Thăng tiến trong nghề nghiệp: Cách nghĩ để thành công (Phần 4)

Thăng tiến trong nghề nghiệp: Cách nghĩ để thành công (Phần 4)

Khi giai đoạn 2 kết thúc, bạn sẽ bước vào chặng cuối của con đường. Khác với suy nghĩ của bạn, giai đoạn này không hoàn toàn vô nghĩa, nó thể hiện giá trị toàn bộ quá trình và cho bạn vai trò mới trong hành trình sự nghiệp của mình.

Giai đoạn 3: Chuyển giao

  • Kế nghiệp
  • Cho lời khuyên
  • Truyền đạt
  • Cố vấn
  • Luôn đổi mới

Thông thường, những năm cuối cùng của sự nghiệp thường được đánh dấu bằng những ngày chờ nghỉ hưu buồn bã. Theo quan điểm riêng, tôi nghĩ giai đoạn 3 của sự nghiệp rất ý nghĩa và bền vững, nhưng nó cần có sự định hướng, chuẩn bị đúng đắn cho những điều sắp đến.

Mục đích ở giai đoạn này là sự chuyển giao: Kết thúc quá trình tìm kiếm người kế nghiệp, từ vai trò giám đốc hay dẫn dắt, giờ đây bạn là người cố vấn.

Đây là thời điểm chàng sinh viên ngày nào trở thành người thầy, người học hỏi trở thành tham vấn, trưởng nhóm trở thành người góp ý kiến đáng giá.

Kế nghiệp: Tôi làm gì để trang bị cho thế hệ tiếp theo để thành công trong công ty? Có thể liệt kê hàng hoạt công việc như từ sự chuyển giao các nhiệm vụ đơn giản cùng những bài học có được, cho đến khả năng lãnh đạo cũng như quyền sở hữu.

Mục đích ở giai đoạn này là sự chuyển giao: Kết thúc quá trình tìm kiếm người kế nghiệp, từ vai trò giám đốc hay dẫn dắt, giờ đây bạn là người cố vấn.

Tư vấn và cố vấn: Các công việc và cuộc hẹn tư vấn sẽ rất thú vị ở giai đoạn 3 nếu bạn có thể đảm đương, nhưng bạn cần xem xét các kinh nghiệm và mối quan hệ đã tích lũy được ở giai đoạn 2. Ngày nay nhu cầu tìm kiếm các cố vấn cấp cao luôn hiện hữu. Theo đó là sự cạnh tranh gay gắt mang chúng ta trở lại với câu hỏi chua cay của eBay: “Bây giờ bạn đã trang bị đủ kỹ năng và mối quan hệ cần thiết để người ta sẵn sàng trả cho bạn 1 đống tiền chưa?” Không ai trả tiền chỉ để nghe bạn nói hay mời bạn về ngồi không trong hội đồng quản trị. Bạn cần phải chứng tỏ giá trị và kinh nghiệm của mình.

Dạy học: Đối với tôi, dạy học là một phần tưởng thưởng cho kinh nghiệm ở giai đoạn 3. Hãy nghĩ xa hơn về những điều bạn biết và những người bạn dạy. Bạn có thể nhắm đến công việc “đạo mạo” như giáo sư đại học hoặc gần gũi hơn như việc dạy các lớp nhỏ. Các trường dành cho người đi làm có hàng trăm khóa học về kinh doanh, nghệ thuật, ngôn ngữ, kỹ năng sống, sở thích và kỹ thuật. Bạn sẽ dạy ngành nào?

Cộng đồng: Gần đây, những người về hưu thường nói về hy vọng được tham dự vào một vài ủy ban của cộng đồng nhưng họ giật mình khi thấy vai trò này sẽ cạnh tranh và được đòi hỏi nhiều thế nào. Thật ra, tôi không muốn bất kỳ ai trong ủy ban chỉ ngồi và làm chủ tịch, tôi muốn một tình nguyện viên có thể nói họ muốn góp phần vào nhiệm vụ thú vị này thế nào. Bạn cần phải năng động hơn, hãy thực hiện công việc, đóng góp công sức và bạn sẽ không bị thẩm tra ngược lại.

Để giai đoạn 3 trở nên hiệu quả, bạn phải đổi mới và thích nghi. Mọi người trân trọng quá khứ của bạn, nhưng chỉ đánh giá nó dựa trên những hoạt động và thử thách hiện tại. Nếu bạn không thay đổi kịp thời và phù hợp, đừng mong mọi người lắng nghe bạn. Chắc chắn họ sẽ không thuê bạn. Thích nghi là một phần công việc của bạn ở giai đoạn 3.

Danh mục thời gian: Bạn đầu tư vào bản thân như thế nào?

Nếu bạn hỏi một cố vấn tài chính nhiều kinh nghiệm làm thế nào để khoản đầu tư sản sinh tốt nhất theo thời gian, họ sẽ bảo rằng mấu chốt là sự phân bổ tài sản. Bạn có đầu tư vào đúng dự án và đúng thời điểm (cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa…) hay không?

Tương tự với sự nghiệp, câu hỏi phải là bạn đầu tư vào quỹ thời gian của mình thế nào?

Biểu đồ bên dưới được lập dựa theo những ví dụ thực tế của bản thân tôi cùng một vài nhân sự cấp cao tôi biết. Thường là có trung bình khoảng 100 giờ làm việc mỗi tuần và bạn cũng sẽ dễ dàng thực hiện bài tập này.

Tôi phân loại 100 giờ của tôi thành từng nhóm như công việc, gia đình, sức khỏe, dạy và học, cộng đồng. Không vấn đề gì nếu bạn dùng y hệt nhóm phân loại hoặc ước tính theo giờ chính xác. Áp dụng nó cho một vài người bạn biết, bạn sẽ hiểu được vấn đề.

Biểu đồ đầu tiên là tôi vào độ tuổi 30. Nó phản ảnh khá đúng bản thân tôi ở giai đoạn 1. Tôi thành một chuyên viên tại Ogilvy Canada, kết hôn và có 2 con.

Công việc – 60%: Như các đồng nghiệp, tôi làm việc cần mẫn và có thể làm 80 giờ/tuần nếu tôi thấy thực sự cần thiết, tuy nhiên tôi thấy rằng trên cơ bản tôi làm tối đa 60 giờ/tuần.

Gia đình – khoảng 20%: Bao gồm vài tiếng mỗi ngày với con cái vào giờ đi ngủ và các hoạt động gia đình vào cuối tuần. Không hẳn là Ông bố của năm nhưng tôi chưa bao giờ gọi dịch vụ trông trẻ.

Thư giãn cùng bạn bè – 10%: Thỉnh thoảng tôi cùng bạn bè ăn tối bên ngoài và uống cùng nhau mỗi tuần nhưng thường là trước màn hình TV.

Sức khỏe – 5%: Vào những năm tuổi 30, tôi tới phòng gym và tái khởi động “công cuộc” khúc gôn cầu giải cho hội bạn nhậu (beer league).

Cộng đồng – 2%: Công việc tình nguyện tối thiểu. Tôi bắt đầu tham dự vào một tổ chức thiện nguyện địa phương là Goodwill Industries.

Học và dạy – có lẽ là 3%: Tôi đã thực hiện một vài bài giảng chuyên môn trong một năm và một số buổi huấn luyện nhân viên tại chỗ làm.

Biểu đồ 2, khá tương phản, thể hiện tôi vào những năm tuổi 50.

Công việc vào tuổi này thường giảm xuống còn 45%, nhưng như đã nói, tôi đã tái đầu tư nhiều thời gian vào các hoạt động dạy và cố vấn. Vì thế tôi vẫn dành 60 giờ làm việc mỗi tuần nhưng bản chất công việc hơi khác.

Gia đình cũng không chiếm nhiều thời gian như trước vì hiện tại vợ chồng tôi không phải chăm chút cho “tổ ấm” nữa, thời gian dành cho gia đình giờ đây chủ yếu là những lúc chúng tôi đi du lịch cùng nhau.

Thời gian thư giãn ổn định ở khoảng 10%. Tôi vẫn cần nghỉ ngơi và uống cùng bạn bè. Bây giờ, khi xã giao với bạn, chúng tôi thường chơi ghita trong khi xem TV.

Tất cả mọi công việc, mọi thời điểm đều là phương thức để bộc phát, hãy thay đổi một chút để có cảm hứng và sự tươi mới.

Dạy và học là một sự thay đổi lớn với các công việc huấn luyện, dạy dỗ, truyền kiến thức và một loạt vai trò trong ban cố vấn chuyên môn, vốn tăng lên 20% khoảng thời gian hiện tại của tôi. Nó cũng bao gồm hoạt động học tập tích cực vốn khá quan trọng. Với tôi, mỗi sáng Thứ 7 sẽ bắt đầu lúc 8:30 với một bài học ghita. Không thể nào nghĩ về công việc được khi chơi Hendrix.

Sức khỏe vẫn chiếm 5% khoảng thời gian. Thỉnh thoảng tới phòng gym và chơi khúc gôn cầu vào tối Chủ Nhật là phần cần thiết để cân bằng cả một tuần của tôi.

Cộng đồng đóng vai trò lớn hơn vào những năm tuổi 50 so với trước đây. Nhiều người và công việc ở một vài tổ chức cho tôi cảm thấy công sức đóng góp của mình có ý nghĩa nào đó. Tôi không dùng năng lượng để làm việc, mà là vitamin và dưỡng chất tiếp sức cho tôi.

Hãy nhớ điều này: Tất cả mọi công việc, mọi thời điểm đều là phương thức để bộc phát, giống như một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Tôi rất thích thịt gà, nhưng lúc nào cũng chỉ ăn thịt gà sẽ làm tôi mệt mỏi và cáu bẳn. Tương tự với công việc, hãy thay đổi một chút để có cảm hứng và sự tươi mới.

Dưới đây là danh mục thời gian vào những năm tuổi 30 của một đồng nghiệp rất tài năng của tôi. Anh ấy làm việc cực kỳ siêng năng, không chỉ thỉnh thoảng mà lúc nào cũng vậy. Anh ấy hiếm khi có thời gian cho gia đình mình, anh ấy cũng muốn gặp bạn bè nhưng thường xuyên phải hủy bỏ vì lí do “tôi bận công việc quá”. Anh ấy để cuộc sống và ký ức trôi đi vì công việc. Đốt cháy tuổi 40, anh ấy thất nghiệp khoảng 2 năm và gần như suy sụp. Tôi tin rằng danh mục thời gian không đa dạng chính là yếu tố chủ yếu.

Quan điểm sau cùng về sự nghiệp

Giống nhiều người, bạn bỏ nhiều thời gian làm việc dưới áp lực, tại sao bạn không tái đầu tư 1 ít thời gian và nỗ lực để xem xét về chiến lược và con đường cho sự nghiệp của mình? Hãy thực hiện bài toán nghề nghiệp cơ bản, đầu tư vào kỹ năng mềm cần thiết, và những thứ sẽ đẩy bạn tiến lên phía trước. Hãy nói chuyện với cấp trên và ngưới cố vấn mà bạn tin tưởng nhất. Hãy bắt đầu định hình điểm mạnh bản thân và đánh thức đam mê của mình. Xem xét danh mục thời gian và suy nghĩ nên đầu tư thời gian quý báu của mình như thế nào? Nó có đang thay đổi liên tục không? Nó có đang tạo dựng kỹ năng và mối quan hệ mới không? Nó sẽ dẫn dắt bạn tới một điểm đến tốt hơn trong sự nghiệp của bạn chứ?

Hơn tất cả, hãy tận hưởng hành trình này, một hành trình rất dài.

Những công việc tôi được trả công và các bài học đem lại

Làm vườn (công việc đầu tiên): Giá trị của đồng tiền

Cào tuyết: Mùa đông Montreal dài muôn thuở

Lau cửa sổ: Công việc đáng giá không theo giờ

Sơn nhà: Sức mạnh của giới thiệu truyền miệng

Trông trẻ: Trách nhiệm

Chăm chó: Đương đầu với dị ứng

Mang túi golf: Dịch vụ khách hàng và khả năng chịu đựng

Trọng tài bóng chày: Phán quyết và đối phó với những người giận dữ

Nhân viên bán thảm: Bó sản phẩm với nhau

Bán báo từng nhà: Vượt qua nỗi sợ bị từ chối

Rửa bát dĩa: Sự khiêm tốn

Bartender: Thông cảm với khách hàng

Kế toán bảo hiểm: Các phương pháp kế toán GAAP

Nhân viên nghiên cứu thị trường: Chuyển đổi dữ liệu thành insight

Nhân viên bán rượu: Quảng cáo thực sự hiệu quả

Tư vấn marketing: Làm sao để làm rõ những khuyến cáo

Giám thị buổi thi: Tiền đến đều đều

Giảng viên đại học: Thống kê và nhân sự

Chủ tịch một công ty nhỏ: Làm sao để gây quỹ và trả nợ ngân hàng

Giám đốc thương hiệu: 1 thương hiệu không chỉ là 1 sản phẩm

Chuyên viên quảng cáo: Gần gũi với người tiêu dùng

Nhạc công chuyên nghiệp: Tiền không có trong tiếng đàn ghita và harmonica.

Bài toán sự nghiệp
Giai đoạn 1: Nạp năng lượng
Giai đoạn 2: Phát triển thế mạnh của bạn

Brian Fetherstonhaugh / Brands Vietnam
Nguồn Fast Company & Inc