Quảng cáo gây hiểu nhầm, nước ngọt 7Up bị kiện tại Mỹ

CSPI đã gửi đơn kiện đến hãng sản xuất loại nước ngọt này, Dr Pepper Snapple Group, với lý do lời quảng cáo về công dụng chống oxy hoá của 7UP chỉ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng mà còn vi phạm luật quảng cáo Mỹ.

Vụ kiện được đệ trình hôm thứ năm tại Tòa án Mỹ tại quận California, cáo buộc 7UP phải điều chỉnh những quảng cáo sai lệch. Thay vì quảng cáo cung cấp vitamin E, hãng này đã cố gây ấn tượng với người tiêu dùng bằng việc nhấn mạnh công dụng chống oxy hoá từ trái cây.

Nước ngọt 7Up loại mới có tác dụng chống oxy hóa

Quảng cáo của nước ngọt 7UP anh đào chống oxy hoá

CSPI cũng nhắc lại việc Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã nghiêm cấm các công ty bánh kẹo, nước ngọt quảng bá sản phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng.

Ông David Green, người khởi kiện, là một khách hàng tại California đã mua sản phẩm 7Up "chống oxy hoá" và đinh ninh rằng loại nước ngọt này sẽ cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể mình.

Dòng sản phẩm chống oxy hóa của 7UP bao gồm: 7UP anh đào, 7UP việt quất, 7UP lựu được tung ra thị trường năm 2009. Mặc dù các hình ảnh của quả anh đào, dâu tây, việt quất, mâm xôi và lựu xuất hiện trên bao bì của7UP nhưng các loại đồ uống này không hề chứa một chút trái cây hoặc nước trái cây của bất cứ loại quả nào.

ước ngọt 7Up và nhiều loại nước ngọt khác vi phạm luật quảng cáo

Nước ngọt 7UP và nhiều loại nước ngọt khác vi phạm luật quảng cáo

Trong đơn kiện, giám đốc điều hành CSPI, ông Michael F. Jacobson cho biết: "Loại nước ngọt 7Up này giống như những loại đồ uống có đường khác, gây béo phì, tiểu đường, sâu răng, và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, và không chất chống oxy hóa nào có thể giảm bớt những nguy cơ trên".

Ông nhấn mạnh: "Thêm một chất chống oxy hóa vào nước ngọt như thêm tinh dầu bạc hà vào một điếu thuốc - hay thêm bất cứ thứ gì cũng không thể làm cho một sản phẩm nguy hiểm trở thành lành mạnh."

Đại diện từ Dr Pepper và FDA hiện chưa có phản hồi nào khi CPSI yêu cầu đưa ra bình luận.

Đây không phải là lần đầu tiên một nhà sản xuất nước giải khát gặp rắc rối với các vụ kiện về thông tin dinh dưỡng.

Trong năm 2007, CSPI đã khởi kiện Cadbury-Schweppes (sau này trở thành một phần của tập đoàn Dr Pepper Snapple) khi tiếp thị 7Up là "hoàn toàn tự nhiên." Sau đó, công ty này đã dừng quảng cáo theo cách trên.

Trong năm 2008, FDA đã gửi công ty Coca-Cola một lá thư cảnh báo do ghi nhãn không phù hợp với hàm lượng dinh dưỡng thật sự trên chai nước ngọt Diet Coke Plus. FDA phản đối nhãn mác mô tả đồ uống là "Diet Coke với các Vitamin và khoáng chất." Loại nước ngọt này về sau không còn lưu hành trên thị trường, tuy nhiên Coca-cola không lý giải nguyên nhân.

FDA nhấn mạnh việc quảng cáo các chất dinh dưỡng được bổ sung trong thức ăn nhanh hay đồ uống có ga là bất hợp pháp.

Trong năm 2010, FDA đã cảnh báo các nhà sản xuất gừng khô Canada và trà Lipton (sản xuất bởi Dr Pepper Snapple Group và Unilever) về việc tuyên bố thành phần dinh dưỡng vô căn cứ.

Tại Việt Nam, nước ngọt 7UP là nhãn hiệu nước giải khát nổi tiếng và quen thuộc. Một số dòng sản phẩm của 7Up có mặt tại các quốc gia lớn trên thế giới cũng có mặt ở Việt Nam, chủ yếu được bán ở các cửa hàng, khu vực chuyên rượu, bánh kẹo và nước ngọt ngoại nhập.

Nguồn Dùng hàng Việt