Sách gối đầu giường cho ai ghiền Mobile Marketing

Đại đa số người Việt Nam cho rằng Mobile Marketing hay SMS Marketing chỉ là spam. Đúng nhưng chưa đủ, spam là một phần tà đạo trong tổng thể Mobile Marketing. Có một cách để bạn hiểu được bức tranh tổng thể về Mobile Marketing tại Việt Nam từ 10 năm trước bao gồm cả chính đạo lẫn tà đạo.

Lang thang qua các hiệu sách như Phương Nam, Fahasa cho đến các “hiệu sách online” như Tiki hay Vinabook, tôi không tìm thấy cuốn sách nào nói về Mobile Marketing dù là sách của người Việt hay sách dịch. Nhưng tầm 20/10, sẽ có một cuốn sách nói về Mobile Marketing xuất hiện.

Tôi đang nói về cuốn Tiếp Thị Di Động: Chuyện bây giờ mới kể.

Cuốn sách này,

Đọc nó, các bạn sẽ có những sáng cuối tuần cafe cười nắc nẻ vì nó không hề giống một cuốn sách chuyên ngành dễ tiêm thuốc ngủ vào đầu bạn.

Đọc nó, các bạn sẽ có một kiến thức nền tảng chứ không phải “dân tay ngang” đọc đủ thứ bài vô thưởng vô phạt trên Internet rồi ghi vô CV “Tôi biết làm Mobile Marketing” rồi suốt ngày đề xuất “đi tiếp thị bằng tin nhắn”.

Đọc nó, tôi tin là bạn đủ tự tin cầm CV apply vào mấy công ty có làm về mobile như VNG, VC Corp, ME Corp… và tùm lum công ty khác.

Đọc nó, các bạn sẽ biết được hậu trường sân khấu ngành này cũng “không thua kém” hậu trường ánh đèn showbiz. Có những chuyện thâm cung bí sử mà tôi đảm bảo chỉ có sách này dám phanh phui. (May mà NXB vẫn quyết định giữ lại chứ đụng chạm quá thể mà).

Trích đoạn:

Anh rể hỏi: Ở Sài Gòn em làm gì?

Dạ, các dịch vụ liên quan đến tin nhắn!

Mấy cái tin spam anh hay nhận được á hả?

… [Đứng hình! Đứng riết quen đến mức biết người ta sẽ nói gì sau đó!]

Dân thành thị (mà ít nhất trong ngành công nghệ hoặc tiếp thị)

Nay em làm gì?

Dạ, mobile!

Wow, cái này hot nha? Có game gì hay kể nghe em!

OTP là viết tắt ba chữ cái đầu tiên của One Time Password, tạm dịch là mật khẩu dùng một lần. Có những thứ chỉ dùng một lần, ví dụ như thiệp cưới, tăm xỉa răng hay… bao cao su.

SMS là viết tắt của Short Message Services, là những thông điệp, những tin nhắn ngắn được truyền tải giữa hai thiết bị di động. SMS là một dạng tin nhắn, cụ thể là tin nhắn truyền thống với những đặc điểm như còn lệ thuộc vào nhà mạng, phải trả phí. Ngày nay, một tin gửi qua Viber hay Facebook Messenger cũng gọi là một tin nhắn.

Mobifone, thành lập 1993, là nhà mạng đầu tiên của Việt Nam. Những ngày đầu phải hợp tác với tập đoàn viễn thông Comvik của Thụy Điển (từ 1995) và phải mất 12 năm ròng rã mới trở về điểm hòa vốn, trong khi nhận được sự đầu tư và hậu thuẫn rất lớn của nhà nước. Mobifone từng trực thuộc Tập đoàn VNPT nhưng hạch toán độc lập và đã trì hoãn IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) từ rất nhiều năm và đang rất được các nhà mạng lớn của nước ngoài như Orange, Vodafone dòm ngó và kiên nhẫn theo đuổi. Mobifone đóng góp 80% lợi nhuận và 30% doanh thu của tập đoàn VNPT. Hiện Mobifone chiếm giữ 21,04% thị phần*.

Viettel, công ty được đánh giá là phát triển thần kỳ nhất Việt Nam về chất lượng, dịch vụ, mức độ tăng trưởng. Theo một thống kê gần đây, Viettel đã vượt xa VNPT đến 2 tỷ USD doanh thu năm 2013. Cụ thể, doanh thu của VNPT ước tính 119.000 tỷ đồng trong khi con số của Viettel là 162.886 tỷ đồng (nguồn: báo ICTNews.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Thông Tin và Truyền Thông). Viettel từ lâu đã qua mặt Mobifone để vươn lên vị trí số 1 về thị phần thuê bao ĐTDĐ cả nước với 44,05%*. Viettel là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam có mặt ở khắp năm châu.

Làm kinh doanh đầu số khá vất vả. Trên thì bị nhà mạng chèn ép từ chính sách, đối soát, thời hạn thanh toán. Dưới thì bị CP cạnh tranh lẫn nhau, phá giá…Nếu bạn lấy 15%, sẵn sàng có bạn khác chỉ lấy 14%, 13%, 12%, thậm chí tôi còn biết có bạn chỉ lấy 8% và dành đến 92% cho đối tác, nhưng đến khi đòi tiền thì có thể dùng từ là “chảy máu mắt”. Của rẻ là của ôi và cái gì cũng có cái giá của nó cả.

Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn” còn cú pháp là cánh cửa tâm hồn để mở toang cơ hội nhà cung cấp nội dung số (CP) thu tiền người dùng. Tất cả các giao dịch trong ngành dịch vụ giá trị gia tăng thì có đến khoảng 80% là liên quan đến cú pháp : Nạp tiền, truy vấn số dư, bla bla bla… đều phải nhắn một cái gì đó về 8XXX / 6XXX. “Cái gì đó” chính là cú pháp.

Xổ số là con gà đẻ trứng vàng của ngành nội dung số. Bạn có thể giật mình bởi câu chuyện sau đây: VMG (Vietnamnet Media Group) – nhà cung cấp nội dung sốlớn nhất Việt Nam, doanh thu hằng tháng hơn 60 tỷ cho riêng mảng nội dung số (họ còn nhiều mảng kinh doanh khác). Trong đó, 50% (tương đương 30 tỷ, tức là khoảng 1 tỷ/ ngày) là đến từ xổ số. Bạn có tin mỗi tin nhắn tra kết quả xổ số chỉ lấy của người dùng 500 – 1.000 đồng mà phải trả cho nhà mạng từ 70 – 60% (coi như chỉ còn lại 100 – 400 đồng/ tin nhắn), thế mà họ đạt doanh thu mà kể cả các ngành khác cũng phải thèm.

- Xin đầu số 8XXX có khó không?

- Thi đại học khó không? Khó? Khó sao có người đậu, khó sao có thủ khoa? Khó hay dễ là do mình có biết (điều) hay không!

Khi nhắn tin yêu cầu lên, không trả phản hồi về mà vẫn trừ tiền, 99% là nhà cung cấp đó đang chơi chiêu lừa đảo.

Một câu chuyện mà tôi đắn đo rất nhiều khi quyết định sẽ kể lại cho các bạn, đắn đo vì liệu có nên hay không, đắn đo vì có một câu nói “có những bí mật cần được chôn vùi”, đắn đo vì đây là câu chuyện đã giúp nhiều người trong ngành tin nhắn trong thời gian ngắn có thể sắm nhà, sắm xe… Câu chuyện mang tên “Rửa SIM”.

...

Thông tin buổi ra mắt sách:

  • Thời gian: 2:00pm ngày 10/10/2015
  • Địa điểm: Zest Bistro Café, số 5 Tôn Đức Thắng, Q1 (nằm trong Bảo tàng Tôn Đức Thắng)
  • Đăng ký tại đây http://bit.ly/ramatsach
  • Lệ phí tham dự: 120.000đ (bao gồm Sách & Nước)

Không gian có hạn nên ưu tiên cho những ai đặt chỗ trước nhé!

Thay vì email và để tiện việc quản lý, anh chị & các bạn vui lòng order sách tại link này nha http://bit.ly/ordersachcuatam

Giá bìa: 75.000đ

Nguồn Vũ Hoàng Tâm