùng khám phá nhé!

1. Bạn quá tập trung vào những thứ lớn lao

Tôi đã gặp phải điều này quá nhiều lần, những copywriters trẻ tuổi hiểu biết khá nhiều về nền công nghiệp truyền thông hay những chuỗi giải thưởng, tuy nhiên họ lại không trau dồi nhiều về kỹ năng viết lách.

Thường thì những sản phẩm của họ khi đọc lên nghe như những dòng công thức từ những chiến dịch nổi tiếng của Nike hay Apple, nhưng lại không tốt đến như vậy. Sanam Petri của W+K (hay còn gọi là RGA) đã có một bài viết hết sức sâu sắc về vấn đề này trên tờ Guardian.

Những nhà truyền thông giỏi nhất mà tôi biết đều là những người muốn tạo ra những thứ mới mẻ. Tất nhiên, công việc của chúng ta là giải quyết vấn đề về thương hiệu, nhưng làm việc đó với một niềm đam mê đích thực, với khát khao tạo ra thứ gì đó thực sự làm lay động con người (khiến họ cười, khiến họ khóc, kiến họ mua sản phẩm) mới là điều quan trọng nhất.

2. Bạn đang quá nghiêm khắc với bản thân

Những người làm sáng tạo không nên quá nghiêm khắc với chính mình.

Rất khó để nói với một người làm sáng tạo rằng họ đang quá nghiêm khắc với bản thân. Nên nhớ, đây là thương hiệu của họ – thứ được đóng dấu trade-mark lên trên đó, là thứ “nước cốt” được chắt lọc ra từ chính khối óc của họ. Để tôi nhấn mạnh sự nghiêm trọng của điều này, thứ nước cốt ấy là nguyên liệu chính của những món ăn tinh thần mà họ làm ra!

Nền công nghiệp mà chúng ta đang sống được xây dựng trên những giọt nước cốt của từng người, từng người một trong chúng ta. Bạn đã nghiến răng để chắt lọc chính mình rồi chứ? Chính lúc này, hãy bình tĩnh lại. Thả lỏng là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn làm tốt công việc sáng tạo của mình. Làm thế nào để thả lỏng ư? Hãy đánh thức đứa trẻ bên trong bạn, hãy làm mọi thứ thật đơn giản thôi, chỉ cần bản năng và niềm đam mê là đủ.

Để trải nghiệm và thư giãn, hãy bắt đầu mỗi ngày mới với một nụ cười. Bị căng thẳng là điều dễ dàng xảy đến khi ta có deadline hay gặp phải một vấn đề không rõ ràng, nhưng sau tất cả chúng ta cũng chỉ sử dụng marketing như một lối thoát nghệ thuật, vì vậy hãy thử vui vẻ với nó một lần xem.

3. Bên cạnh công việc chính, bạn không có một công việc sáng tạo nào khác

Chắc chắc phải có thứ gì đó khác trong cuộc sống của bạn chứ. Bạn là một photographer? Một đầu bếp? Một người làm vườn? Dành thời gian để làm những thứ cho riêng bản thân mình là điều vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp bạn duy trì cảm hứng và dẫn đến những tác động tích cực đến công việc sáng tạo thương mại bạn đang làm.

Instagram hầu như chẳng đòi hỏi bạn phải nỗ lực gì, nhưng ít nhất nó làm cho chúng ta phải tư duy về hình ảnh và tiêu đề một cách thường xuyên, mỗi khi ta tung lên trên đó một tấm hình. Tôi cũng nhận ra rằng blog sẽ giúp ích một cách ngoài sức tưởng tượng trong việc thỏa mãn ham muốn sáng tạo, những sản phẩm truyền cảm hứng của những người khác có thể tác động đến công việc hàng ngày của mình.

Một số địa chỉ mà tôi hay theo dõi:

Đúng vậy, tôi là một fan bự của Tumblr.

4. Bạn không học hỏi từ #thấtbại của mình

Fail Harder: Sau đó thì sao? Nếu bạn không nhìn vào những sai lầm của bản thân một cách nghiêm túc, và điều chỉnh nó dựa trên phản hồi, thi bạn đã không chỉ “fail hard” đâu, bạn còn “fail bad” nữa đấy. Các công ty trao mũ của họ cho những người có khả năng phân tích công việc và lấy lại tin thần một cách nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông xã hội, nơi mà bạn có một quyền lực xa xỉ – khả năng điều chỉnh nhanh chiến lược và xoay ngược tình thế dựa trên phản ứng của khách hàng.

Những người làm sáng tạo cứng nhắc sẽ dính vào phương thức làm theo bất cứ những gì người khác nói. Ngược lại, những người có sự nghiệp như một cuộc cách mạng và học hỏi không ngừng sẽ không những tiếp tục phát triển, mà còn có một tuổi thọ lâu dài trong ngành.

5. Này này! Bạn đang không lắng nghe đấy!

Hãy lắng nghe mọi thứ và ghi chép lại, ý tưởng sẽ bật ra trong trong đầu bạn mỗi khi cần.

Đây là khoảng thời gian tuyệt vời cho sự sáng tạo. Chúng ta có thật nhiều nguồn cảm hứng, từ Tumblr, tới Pinterest, tới We Heart It, tới Instagram. Việc kết nối với những người làm sáng tạo khác và học hỏi họ chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Khách hàng, những khán giả cuối cùng của chúng ta, chính là những cuốn sách mở. Nhưng điều đó còn tùy thuộc vào sự chú ý của bạn. Hãy dành thời gian lắng nghe danh sách tập hợp của những ý tưởng thô được post lên và viết tay lại theo cách của bạn, vẽ ra ý tưởng mỗi ngày.

Lắng nghe là một yêu cầu tất yếu để thành công. Một ý tưởng tốt, hay một mảnh đất đang được khai phá của những feedback có thể đến từ bất cứ đâu. Những người lập kế hoạch chính là bạn bè của ta. Những nhà sáng tạo non trẻ là tương lai của chúng ta.

Sự phê bình nghiêm khắc, tuy rất khó để tiếp nhận đối với một ngời làm sáng tạo, nhưng lại là một cơ hội để phát triển. Ai là người không muốn phát triển một cách sáng tạo chứ? Dù lâu dài hay ngắn ngủi, với sự nhận thức được những thói quen xấu và khuynh hướng kìm hãm sáng tạo, những nhà sáng tạo có thể giải quyết công việc của họ với một cái nhìn hoàn toàn tươi mới.

Rick Albano / Creative Blog (Việt hóa bởi Jann)
Nguồn RGB.vn