Thăng tiến trong nghề nghiệp: Cách nghĩ để thành công (Phần 2)

Thăng tiến trong nghề nghiệp: Cách nghĩ để thành công (Phần 2)

Bài toán sự nghiệp cho ta thấy một kết quả lớn lao và tuyệt vời, sự nghiệp là một hành trình xuyên suốt, thông thường kéo dài hơn 40 năm và được chia thành 3 giai đoạn. Ở phần 2, chúng ta cùng xem kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn và cách thiết lập để tạo nên sự thành công lâu dài.

Giai đoạn 1: Nạp năng lượng

Có 3 loại năng lượng thúc đẩy sự nghiệp và để tận dụng tất cả lợi thế của giai đoạn 1, bạn cần tích trữ cả 3 loại năng lượng này:

  • Kỹ năng mềm
  • Kinh nghiệm thực tế
  • Mối quan hệ bền vững

Kỹ năng mềm không chỉ là kiến thức hoặc chuyên môn, nó còn là những kỹ năng cơ bản đặt nền móng cho một sự nghiệp thành công lâu dài.

  • Giải quyết vấn đề: Bạn có thể đánh giá vấn đề và lập kế hoạch kinh doanh?
  • Giao tiếp: Bạn có thể nói và viết một cách thuyết phục?
  • Bán hàng: Bạn có thể bán, thương lượng, và đạt được thỏa thuận?
  • Phân tích: Bạn có thể nhìn vào một loạt dữ liệu và tìm ra những insight quan trọng?
  • Đội nhóm: Bạn có thể huy động đội ngũ để hoàn thành mục tiêu?
  • Tài năng: Bạn có thể thu hút và phát triển những tài năng xung quanh mình?
  • Rủi ro và phán đoán: Bạn biết quá trình ra quyết định và chấp nhận rủi ro?

Đây là ba kỹ năng mềm sẽ định hình khả năng của bạn. Gọi là kỹ năng mềm vì bạn có thể áp dụng chúng vào từng công việc khác nhau và ở bất kỳ công ty nào.

Một điểm đặc biệt đáng chú ý trong các kỹ năng mềm là khả năng tận dụng Internet. Đó là một lợi thế cạnh tranh của bạn hay là một điểm bất lợi trong hiệu quả công việc?

Khi nói về kỹ năng Internet, tôi không nói tới tốc độ gõ bàn phím, số lượng ứng dụng bạn dùng, hay các thiết bị Internet bạn sử dụng, ý tôi là 3 kỹ năng Internet của bạn như:

Tìm kiếm trên mạng: Bạn tìm các nguồn thông tin nhanh và giỏi như thế nào? Internet thật sự là một bãi rác dữ liệu nên nhiệm vụ không chỉ là tìm kiếm thông tin không thôi, mà phải tìm đúng dữ liệu, đáng tin, mới mẻ và thật sự thuyết phục. Những người có thể tìm kiếm thông tin trên mạng một cách hiệu quả sẽ có những thuận lợi nhất định trong sự nghiệp của họ.

Khả năng sáng tạo nội dung: Khởi điểm cơ bản, bạn có biết cách đăng một tấm hình đẹp hoặc tạo một blog cá nhân không? Hơn nữa, tôi tin rằng mỗi cá nhân thời nay đều phải biết cách làm một bài thuyết trình dài tối thiểu 10 phút (bằng Keynote hay Powerpoint cũng được…) và một đoạn video đầy thuyết phục kéo dài 3 phút trên YouTube.

Khả năng xuất bản nội dung: Một khi bạn đã có nội dung, bạn có biết dùng Internet để truyền tải nó một cách hiệu quả? Yếu tố nào để thu hút 1.000 lượt xem trên YouTube? Bạn làm sao để người xem chia sẻ link của bạn? Có được kỹ năng này đồng nghĩa với việc tầm ảnh hưởng của bạn được gia tăng một cách đáng kể.

Ba kỹ năng mềm trên sẽ định hình khả năng của bạn. Gọi là kỹ năng mềm vì bạn có thể áp dụng chúng vào từng công việc khác nhau và ở bất kỳ công ty nào.

Những kinh nghiệm hữu ích đến từ các trải nghiệm thử thách và phát triển bản thân. Bạn sẽ phải ra khỏi vùng an toàn và xây dựng động cơ mới cho sự nghiệp. Bạn đã từng làm trong một tập đoàn lớn và một công ty khởi nghiệp chưa? Hay đi làm ở nước ngoài? Thành lập hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp mới? Quản lý trong giai đoạn khủng hoảng? Khởi đầu đầy rủi ro? Đặt mình vào trong một sự kiện mà bạn chịu trách nhiệm cho sự thất bại hay thành công của nó?

Thất bại đôi khi xảy ra nhưng điều quan trọng là bạn được học hỏi và áp dụng kinh nghiệm từ thất bại này cho những thành công trong tương lai.

Có nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn trở nên dễ thích nghi và linh hoạt hơn. Không chỉ phát triển mạnh trong môi trường được kiểm soát, như một bông hoa trong nhà kính, mà bạn còn đủ nghị lực để đứng vững trên đôi chân của mình và thu được kết quả trong những tình huống thay đổi nhanh và khác nhau.

Giai đoạn 1 là thời gian để bạn khám phá bản thân và khắc phục những điểm yếu của mình. Nếu bạn không giỏi khi phát biểu ở nơi công cộng, hãy tham gia các khóa học giao tiếp. Nếu cảm thấy khó khăn hoặc yếu kém so với các thành viên trong nhóm, hãy học về khả năng lãnh đạo. Học hỏi quan trọng hơn là thành công đơn thuần. Thất bại đôi khi xảy ra nhưng điều quan trọng là bạn được học hỏi và áp dụng kinh nghiệm từ thất bại này cho những thành công trong tương lai.

Các mối quan hệ bền vững bao gồm cả những thương hiệu bạn quạn lý và những người bạn đồng nghiệp sẽ theo bạn suốt cuộc hành trình.

Nhà tuyển dụng luôn là người quan trọng, và hiện tại họ càng quan trọng hơn bao giờ hết. Giờ đây, mạng xã hội như LinkedIn đã làm cho toàn thế giới có thể thấy được những công ty mà bạn từng làm việc. Bạn có tự hào về những công ty đó không? Họ nói gì về bạn? Bạn được biết tới như thế nào khi bạn làm ở đấy (cả mặt tích cực lẫn tiêu cực)?

Nếu muốn biết các nhà tuyển dụng có danh tiếng gì, hãy tham khảo các nguồn như danh sách Những thương hiệu đáng giá nhất của thế giới (của BrandZ thuộc WPP) hoặc Những công ty đáng mơ ước nhất (của Tạp chí Fortune). Tôi không khuyến khích các bạn chỉ làm việc cho các công ty nổi tiếng, nhưng nếu được vậy thì quá tốt.

Tất cả mối quan hệ cá nhân rất quan trọng, bao gồm:

1. Cấp trên: Đây là mối quan hệ số 1 bạn cần trải nghiệm. Không ai có tác động nhiều bằng sếp trực tiếp của bạn (dù là tốt hay xấu). Bạn có học được những kinh nghiệm hay nhất và những thói quen tốt nhất? Bạn có đang làm việc cho một chuyên gia thực thụ? Bạn có được học hỏi từ một doanh nhân thực thụ, người sẽ dạy bạn về các rủi ro và những kỹ năng mềm khác?

2. Khách hàng: Những mối liên hệ cá nhân đều cần thiết trong mọi ngành nghề, đặc biệt là marketing, kinh doanh và dịch vụ. Sẽ thật là tuyệt vời khi khách hàng đánh giá cao và sẵn sàng đi theo bạn nếu bạn đổi công việc, đổi công ty hoặc thậm chí là đổi lĩnh vực làm việc. Tôi đã thử hỏi nhân viên của tôi tại Ogilvy rằng: Nếu đăng bản thân bạn trên eBay, khách hàng nào sẽ “đấu giá” cho bạn và yêu cầu vì tên tuổi bạn?

Đừng bi quan, cuộc chơi chưa kết thúc, nó chỉ mới bắt đầu. Tập trung học hỏi và trải nghiệm. Hãy nghĩ về tiến trình và đường tắt.

3. Đối tác kinh doanh: Bạn có đang được làm việc cùng những đối tác kinh doanh tuyệt vời, những nhà tư vấn, agency, dịch vụ công nghệ, nhà tuyển dụng, những người có thể hỗ trợ và giúp đỡ ngay cả khi sự nghiệp của bạn đang xuống dốc? Càng lên cao, sự nghiệp càng trở nên đơn độc và đáng sợ. Càng lên cao, bạn thường muốn biết tất cả các câu trả lời và đôi khi đồng nghiệp trở thành những đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, không gì tốt hơn khi bạn có một danh sách những người có thể đứng về phía bạn.

4. Tài năng xung quanh bạn: Bạn có được gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu và những chuyên gia thực sự trên con đường nghề nghiệp? Sau đây là một câu hỏi hay cho chính bạn: “Nếu tôi bắt đầu một công ty, tôi sẽ chọn ai xung quanh mình để làm việc cùng (và họ có chấp nhận khi tôi ngỏ ý)?”

Đây là một thông điệp quan trọng cho giai đoạn 1 – đặc biệt với thế hệ từ 8x trở đi. Đừng bi quan nếu bạn chưa phải là một Giám đốc cấp cao hay CEO của một công ty start-up vào tuổi 28. Cuộc chơi chưa kết thúc, nó chỉ mới bắt đầu. Tập trung học hỏi và trải nghiệm. Hãy nghĩ về tiến trình và đường tắt. Thay vì băn khoăn và bị ám ảnh, hãy bắt đầu xây dựng những hoạt động thường ngày góp phần thiết lập kỹ năng cho sự nghiệp của bạn.

Nếu đang tích góp các kỹ năng mềm, những kinh nghiệm hữu ích cùng mối quan hệ bền vững xuyên suốt ở giai đoạn 1, thì bạn đã đang nạp đầy năng lượng và định hướng bản thân trên con đường sự nghiệp phía trước. Khi đó, giai đoạn này sẽ khép lại với một nền tảng vững chắc và tràn đầy năng lượng.

Bài toán sự nghiệp
Giai đoạn 2: Phát triển thế mạnh của bạn
Giai đoạn 3: Chuyển giao

Brian Fetherstonhaugh / Brands Vietnam
Nguồn Fast Company & Inc